Mỹ âm thầm đạt thỏa thuận gia hạn căn cứ quân sự lớn nhất ở Trung Đông
Mỹ đã đạt được thỏa thuận kéo dài hiện diện quân sự tại một căn cứ ở Qatar thêm 10 năm nữa.
Một chiếc chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon trong quá trình huấn luyện tại Căn cứ Không quân Al-Udeid, Qatar ngày 24/1/2022. Ảnh: AP
Dẫn lời ba quan chức quốc phòng Mỹ và một quan chức khác biết rõ thỏa thuận mới này, đài truyền hình CNN đưa tin quyết định gia hạn hoạt động tại căn cứ Al Udeid được đưa ra trong bối cảnh Mỹ tăng cường hiện diện tại khu vực đang phải đối mặt với các mối đe dọa leo thang từ các lực lượng phong trào Hồi giáo ở Iraq, Syria và Yemen.
Hiện Lầu Năm Góc từ chối đưa ra bình luận về thông tin mà CNN đã đưa.
Căn cứ không quân Al Udeid, nằm ở sa mạc phía Tây Nam Doha, là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông và có thể chứa trên 10.000 lính Mỹ. Al Udeid trở thành căn cứ không quân chính của Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) vào năm 2003, sau khi Washington chuyển lực lượng và tài sản từ căn cứ Không quân Prince Sultan ở Saudi Arabia sang. Việc một lượng lớn binh sĩ Mỹ hiện diện ở Saudi Arabia lúc đó đã trở nên nhạy cảm và gây tranh cãi. Lực lượng Không quân Qatar và Anh cũng hoạt động từ căn cứ Al Udeid.
Video đang HOT
Hồi tháng 12/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đến thăm căn cứ Al Udeid và cảm ơn Qatar vì đã chi hàng tỷ USD để nâng cấp cơ sở vật chất cho căn cứ này. Tuy nhiên, ông không đề cập đến việc gia hạn hoạt động tại căn cứ. Thay vào đó, vị quan chức quân sự cấp cao nói rằng Mỹ và Qatar sẽ chính thức thực hiện các bước tiếp theo để mở rộng và củng cố mối quan hệ quốc phòng song phương. Cùng thời điểm, Qatar bị Mỹ chỉ trích khi tiếp nhận các thủ lĩnh cấp cao của Hamas. Các quan chức Qatar lập luận rằng chỉ sau khi có sự đồng thuận của Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, Hamas mới được phép mở văn phòng chính trị ở Doha.
Mặc dù chưa công khai, song thỏa thuận duy trì hoạt động tại căn cứ Al Udeid đã cho thấy Mỹ phụ thuộc vào quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé Qatar – quốc gia gần đây đóng vai trò then chốt trong việc làm trung gian giải cứu con tin người Mỹ bị bắt giữ ở Gaza và Venezuela.
Sau khi Hamas bắt giữ khoảng 240 con tin từ Israel vào ngày 7/10, Qatar đã trở thành nước trung gian với Hamas để hòa giải việc thả hàng loạt con tin Israel và quốc tế. Qatar tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán nhằm cố gắng khôi phục các cuộc đàm phán về con tin, phối hợp với CIA và cơ quan tình báo Mossad của Israel, cũng như Ai Cập.
Việc Qatar tham gia vào cả hai vòng đàm phán được coi là mở rộng vai trò hòa giải mà nước này đảm nhận với những kẻ thù của Mỹ, bao gồm Iran và Taliban.
Các nhà phân tích cho biết nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt tự nhiên dồi dào, cùng với khả năng đóng vai trò là người điều phối, cho phép Qatar củng cố được tiếng nói của mình.
Đối thoại Shangri-La: Mỹ ca ngợi 'bước tiến lịch sử' tại Đông Nam Á, Trung Quốc lên tiếng phải đối vấn đề này
Ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thúc đẩy tầm nhìn về một chiến lược phòng thủ chung "linh hoạt và có sức chống chịu cao hơn" với các đối tác Đông Nam Á, tại khu vực quan trọng chứng kiến sự tranh giành ảnh hưởng giữa Washington và Bắc Kinh.
Trung Quốc phản đối phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Đối thoại Shangri-La. (Nguồn: AP)
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ông Austin cho hay, "bước tiến lịch sử" được thể hiện thông qua thỏa thuận Philippines cho phép Mỹ tiếp cận thêm các căn cứ quân sự. Điều này đã cho thấy cam kết của Washington trong khu vực.
Giới phân tích nhận định, hoạt động ngoại giao của người đứng đầu Lầu Năm Góc để tiếp cận các nhà lãnh đạo Đông Nam Á là nhằm truyền tải thông điệp rằng Mỹ là một đối tác chân thành sẵn sàng giúp các nước đối phó với "hành vi cưỡng ép" của Trung Quốc.
Ông Austin còn tiến hành các cuộc gặp không chính thức với những người đồng cấp tới từ các quốc gia Đông Nam Á bên lề diễn đàn, tái khẳng định sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ của chính quyền Tổng thống Biden đối với khu vực.
* Cùng ngày, một quan chức cấp cao thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tuyên bố, nước này phản đối mạnh mẽ phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Đối thoại Shangri-La.
Ông Austin cho rằng, Bắc Kinh không sẵn sàng tham gia quản lý khủng hoảng quân sự.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Trung Quốc không sẵn sàng can dự và khẳng định đối thoại là cần thiết để tránh khủng hoảng.
NBC: Phi công Ukraine lần đầu được mời tới Mỹ để học lái chiến đấu cơ F-16 Quan chức Mỹ tiết lộ nước này đã mời các phi công Ukraine đến một căn cứ quân sự ở Tucson (bang Arizona) để xác định thời gian huấn luyện họ lái máy bay chiến đấu F-16. Phi công học lái mô phỏng máy bay chiến đấu. Ảnh: AFP Theo kênh NBC, 2 phi công từ Ukraine đã đến Mỹ. Các nguồn tin...