Mỹ-Australia cảnh báo Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông
Bộ trưởng hai nước Mỹ và Australia đưa ra những cảnh báo đối với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông sau buổi họp kéo dài hai ngày ở Boston.
Phát biểu sau cuộc họp thường niên kéo dài hai ngày ở Boston, các bộ trưởng Mỹ và Australia đã kêu gọi tất cả các bên liên quan tới cuộc tranh chấp Biển Đông “ngừng hoạt động cải tạo đất và quân sự hóa”.
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, Ngoại trưởng John Kerry cùng Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne trong cuộc họp báo hôm 13/10 ở Boston.
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter phát biểu, hai nước (tức Mỹ và Australia) mong muốn một giải pháp hòa bình cho tranh chấp ở Biển Đông này và phản đối “sự ép buộc và hành vi xâm phạm các quy định của luật pháp quốc tế”.
“Mỹ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép…và Biển Đông không phải là một ngoại lệ”, Bộ trưởng Carter hôm 13/10 nói với các phóng viên trong cuộc họp báo có sự tham gia của Ngoại trưởng John Kerry, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne.
Trong khi đó, cuối tuần qua, Trung Quốc thông báo về lễ khách thành và chính thức đưa vào hoạt động hai ngọn hải đăng mà nươc này xây dựng trái phép ở đá Châu Viên và đá Gạc Ma thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cho hay, Washington và Canberra có cùng chung quan điểm đối với cuộc tranh chấp kéo dài ở Biển Đông.
“Chúng tôi không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp này. Tuy nhiên, chúng tôi thúc giục tất cả các bên chớ có hành động đơn phương hay theo cách có thể khiến căng thẳng leo thang”, bà nói. Ngoại trưởng Bishop hoan nghênh cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc Trung Quốc không có ý định quân sự hóa trên các đảo nhân tạo này. Cuối cùng, bà Bishop bày tỏ hi vọng, Bắc Kinh sẽ thực hiện theo đúng cam kết này.
Video đang HOT
Hiện nay, có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng nổi lên cho thấy, Mỹ đang lên kế hoạch đưa tàu hải quân tới gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp phi pháp ở Biển Đông để làm nhiệm vụ tuần tra.
Thanh Nga (theo DW)
Theo_Kiến Thức
Đàm phán hạt nhân Iran kéo dài lần cuối?
Iran và nhóm P5 1 vừa nhất trí kéo dài cuộc đàm phán hạt nhân hiện nay đến ngày 10/7 tới.
Đây có thể là cơ hội cuối cùng để các bên đạt được một thỏa thuận lâu dài cho chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng cấp Iran Zarif thảo luận về tương lai chơng trình hạt nhân của Iran (Ảnh AP)
Reuters dẫn một nguồn tin ngoại giao phương Tây cho biết, các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran không phải là "vô hạn định" và việc các bên gia hạn thêm 2 ngày là vì họ thấy có khả năng đạt được một thỏa thuận tổng thể và lâu dài.
Phát biểu khi rời khỏi cuộc đàm phán ở Vienna, Áo, ngày 7/7, Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách An ninh và Đối ngoại Federica Mogherini đã khẳng định, các bên sẽ tiếp tục thương lượng để đạt được một thỏa thuận cuối cùng.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Philip Hammod nhận định, các bên đang có "thiện chí rõ ràng" để hoàn tất thỏa thuận này. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng, quyết định cuối cùng mà các bên phải đưa ra sẽ rất khó khăn.
"Chúng tôi vừa đạt được một điểm trong các cuộc thảo luận nhưng bây giờ vẫn còn phần việc của các quan chức phụ trách soạn thảo văn bản. Các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục trong đêm nay và ngày mai ở cấp độ quản lý về mặt chính trị", ông Hammond nói.
Ngoại trưởng Anh sẽ trở lại Vienna trong đêm 8/7 và đại diện các cường quốc khác cũng dự kiến có mặt tại đây ngày mai để hoàn tất thỏa thuận hạt nhân tổng thể và lâu dài với Iran.
Các nước phương Tây yêu cầu thỏa thuận cuối cùng phải có 3 điểm, đó là giới hạn hoạt động nghiên cứu và phát triển hạt nhân của Iran, tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt nếu nước này vi phạm thỏa thuận và đánh giá nguy cơ quân sự hóa các hoạt động hạt nhân của Iran trong quá khứ.
Tuy nhiên, Iran đang lừng chừng trước những đòi hỏi của phương Tây về những cuộc thanh tra các địa điểm quân sự của họ để xác minh Tehran có tuân thủ thỏa thuận hay không.
