Mỹ áp đặt trừng phạt mới đối với ngành dầu mỏ Iran
Ngày 31/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế mới nhằm vào lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ của Iran, cùng với hai ngân hàng của Trung Quốc và Iraq có liên quan.
Mỹ tiếp tục “khóa chặt” ngành dầu mỏ của Iran.
Trong tuyên bố do Nhà Trắng đưa ra, Tổng thống Obama cho biết những biện pháp mới này nêu bật quyết tâm của Mỹ buộc Iran “phải thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của họ” trong quá trình đàm phán hạt nhân.
Video đang HOT
“Các biện pháp trừng phạt mới sẽ ngăn chặn Iran thiết lập các cơ chế thanh toán cho việc mua bán dầu,vốn đang được nước này sử dụng nhằm vô hiệu hóa các biện pháp trừng phạt hiện hành”, ông Obama nêu rõ.
Tuyên bố của Nhà Trắng cũng cảnh báo các biện pháp trừng phạt mới sẽ được áp dụng đối với bất cứ thực thể nào mua dầu của Iran.
“Washington sẽ có những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với những công ty giao dịch với Công ty Dầu mỏ quốc gia Iran, Công ty thương mại Naftiran hay Ngân hàng Trung ương Iran. Các công ty giúp Iran mua USD hay kim loại quý cũng nằm trong diện này”, tuyên bố viết.
Cũng theo tuyên bố trên, Ngân hàng Kunlun ở Trung Quốc và Ngân hàng Hồi giáo Elaf ở Iraq đã dàn xếp những giao dịch trị giá hàng triệu USD với các ngân hàng Iran đang nằm trong diện bị trừng phạt. Vì vậy, hai thể chế này sẽ bị từ chối tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ.
Quyết định trừng phạt mới được đưa ra ngay sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo khủng bố hàng năm, trong đó xếp Nhà nước Hồi giáo Iran vào nhóm “quốc gia tài trợ tích cực cho khủng bố”.
Theo Dân Trí
Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt kinh tế
Ngày 12-6, Ngoại trưởng Hillary Clinton loan báo Mỹ sẽ không trừng phạt kinh tế đối với Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ cùng 4 nước và lãnh thổ khác, ngoại trừ TQ, do đã cắt giảm đáng kể lượng dầu nhập khẩu từ Iran.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bắt tay Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tại hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Bắc Kinh ngày 7-6 - Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Mỹ cho biết Malaysia, Nam Phi, Sri Lanka và Đài Loan cũng không bị trừng phạt cùng với danh sách vốn đã bao gồm Nhật Bản và 10 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
AFP cho biết Mỹ đã nhẹ tay với các quốc gia và lãnh thổ trên, nhưng vẫn cứng rắn với Trung Quốc, một khách hàng lớn của Iran. Theo Cục Thông tin năng lượng Mỹ, Trung Quốc nhập khoảng 20% nhu cầu dầu từ Iran. Các nguồn tin ngoại giao cho biết hiện Mỹ và Trung Quốc vẫn đang đàm phán. Dự kiến Mỹ sẽ bắt đầu trừng phạt các tổ chức tài chính có làm ăn với Ngân hàng Trung ương Iran, cơ quan xử lý việc xuất khẩu dầu, từ ngày 28-6.
Tân Hoa xã dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh việc mua dầu từ Iran là hoàn toàn hợp pháp và minh bạch. Bắc Kinh phản đối việc một quốc gia đơn phương áp đặt lệnh trừng phạt lên một quốc gia khác. Dù vậy, một số chuyên gia quốc tế nhận định dù Bắc Kinh đang tỏ vẻ cương quyết, song cũng đã âm thầm đa dạng hóa nguồn cung của mình.
Washington trước đó đã yêu cầu các nước giảm nhập khẩu dầu của Iran nhằm cô lập nước này hơn nữa do bị nghi ngờ đang tìm cách sở hữu bom hạt nhân dưới vỏ bọc của chương trình hạt nhân dân sự.
Theo Tuổi Trẻ
Thủ tướng Israel: Lệnh cấm vận chẳng có tác dụng gì với Iran Hôm qua, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng các lệnh cấm vận đã thất bại trong việc buộc Iran ngừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng các lệnh cấm vận không có tác dụng gì với Iran - Nguồn: AFP "Các lệnh cấm vận đúng là mạnh mẽ và đau đớn, nhưng...