Mỹ, Anh khuyến cáo công dân tránh xa các khách sạn ở Kabul, Afghanistan
Mỹ và Anh ngày 11/10 khuyến cáo công dân tránh xa các khách sạn ở thủ đô Kabul của Afghanistan, đặc biệt là khách sạn Serena.
Xe cứu thương được triển khai gần hiện trường vụ nổ bom tại thánh đường của người Hồi giáo dòng Shiite ở tỉnh Kunduz, Đông Bắc Afghanistan ngày 8/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Khuyến cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Công dân Mỹ đang ở trong hoặc gần khách sạn Serena cần rời đi ngay lập tức… vì các đe dọa an ninh” trong khu vực này. Còn trong bản khuyến cáo cập nhật về hoạt động đi lại tại Afghanistan, Bộ Ngoại giao Anh cho biết: “Vì các nguy cơ gia tăng, mọi người không nên ở lại các khách sạn, đặc biệt là ở Kabul”.
Khách sạn Serena là khách sạn hạng sang nổi tiếng nhất tại Kabul, đặc biệt với du khách nước ngoài trước khi thành phố này nằm dưới sự kiểm soát của Taliban cách đây 8 tuần. Khách sạn này đã 2 lần trở thành mục tiêu tấn công của các phần tử cực đoan.
Các khuyến cáo trên được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã thừa nhận gây ra vụ đánh bom liều chết kinh hoàng tại một thánh đường ở tỉnh Kunduz, Đông Bắc Afghanistan. Vụ tấn công đã khiến 46 người thiệt mạng và làm bị thương hơn 140 người bên trong thánh đường, nơi cộng đồng sắc tộc Hồi giáo dòng Shiite sử dụng để hành lễ. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất ở Afghanistan kể từ khi Mỹ rút quân hồi tháng 8.
Trong vài tuần qua, liên tục xảy ra các vụ tấn công tại Afghanistan, trong đó có một vụ nổ xảy ra bên ngoài một thánh đường Hồi giáo tại thủ đô Kabul khiến 8 người thiệt mạng và 20 người bị thương. Tổ chức IS đã thừa nhận tiến hành vụ đánh bom này.
Taliban tuyên bố không bắt tay với Mỹ đối phó với IS
Người phát ngôn Taliban khẳng định lực lượng này sẽ không hợp tác với Mỹ trong việc đối phó với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Afghanistan.
Các tay súng Taliban trên đường phố ở Kabul, Afghanistanhôm 21/9. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, trước thềm cuộc hội đàm đầu tiên với Mỹ ngày 9/10, khi được truyền thông đặt câu hỏi về khả năng bắt tay cùng Washington đối phó lực lượng chân rết IS ở Afghanistan, người phát ngôn chính trị của lực lượng Taliban Suhail Shaheen tuyên bố: "Chúng tôi có thể tự đối phó với IS".
Các nhóm khủng bố, đặc biệt là IS, đã trở thành vấn đề đau đầu với Taliban kể từ khi lực lượng này lên nắm quyền. IS-K, nhánh Afghanistan của IS, đang ngày càng manh động với nhiều vụ tấn công nhắm vào dân thường lẫn Taliban. Tổ chức này đứng sau vụ đánh bom khiến hàng chục người Afghanistan và 13 quân nhân Mỹ thiệt mạng hồi cuối tháng 8. Mới đây nhất, nhóm này nhận trách nhiệm vụ đánh bom nhằm vào giáo đường Hồi giáo ở Kunduz làm trên 70 người chết và nhiều người bị thương hôm 9/10.
Các quan chức cấp cao của Taliban và đại diện của Mỹ đã bắt đầu các cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày từ 9/10 - 10/10 tại thủ đô Doha của Qatar. ây là lần gặp đầu tiên giữa Mỹ và lực lượng Taliban kể từ khi Washington chấm dứt hiện diện tại quốc gia Trung Á này hồi cuối tháng 8.
Giới chức 2 bên cho biết cuộc đối thoại sẽ tập trung vào việc ngăn chặn các nhóm cực đoan ở Afghanistan, nới lỏng sơ tán công dân nước ngoài và người Afghanistan khỏi đất nước. Song Mỹ nhấn mạnh cuộc đối thoại không đồng nghĩa với việc Washington công nhận vị thế mới của Taliban tại Afghanistan.
Mỹ, Taliban lần đầu hội đàm cấp cao Một phái đoàn Mỹ sẽ gặp gỡ các đại diện Taliban tại Doha (Qatar) trong 2 ngày (9-10/10), đánh dấu cuộc gặp trực tiếp đầu tiên kể từ khi Mỹ rút hoàn toàn ra khỏi Afghanistan và Taliban lên nắm quyền. Taliban tại một trạm kiểm soát ở Kabul, Afghanistan ngày 5/10 (Ảnh: Reuters). Hai quan chức chính quyền cấp cao nói với...