Mỹ ám chỉ Trung Quốc chịu trách nhiệm cho loạt hành động gây bất ổn ở châu Á
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ám chỉ Trung Quốc chịu trách nhiệm cho hàng loạt các hành động gây bất ổn ở châu Á, làm gia tăng cẳng thẳng giữa 2 nước.
“Có lẽ mối đe dọa lâu dài lớn nhất với lợi ích sống còn của các quốc gia trong khu vực đến từ các bên tìm cách phá hoại thay vì tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nhấn mạnh trong phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore sáng 1/6.
Ông Shanahan cho rằng, nếu thực trạng này tiếp diễn, các thực thể nhân tạo tại các vùng lãnh hải quốc tế sẽ trở thành “trạm thu phí” và “chủ quyền quốc gia sẽ trở thành mục tiêu của những kẻ mạnh”.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan phát biểu tại Đối thoại Shangri-La . (Ảnh: Straits Times)
Mặc dù không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, tuyên bố này của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được cho là đang ám chỉ tới các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng, bồi đắp phi pháp trên Biển Đông.
Bài phát biểu “Tầm nhìn của Mỹ về an ninh Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương” của ông Shanahan rất được dư luận quan tâm vì liên quan tới chính sách cụ thể của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như làm rõ mục đích của chiến lược này của Mỹ đối với khu vực, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Theo ông Shanahan, an ninh kinh tế là an ninh quốc gia. Đó là lý do tại sao Mỹ muốn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở, cho phép các quốc gia thịnh vượng, đóng góp cho an ninh và ổn định khu vực.
Video đang HOT
Theo ông, không lựa chọn đối tác kinh tế mà phải hợp tác cùng nhau, để đảm bảo sự thịnh vượng cho tất cả đối tác. Khu vực Ấn độ Thái Bình dương có sự phát triển và ổn định cũng phần nhiều vào sự can dự của Mỹ.
Trong tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, các đối tác sẽ được tôn trọng tìm thấy sự an ninh và thịnh vượng trong một mạng lưới mà các quốc gia, các nền kinh tế và an ninh liên kết với nhau. Đây không chỉ là tầm nhìn Mỹ mà là cách tiếp cận toàn diện và lâu dài.
“Như chúng ta cũng thấy khu vực vẫn phải đối mặt với các mối đe dọa gât bất ổn như thách thức trên bán đảo Triều Tiên, lo ngại IS gia tăng cùng các thách thức an ninh phi truyền thống khác. Ngoài ra có các hành động hủy hoại trật tự quốc tế, gây mất ổn định khu vực cùng với các mối đe dọa sử dụng vũ lực đe dọa sự ổn định. Các vấn đề chủ quyền điều này không mang lại lợi ích cho ai”, ông Shanahan nói.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Shanahan nhấn mạnh, tầm nhìn của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đó là đảm bảo khu vực ổn định với việc đảm bảo an ninh và kinh tế thịnh vượng. Đảm bảo vai trò của các cơ chế khu vực như vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các mối lo ngại khu vực. Mỹ sẽ tiếp tục cam kết đầu tư cho các đồng minh trong khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương để ngăn chặn tấn công mạng, mang đến công nghệ tiên tiến cho tất cả các nước. Mỹ cũng cam kết cùng các đối tác đảm bảo an ninh hàng hải, mở rộng thông tin tình báo để tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau.
Theo ông Shanahan, tầm nhìn Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương của Mỹ gặp nhiều thách thức do địa lí văn hóa khác nhau. Nhưng Mỹ đã xây dựng được một mạng lưới hợp tác quốc phòng lớn với Philippines, Thái lan, Ấn độ, Indonesia … để đảm bảo an ninh Ấn Độ- Thái Binh Dương. Ngoài ra, Mỹ cũng đang phối hợp với các quốc gia ngoài khu vực, xây dựng một mạng lưới để thực hiện mục tiêu của mình.
Ở phần sau bài phát biểu, ông Shanahan chỉ trích gay gắt Bắc Kinh, kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay các hành động làm xói mòn chủ quyền các quốc gia, gây mất niềm tin với các nước khác trong khu vực.
“Nhưng trước khi điều đó xảy ra, chúng tôi kiên quyết chống lại tầm nhìn thiển cận, hẹp hòi, đơn cực của Trung Quốc. Chúng tôi ủng hộ trật tự tự do và cởi mở mang lại lợi ích cho tất cả các bên, bao gồm cả Trung Quốc”, ông nhấn mạnh.