Thậm chí, các nhà đàm phán Iran dường như cho rằng họ đang ở thế thượng phong khi hồi đầu tuần này bất ngờ yêu cầu thỏa thuận cuối cùng phải bao gồm việc dỡ bỏ lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc đối với chương trình tên lửa đạn đạo và hoạt động buôn bán vũ khí của nước này.
Tất nhiên, khi các bên vẫn đang nhích từng ly để thu hẹp bất đồng thì Mỹ và các đồng minh phương Tây không thể chấp nhận lùi một bước lớn như vậy trước Iran. Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, đây là "vấn đề lớn duy nhất" còn lại trong đàm phán hạt nhân Iran.
Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran Abbas Araqchi khẳng định, Tehran không đặt ra bất cứ thời hạn chót nào và sẽ tiếp tục đối thoại nếu cần thiết.
Người phát ngôn Chính phủ Mỹ Josh Earnest ngày 7/7 cũng cho rằng, việc gia hạn đàm phán hạt nhân Iran sẽ đem lại cơ hội để giải quyết những khác biệt giữa các bên và Mỹ sẽ không rời khỏi bán đàm phán chừng nào tiến trình này còn tỏ ra hiệu quả.
"Như Ngoại trưởng John Kerry đã nói, chúng ta chưa bao giờ tiến gần đến một thỏa thuận cuối cùng như lúc này dù vẫn còn một số bất đồng nhưng điều đó cũng cho thấy rằng cuộc đàm phán này đáng để tiếp diễn. Chúng tôi tập trung vào chất lượng của thỏa thuận này, vào sự hữu ích của việc tiếp tục đối thoại và chúng tôi muốn đảm bảo rằng một kế hoạch hành động chung vẫn luôn sẵn sàng", ông Earnest nói.
Tuy nhiên, quyết định gia hạn đàm phán với Iran đồng nghĩa với việc thỏa thuận về vấn đề này sẽ không được trình lên Quốc hội Mỹ trước thời hạn chót mà các nghị sỹ nước này đề ra là vào ngày 9/7 để họ xem xét văn bản này trong vòng 30 ngày tới.
Nếu chậm trễ chỉ một ngày, thỏa thuận này có nguy cơ bị "cầm chân" tại Quốc hội Mỹ đến 60 ngày vì vướng vào kỳ nghỉ tháng 8 tới của các Nghị sỹ trong khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama thì đang lại lo ngại "đêm dài lắm mộng".
Lo ngại này không phải không có cơ sở vì đồng minh Israel, với ảnh hưởng đến phe Cộng hòa đang nắm cả 2 viện Quốc hội Mỹ, có thể vận động hành lang để cơ quan này gây khó dễ cho thỏa thuận với Iran.
Israel đã từng làm điều đó khi Thủ tướng Bengiamin Netanyahu phát biểu trước Quốc hội Mỹ hồi tháng 3 vừa qua và không có gì đảm bảo họ sẽ không lặp lại chiến thuật này.
Mặc dù vậy, Nhà Trắng vẫn phải để ngỏ khả năng kéo dài thỏa thuận tạm thời mà các bên nhất trí từ tháng 11/2013 để tránh cho Tổng thống Obama phải đưa ra những phương án thay thế cho giải pháp ngoại giao, chẳng hạn như một cuộc đối đầu quân sự.
Ý tưởng kéo dài thỏa thuận tạm thời này, nếu phải triển khai, sẽ nhận được sự ủng hộ của phe Cộng hòa, trong đó có Thượng nghị sỹ bang Tennessee, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ Bob Corker.
Điều này cũng xoa dịu được đồng minh Israel bởi trong một cuộc phỏng vấn tháng trước, Bộ trưởng Năng lượng Israel Yuval Steinizt đã bình luận rằng, nếu nhóm P5 1 phải gia hạn thỏa thuận tạm thời với Iran đến lần thứ ba hay thứ tư thì vẫn tốt hơn là ký vào một thỏa thuận chưa chín muồi./.
Diệu Hương Tổng hợp
Theo_VOV
Choáng ngợp 10 lễ hội hoa rực rỡ nhất hành tinh Du khách chắc hẳn sẽ có những giây phút thư giãn thoải mái khi thả mình vào những lễ hội hoa rực rỡ nhất hành tinh này. Lễ hội hoa Madeira được tổ chức vào mùa xuân mỗi năm tại thành phố Funchal, Bồ Đào Nha. Flower Carpet (Thảm hoa) là một trong những lễ hội hoa rực rỡ nhất hành tinh. Vào...