Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga
Ngày 15/1, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine, trong đó tập trung vào lĩnh vực năng lượng và công nghiệp quốc phòng của Nga.
Đây cũng là nỗ lực mới nhất của Washington nhằm gây sức ép đối với Moskva trong bối cảnh nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden sắp kết thúc.
Trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ các lệnh trừng phạt mới nhằm vào gần 100 thực thể, trong đó bao gồm nhiều ngân hàng và công ty của Nga đang hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, vốn đã từng bị Mỹ trừng phạt trước đây.
Thông báo nhấn mạnh động thái trên nhằm tăng cường sức ép trừng phạt đối với các thực thể quan trọng của Nga. Bên cạnh đó, Washington cũng đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn khả năng né tránh các lệnh trừng phạt của Nga thông qua các ngân hàng ở nước ngoài.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông qua các lệnh trừng phạt nhằm vào hơn 150 thực thể và cá nhân, trong đó gồm nhiều công ty trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Nga.
Video đang HOT
Giới chức Mỹ khẳng định mục tiêu của các lệnh trừng phạt mới nhằm gửi đi thông điệp rõ ràng tới các tổ chức tài chính và các công ty đang kinh doanh với Nga đồng thời hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng của Moskva rằng điều này có thể khiến họ đứng trước nguy cơ bị trừng phạt.
Bên trong gói biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt nhất của Mỹ với dầu khí của Nga
Các lệnh trừng phạt này là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cung cấp cho Ukraine khoảng 64 tỷ USD viện trợ quân sự kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bắt đầu.
Một cơ sở khai thác dầu khí của Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Ngày 10/1, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã áp đặt gói trừng phạt toàn diện nhất từ trước đến nay, nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Liên bang Nga, nhằm tạo lợi thế cho Kiev và chính quyền sắp tới của ông Donald Trump đạt được thỏa thuận hòa bình ở Ukraine.
Động thái này nhằm cắt giảm nguồn thu từ dầu khí của Liên bang Nga, vốn được cho là đang tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2/2022 và tới nay khiến hàng chục nghìn người thiệ.t mạn.g hoặc bị thương và phá hủy nhiều thành phố.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, ông John Kirby cho biết thời điểm áp đặt lệnh trừng phạt được lựa chọn vì "thị trường dầu mỏ hiện đang ở trạng thái ổn định hơn" và nền kinh tế Mỹ đã sẵn sàng hơn để chịu đựng bất kỳ sự gián đoạn nào.
Phát biểu tại một buổi họp báo ở Nhà Trắng, ông Kirby cho biết kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bắt đầu, "giá dầu tham chiếu đã giảm gần 35 USD mỗi thùng. Giá xăng trung bình ở Mỹ đã giảm từ khoảng 4 USD xuống chỉ hơn 3 USD mỗi gallon".
Trong một động thái được một quan chức cấp cao của Mỹ mô tả là "các biện pháp trừng phạt đáng kể nhất đối với ngành năng lượng Liên bang Nga", gói các biện pháp trừng phạt mà chính quyền của Tổng thống Joe Biden công bố ngày 10/1 nhắm vào các nhà sản xuất dầu của Liên bang Nga, tàu chở dầu, trung gian, nhà giao dịch và bến cảng.
Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với các tập đoàn khai thác, sản xuất và bán dầu của Liên bang Nga như Gazprom Neft và Surgutneftegas cùng với 183 tàu chở dầu thuộc "hạm đội bóng tối", chủ yếu do các công ty ngoài phương Tây vận hành.
Lệnh trừng phạt cũng nhắm vào các mạng lưới giao dịch dầu mỏ.
Lệnh trừng phạt được ban hành chỉ vài ngày trước khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, mặc dù ông Kirby phủ nhận rằng chúng được sử dụng như một con bài mặc cả cho các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.
"Hiện tại, không có kỳ vọng nào rằng cả hai bên sẵn sàng đàm phán", ông Kirby nói.
Các lệnh trừng phạt này là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn khi chính quyền Biden đã cung cấp cho Ukraine khoảng 64 tỷ USD viện trợ quân sự kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, bao gồm gói viện trợ trị giá 500 triệu USD được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin công bố hôm 9/1, dành cho tên lửa phòng không, đạn dược không đối đất và thiết bị hỗ trợ cho máy bay chiến đấu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoan nghênh các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, nói rằng: "Những biện pháp này giáng một đòn đáng kể vào nền tảng tài chính của cỗ máy chiến tranh của Liên bang Nga bằng cách phá vỡ toàn bộ chuỗi cung ứng của nó".
Động thái hôm 10/1 là sự tiếp nối các lệnh trừng phạt của Mỹ đưa ra vào tháng 11 đối với các ngân hàng của Liên bang Nga, bao gồm Gazprombank - kênh kết nối lớn nhất của Moskva với ngành năng lượng toàn cầu và các tàu chở dầu nước này bị trừng phạt từ đầu năm.
Chính quyền Biden tin rằng các lệnh trừng phạt vào tháng 11 đã góp phần đẩy đồng rúp của Liên bang Nga xuống mức yếu nhất kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, đồng thời buộc Ngân hàng Trung ương Nga phải tăng lãi suất chính sách lên mức kỷ lục hơn 20%.
Theo một quan chức trong chính quyền Biden, Mỹ kỳ vọng "việc nhắm mục tiêu trực tiếp vào ngành năng lượng sẽ làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế Liên bang Nga, vốn đã đẩy lạm phát lên gần 10%, và củng cố triển vọng kinh tế ảm đạm cho năm 2025 và các năm sau".
NATO lo ngại khi ông Trump yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng Hai tuần trước khi chính thức trở lại Nhà Trắng, ông Trump đã đề xuất một mức chi tiêu quốc phòng cao hơn rất nhiều so với cam kết hiện tại, khiến NATO bất an. Trụ sở NATO tại Brussels, Bỉ. Ảnh: Kyodo/TTXVN Lời kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Tổng thống...