Mỹ, Ấn Độ sắp đạt thỏa thuận chung về hậu cần quân sự
Ấn Độ và Mỹ đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận chung về hậu cần quân sự sau 12 năm đàm phán, tăng cường quan hệ quốc phòng song phương trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn.
Binh sĩ Ấn Độ đứng gác gần căn cứ không quân ở thành phố Pathankot, bang Punjab, tháng 1/2016. Ảnh: Reuters.
Sau nhiều năm lo ngại thỏa thuận hậu cần sẽ ràng buộc Ấn Độ phải hỗ trợ Mỹ trong chiến tranh, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đã bày tỏ mong muốn tiếp tục đàm phán về Thỏa thuận Hỗ trợ Hậu cần (LSA).
LSA cho phép quân đội Mỹ và Ấn Độ sử dụng đất liền, không phận và căn cứ hải quân của nhau để tiếp nhiên liệu, sửa chữa và nghỉ ngơi, Reutersdẫn lời các quan chức cho biết.
Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, nói hai phía đang bàn về LSA, thỏa thuận tên CISMOA về đảm bảo thông tin liên lạc khi hai quân đội cùng hoạt động và thỏa thuận liên quan đến trao đổi dữ liệu về địa hình, hàng hải và hàng không.
“Chúng tôi chưa ký với Ấn Độ nhưng tôi nghĩ hai bên đã đến gần mốc này”, Harris phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ ngày 24/2.
Video đang HOT
Một quan chức chính phủ Ấn Độ nói trở ngại chính trong việc ký kết LSA đã được loại bỏ sau khi Washington đảm bảo New Delhi sẽ không bị ràng buộc phải hỗ trợ Mỹ khi xảy ra chiến tranh hoặc có hành động mà Ấn Độ không ủng hộ.
“Nó được giải thích rõ là sẽ tùy theo từng trường hợp, không phải hai bên có thể tự động tiếp cận cơ sở của nhau khi có chiến tranh”, quan chức trên, hiểu quá trình đàm phán, cho biết. Quân đội Ấn Độ đang quan ngại về CISMOA do nó có thể cho phép Mỹ tiếp cận mạng lưới thông tin của họ.
Giới chức Mỹ hy vọng sau khi LSA được ký, các thỏa thuận tiếp theo cũng sớm hoàn thành. Nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cho biết có những đồn đoán LSA sẽ được ký khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến New Delhi vào tháng 4.
Mỹ và Ấn Độ trước đó tổ chức hội đàm về việc tuần tra hải quân chung, trong đó bao gồm cả khu vực Biển Đông, động thái khiến Trung Quốc tức giận.
Mỹ hiện trở thành nguồn cung vũ khí hàng đầu của Ấn Độ, sau nhiều năm bị Nga vượt qua, và là nước tổ chức tập trận chung với New Delhi nhiều nhất. Mỹ còn đàm phán với Ấn Độ để giúp nước này đóng tàu sân bay lớn nhất, giúp tăng cường sức mạnh hải quân Ấn Độ trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng hoạt động ra Ấn Độ Dương.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ sẽ tăng cường hoạt động trên Biển Đông
Giới chức Mỹ khẳng định nước này sẽ gia tăng các hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông trước mối lo ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách thống trị vùng biển này.
Các chiến đấu cơ đỗ trên tàu sân bay USS George Washington khi một tàu Mỹ khác đi qua ở Biển Đông. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện điều đó với độ phức tạp được nâng cao trong tương lai và chúng tôi sẽ điều máy bay, tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", đô đốc Harry Harris, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, nói trong một cuộc điều trần của Ủy ban Quân vụ Hạ viện.
"Chúng tôi phải tiếp tục hoạt động trên Biển Đông để chứng minh rằng vùng biển này và không phận phía trên nó mang tính quốc tế", Reutersdẫn lời ông nói thêm.
Hồi đầu tuần, ông Harris cáo buộc Trung Quốc "đang thay đổi bối cảnh hoạt động" ở Biển Đông khi điều tên lửa và radar như một nỗ lực nhằm thống trị Đông Á bằng quân sự.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhân chuyến thăm Washington, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice cũng nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ với tự do hàng hải và thúc giục Bắc Kinh giải quyết mối quan ngại của khu vực.
Trong khi đó, ông Vương bày tỏ rằng Bắc Kinh hy vọng không còn thấy thêm các hoạt động giám sát hay triển khai tàu khu trục tên lửa, máy bay ném bom chiến lược của Mỹ.
Khi được hỏi Mỹ sẽ làm gì để chống lại sự quân sự hóa ở Biển Đông, ông Harris cho biết Mỹ có thể triển khai thêm nhiều phương tiện hải quân, dù còn nhiều khó khăn về mặt tài chính, ngoại giao và chính trị nếu muốn đưa tàu sân bay thứ hai đến khu vực này.
"Chúng tôi có thể đặt một tàu ngầm tấn công nữa ở đó, chúng tôi cũng có thể bổ sung thêm các khu trục hạm... Có rất nhiều điều chúng tôi có thể làm, ngoại trừ đặt một nhóm tàu sân bay tấn công đầy đủ ở tây Thái Bình Dương", ông nói.
Tuyên bố của ông Harris được đưa ra một ngày sau khi ông cáo buộc Trung Quốc triển khai các tên lửa và radar lên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép.
Tuy nhiên, Trung Quốc biện bạch rằng nước này cần phải phòng thủ trước những hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông và chỉ trích truyền thông Mỹ thổi phồng sự thật.
Anh Ngọc
Theo VNE
Đô đốc Mỹ hối thúc sớm bỏ hết rào cản bán vũ khí cho Việt Nam Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris nói Mỹ nên tháo dỡ phần còn lại của lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam để chống lại sự hung hăng của Trung Quốc đang gia tăng trên Biển Đông. Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng lúc này là...