Mỹ áp dụng thêm biện pháp trừng phạt đối với công ty bảo mật Kaspersky Lab
Bộ Tài chính Mỹ ngày 21/6 đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 12 lãnh đạo cấp cao của công ty bảo mật AO Kaspersky Lab do các nguy cơ liên quan đến an ninh mạng.
Kaspersky Lab là một trong những công ty phần mềm diệt virus hàng đầu của Nga. Ảnh: Kasperskylab.com
Phát biểu khi công bố biện pháp trừng phạt, trong đó có giám đốc vận hành, giám đốc phát triển kinh doanh, giám đốc pháp lý của Kaspersky, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phụ trách khủng bố và tình báo tài chính Brian Nelson cho biết động thái trên là nhằm bảo vệ công dân của nước này. Theo đó, các công dân và công ty Mỹ sẽ không được mua bán hoặc giao dịch tài chính với những người có tên trong danh sách và các tài sản của Kaspersky tại Mỹ sẽ bị đóng băng.
Động thái trên diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Bộ Thương mại Mỹ cấm bán phầm mềm diệt virus Kaspersky tại Mỹ từ ngày 29/9 do “lo ngại an ninh quốc gia”.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố, Kaspersky đã phản đối quyết định trên của Bộ Tài chính Mỹ, cho rằng lệnh trừng phạt là “vô căn cứ”, dựa trên “suy đoán thuần túy, thiếu bằng chứng cụ thể về mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ”. Theo Kaspersky, việc Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với giới lãnh đạo và bản thân công ty này không dựa trên “đánh giá toàn diện” về sản phẩm và hoạt động của công ty.
Trước đó, Moskva cũng ra tuyên bố phản đối quyết định cấm bán phần mềm diệt virus của Kaspersky tại Mỹ. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định: “Kaspersky Lab là công ty có tính cạnh tranh rất, rất cao trên cấp độ quốc tế”, đồng thời cho rằng đây là “biện pháp cạnh tranh không lành mạnh”.
AO Kaspersky là một trong hai đơn vị của Kaspersky Lab bị Mỹ đưa vào danh sách hạn chế thương mại ngày 20/6.
Ngoài trụ sở chính tại Moskva, Kaspersky có văn phòng tại 31 quốc gia trên thế giới, phục vụ hơn 400 triệu người dùng và 270.000 khách hàng doanh nghiệp tại hơn 200 quốc gia.
EU điều tra Italy liên quan việc cắt giảm nhựa sử dụng một lần
Ngày 23/5, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo đang điều tra Italy vì cho rằng nước này không thực hiện các hướng dẫn nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.
Italy là một trong những nước đầu tiên ủng hộ các nỗ lực của châu Âu nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do đồ nhựa sử dụng một lần, song trong những năm gần đây quốc gia này phản đối việc mở rộng các quy định liên quan.
Năm 2021, Italy đã bị Liên minh châu Âu (EU) điều tra và phát hiện rằng các quy định của nước này về sản phẩm nhựa sử dụng một lần không tuân thủ các quy định của EU. Sau đó, Italy chính thức "chuyển đổi" các quy định của EU về sản phẩm nhựa dùng một lần thành luật. Tuy nhiên, vấn đề này một lần nữa gây chú ý vào năm ngoái, khi Italy và Phần Lan cảnh báo sẽ nới lỏng các quy định của EU về bao bì nhựa dùng một lần.
Thông báo của EC cho biết Italy đã không thực hiện "đầy đủ và chính xác" các quy định về đồ nhựa sử dụng một lần, vốn được coi là đóng vai trò thiết yếu trong Chiến lược về nhựa và Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn của EU.
Nội các Italy cùng ngày xác nhận đã nhận được thông báo điều tra của EC.
Theo EC, Italy có thời gian 2 tháng để khắc phục các vấn đề được nêu trong kế hoạch trên. Nếu không tuân thủ, quốc gia này có thể sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt của EC.
Phương Tây đánh giá hiệu quả hạn chế xuất khẩu LNG từ Nga Các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho rằng các nước thành viên sẽ mất nhiều tuần để đưa ra các biện pháp trừng phạt tiếp theo nhằm vào Nga dù họ ủng hộ các biện pháp này, trong đó có cả việc lần đầu tiên hạn chế xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga. Dự án Sakhalin...