Mỹ – Anh hợp tác chế tạo bom hạt nhân trong Thế chiến 2?
Sau khi nhận được lá thư của nhà vật lý Albert Einstein, Mỹ thực hiện Dự án Manhattan nhằm tạo ra vũ khí hủy diệt mạnh nhất trong lịch sử vào năm 1942.
Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà khoa học Anh đã hỗ trợ Mỹ trong việc cô lập đồng vị phóng xạ U-235.
Dự án Manhattan được biết đến là chương trình bí mật nghiên cứu và sản xuất bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới do Mỹ thực hiện vào năm 1942.
Giới chức Mỹ thúc đẩy dự án này sau khi nhận được bức thư dài 2 trang của nhà vật lý người Đức Albert Einstein năm 1939. Trong thư gửi Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Franklin D. Roosevelt, Einstein cảnh báo rằng sắp chế tạo thành công một loại vũ khí làm thay đổi cục diện thế giới.
Các nhà khoa học phát xít Đức tận dụng quá trình phân rã hạt nhân để tách thành công nguyên tử uranium. Phản ứng này giải thoát một khối lượng năng lượng chưa từng có và đủ để tạo ra loại bom khổng lồ. Đó là bom nguyên tử.
Theo đó, lá thư của Einstein khiến giới chức Mỹ thúc đẩy thực hiện Dự án Manhattan. Kết quả của dự án này là Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử “Little Boy” và “Fat Man” xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản hồi tháng 8/1945 khiến hơn 100.000 người thiệt mạng và góp phần kết thúc Thế chiến 2.
Ít ai biết được rằng, các nhà khoa học của Anh đã giúp Mỹ trong việc chế tạo bom nguyên tử. Cụ thể, trong quá trình nghiên cứu chế tạo vũ khí nguyên tử, các nhà khoa học thuộc Dự án Manhattan gặp khó khăn trong việc tách đồng vị phóng xạ U-235. Đây là nguyên liệu cơ bản để tạo phản ứng dây chuyền trong chế tạo bom nguyên tử.
Trong bối cảnh đó, hai nhà khoa học ở Anh là Otto Robert Frisch và Rudolf Ernst Peierls công tác tại Đại học Birmingham gây chú ý với việc tạo ra một quả cầu bằng uranium-235 dùng làm lõi để tạo ra chuỗi phản ứng phân hạch không kiểm soát.
Nhà khoa học Frisch và Peierls cũng thành công trong việc sử dụng từ 1 – 10 kg U-235 tinh khiết để chế tạo một quả bom nguyên tử có sức công phá tương đương hàng nghìn tấn thuốc nổ TNT.
Do vậy, vào tháng 3/1940, Mỹ và Anh ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong việc chế tạo bom nguyên tử. Không những vậy, Thủ tướng Anh khi ấy là Winston Churchill thành lập Ủy ban MAUD chịu trách nhiệm nghiên cứu, chế tạo bom hạt nhân.
Kết quả là cuối năm 1940, các nhà khoa học Anh thành công trong việc tách đồng vị U-235 ở quy mô công nghiệp để làm vật liệu chế tạo vũ khí nguyên tử.
Về sau, các nhà khoa học Mỹ và Anh cùng thực hiện Dự án Manhattan và đạt được thành công khiến dư luận bàng hoàng khi sử dụng chúng tại Nhật Bản trong những ngày cuối Thế chiến 2.
video: Hầm trú ẩn bom hạt nhân từ xe bus cũ (nguồn: VTC1)
Theo kienthuc.net.vn
Dịch nCoV sắp đạt đỉnh?
Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân nCoV ở TP Vũ Hán là 4,06%
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới (nCoV) có thể khiến ít nhất 500.000 người ở TP Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc nhiễm bệnh vào thời điểm nó đạt đỉnh trong vài tuần tới, theo mô hình dự đoán của các nhà khoa học Anh. Theo trang Bloomberg, các xu hướng về số ca nhiễm bệnh được công bố cho đến giờ ở TP Vũ Hán, tâm điểm của dịch bệnh, cho thấy mô hình dự đoán của Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London (Anh) có vẻ đang đi đúng hướng.
"Giả sử xu hướng hiện tại tiếp diễn, chúng tôi dự đoán dịch bệnh sẽ đạt đỉnh trong giai đoạn từ giữa đến cuối tháng 2 ở Vũ Hán" - ông Adam Kucharski, chuyên gia dịch tễ bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, cho biết hôm 9-2.