Các bình luận của ông Shanahan được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang leo thang căng thẳng liên quan tới một loạt các vấn đề từ thương mại, Biển Đông cho tới Đài Loan.
Hôm 31/6, ông Shanahan và Bộ Trưởng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã có cuộc gặp được mô tả là mang tính xây dựng dù 2 bên liên tục đưa ra phát ngôn công kích nhau sau đó.
Bên cạnh những chỉ trích nhằm vào Bắc Kinh, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi Trung Quốc tiếp tục hợp tác trong trao đổi quân sự, chống hải tặc và các nỗ lực chung làm giảm mối đe dọa tới từ Triều Tiên. Ông cũng đề nghị các nước đồng minh, từ châu Âu tới châu Á chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng
“Chúng tôi cần các bạn đầu tư vào những cách thức kiểm soát chủ quyền và khả năng nhằm thực thi các lựa chọn về chủ quyền”, ông Shanahan cho hay.
(Nguồn: AP)
SONG HY
Theo VTC
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Trung Quốc hội đàm bên lề Đối thoại Shangri-La
Ngày 31/5, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã có cuộc hội đàm bên lề Đối thoại Shangri-La (SLD) lần thứ 18 - diễn đàn an ninh hàng đầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Singapore.
Đây là lần đầu tiên lãnh đạo quốc phòng hai nước đối thoại trực tiếp kể từ cuộc gặp tháng 11/2018 tại thủ đô Washington giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông James Mattis và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.
Quốc kỳ Mỹ (phải) và quốc kỳ Trung Quốc tại một vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Ảnh tư liệu: REUTERS/TTXVN
Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc, Trung tá Joe Buccino, lãnh đạo quốc phòng hai nước đã thảo luận về cách thức xây dựng mối quan hệ quân sự nhằm giảm thiểu hiểu nhầm và tính toán sai lầm giữa hai nước. Quyền Bộ trưởng Shanahan đã thảo luận cách thức quân đội hai bên có thể hợp tác tốt hơn trong việc thực thi lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Ông nhận định cuộc gặp kéo dài 20 phút này là "mang tính xây dựng và hiệu quả", đồng thời hy vọng cuộc thảo luận này sẽ là nền tảng cho sự gắn kết trong tương lai.
Trước thềm cuộc gặp, Bộ trưởng Shanahan đã bày tỏ lạc quan rằng quan hệ giữa quân đội hai nước có rất nhiều triển vọng. Ông cũng cho biết sẽ thảo luận với người đồng cấp Trung Quốc về một số đề xuất để cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.
Về phần mình, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nêu rõ trong cuộc thảo luận, hai bên đã đạt được đồng thuận về một số vấn đề cùng quan tâm. Hai Bộ trưởng đã nhất trí sẽ hợp tác trong việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh đàm phán Mỹ-Triều đã bị đình trệ sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Hà Nội vào cuối tháng 2 vừa qua.
Cuộc gặp trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung leo thang căng thẳng về thương mại. Ngày 10/5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh áp mức thuế bổ sung, tăng từ 10% lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, trong thời điểm hai bên đang tiến hành đàm phán. Ông chủ Nhà Trắng thậm chí đe dọa áp thuế 25% đối với toàn bộ hàng hóa còn lại của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giá trị khoảng 325 tỷ USD, bất chấp những cảnh báo của giới chuyên gia cũng như các đồng minh trong đảng Cộng hòa rằng mức thuế mới có thể khiến Trung Quốc đáp trả và đẩy cuộc chiến thương mại tưởng như sắp kết thúc này leo thang trở lại. Trung Quốc cũng thông báo sẽ tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ ngày 1/6.
Đặng Ánh (TTXVN)
Theo Tintuc
Đối đầu Mỹ - Trung trên Biển Đông hâm nóng đối thoại Shangri-La Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vốn đang căng thẳng do chiến tranh thương mại, tâm điểm của thế giới giờ lại chuyển sang một đấu trường quen thuộc của hai nước: Biển Đông. Chiến lược của Mỹ là tâm điểm chú ý trong Đối thoại Shangri-La năm nay (ảnh: CNN) Sau nhiều năm tranh chấp cùng tình...