Ông Kucharski và các cộng sự đã thiết lập mô hình dự đoán dựa trên một loạt giả định về nCoV, trong đó có thời gian ủ bệnh là 5,2 ngày, thời gian xác nhận kể từ khi xuất hiện các triệu chứng là 6,1 ngày và nguy cơ nhiễm bệnh trong số khoảng 10 triệu dân tại TP Vũ Hán. Từ đó, nhóm nghiên cứu tin rằng số ca nhiễm ở Vũ Hán vào thời điểm dịch bệnh đạt đỉnh sẽ chiếm khoảng 5% dân số, tức cứ 20 người sẽ có 1 người nhiễm bệnh.
Hoạt động khử trùng tại TP Vũ Hán - Trung Quốc hôm 10-2 Ảnh: REUTERS
Ở chiều ngược lại, ông Ian Lipkin, Giám đốc Trung tâm Nhiễm trùng và Miễn dịch tại Trường Y tế công cộng Mailman thuộc ĐH Columbia (Mỹ), cho rằng tuần thứ 3 và tuần thứ 4 của tháng 2 có thể chứng kiến sự sụt giảm đáng kể các ca nhiễm mới nếu những biện pháp đối phó tiến hành thời gian qua chứng tỏ hiệu quả. Thêm vào đó, ông Lipkin, chuyên gia vừa từ Trung Quốc trở về Mỹ sau một thời gian tham gia cố vấn về dịch nCoV, tin rằng thời tiết ấm áp hơn vào đầu xuân có thể giúp cản trở sự lây nhiễm của nCoV.
"Hai tuần kế tiếp là cực kỳ quan trọng để hiểu được những gì đang diễn ra. Liệu dịch bệnh này có lan sang những địa điểm khác? Liệu chúng ta có tránh được nguy cơ xảy ra đại dịch toàn cầu nhờ các biện pháp kiểm soát được thực hiện cho đến giờ hay không?" - ông Benjamin Cowling, Trưởng Khoa Dịch tễ học và Thống kê sinh học tại Trường ĐH Hồng Kông, nhận định hôm 6-2.
Thế giới hôm 10-2 ghi nhận ít nhất 40.614 ca nhiễm và 910 người tử vong. Riêng tại Trung Quốc, số ca nhiễm mới tại nước này tăng thêm 3.062 lên 40.171 và số người tử vong tăng thêm 97 lên 908 (mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát). Trong số này, tỉnh Hồ Bắc ghi nhận 2.618 ca nhiễm và 91 trường hợp tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm và người tử vong tại tỉnh này lần lượt lên 29.631 và 871.
Trước đó một ngày, chính quyền tỉnh Hồ Bắc lần đầu tiên công bố tỉ lệ tử vong chính thức của người nhiễm nCoV. Đáng chú ý, theo truyền thông Trung Quốc, tỉ lệ tử vong cao nhất là tại TP Thiên Môn (5,08%), theo sau là TP Vũ Hán (4,06%). Nếu tính cả tỉnh thì con số này là 2,88%.
Ông Jiao Yahui, quan chức Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, trước đó giải thích rằng lý do tỉ lệ tử vong cao do nCoV ở Hồ Bắc cao là hầu hết ca nhiễm bệnh nghiêm trọng tập trung ở 3 bệnh viện lớn của tỉnh vốn đang thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên và giường bệnh.
"Số lượng ca mới tại Hồ Bắc đang ổn định... Đây là thông tin tốt và có thể phản ánh tác động của các biện pháp kiểm soát thực thi cho tới nay" - ông Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nói với giới truyền thông vào cuối tuần rồi.
Hy vọng tình hình sẽ được cải thiện càng tăng sau khi WHO hôm 10-2 cử một phái đoàn chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc để giúp điều phối nỗ lực ứng phó với dịch bệnh. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tổ chức này đã nhận được nhiều hỗ trợ tài chính cho cuộc chiến chống nCoV nhưng số tiền nhận được vẫn chưa đạt mục tiêu 675 triệu USD đề ra. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Liu Kun hôm 9-2 cho biết Bắc Kinh đã chi 31,6 tỉ nhân dân tệ cho cuộc chiến này.
Hoàng Phương
Theo nguoilaodong
Điệp viên Liên Xô đánh cắp bí mật bom nguyên tử Mỹ thế nào? Trong giai đoạn từ năm 1940 - 1949, 3 điệp viên đánh cắp bí mật bom nguyên tử của Mỹ và chuyển thông tin cho phía Liên Xô. Mới đây, điệp viên thứ 4 mang mật danh "Godsend" trong vụ việc trên được hé lộ danh tính gây xôn xao dư luận. Trong nhiều thập kỷ qua, David Greenglass, Klaus Fuchs và Theodore...