Mỹ ám ảnh sức mạnh quân sự Nga?
Ám ảnh sức mạnh quân sự Nga, Mỹ đang tìm mọi cách để ngăn chặn và kiềm chế
Nga tố Mỹ triển khai kế hoạch quân sự
Ngày 5/4, trong một tuyên bố được đăng tải trên website của Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này đã lên tiếng cáo buộc Washington đã thực sự triển khai kế hoạch quân sự chống Moskva.
Bà Zakharova nhấn mạnh, Mỹ đang lãng phí khoảng 3,4 tỷ USD tiên thuế cho cái gọi là “Sáng kiến trấn an châu Âu” để tăng cường sự hiện diện quân sự của nước này tại Đông Âu vào năm 2017 nhằm ngăn chặn một “cuộc xâm lược của Nga”.
Theo kế hoạch được Tướng Phil Breedlove, Tư lệnh Bộ Tư Lệnh châu Âu (EUCOM), công bố hôm 30/3, NATO sẽ triển khai thêm binh lính Mỹ cùng với 250 chiếc xe tăng, xe chiến đấu Bradley, pháo tự hành Paladin và các xe bọc thép hạng nặng khác dọc biên giới phía đông của họ ở châu Âu.
Ngoài ra, các đơn vị tác chiến Mỹ đến châu Âu luân phiên trong thời gian 9 tháng và sẽ thực hiện các cuộc tập trận khắp Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania, Bulgaria, Hungary.
Nga tố Mỹ triển khai kế hoạch quân sự nhằm đối phó nước này.
“Washington đã thực sự triển khai kế hoạch và xây dựng quân sự nhằm trực tiếp vào Nga. Đây là loại chiến lược có bai ban và được tài trợ rất nhiều tiền”, bà Zakharova cho biết.
Ngoài việc bày tỏ lo ngại trước những mưu đồ của Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định sẽ có những biện pháp để phòng ngừa.
“Chúng tôi không thể coi thường an ninh của chính chúng tôi và chúng tôi rõ ràng sẽ phải tính toán để đối phó với vấn đề này”, bà Zakharova nói.
Bà còn nhấn mạnh rằng, Lầu Năm Góc đang ráo riết chuẩn bị tiến hành các hoạt động quân sự ở gần biên giới Nga, trong đó có việc triển khai các hệ thống phòng không ở Đông Âu.
Video đang HOT
“Chiến lược mới của Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ gọi Nga là “một thách thức toàn cầu đòi hỏi phải có một sư đap tra toàn cầu” và “kiêm chê sư gây hân của Nga” là ưu tiên hàng đầu”, bà Zakharova nhấn mạnh.
Mỹ ám ảnh sức mạnh quân sự Nga?
Đây không phải là lần đầu tiên Washington thúc đẩy các kế hoạch quân sự nhằm vào điện Kremlin. Giới phân tích cho rằng do ám ảnh sức mạnh quân sự của Nga, Nhà Trắng đang tìm mọi cách để ngăn cản và kiềm chế Moskva nhằm phục vụ âm mưu bành trướng của mình.
Ngày 30/3, truyền thông Nga dẫn lời giới chức Mỹ đưa tin, nước này đang có kế hoạch triển khai một trạm radar mới gần biên giới Nga tại thành phố Vardo ở Na Uy. Đây là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, có thể theo dõi các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga, cũng như giám sát hoạt động của Hạm đội Phương Bắc thuộc Hải quân Nga.
Việc triển khai này nằm trong một loạt biện pháp được đề ra từ năm 2014 nhằm trấn an các đồng minh Đông Âu như mở các trung tâm hậu cần, đưa các trang thiết bị, chiến đấu cơ đến các quốc gia Baltic hoặc triển khai thêm tàu ở Biển Baltic và Biển Đen.
“Đó sẽ là các trang thiết bị hiện đại nhất, và vào năm tới, sẽ thay thế các trang thiết bị huấn luyện lạc hậu mà chúng tôi có ở châu Âu trong những năm qua”, Nữ phát ngôn của Lầu Năm Góc, bà Laura Seal nhấn mạnh.
Năm 2017, Mỹ muốn chi 21,4 triệu USD cho việc sửa chữa và xây dựng lại hai nhà chứa máy bay tại căn cứ không quân Keblvike ở Iceland (bị đóng cửa năm 2006).
Bộ Quốc phòng Mỹ còn nói rõ thêm rằng 6 quốc gia có liên quan đến kế hoạch triển khai lữ đoàn thiết giáp này là Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Rumani, Bulgaria, song không tiết lộ kế hoạch triển khai cụ thể.
Mỹ đang ám ảnh sức mạnh quân sự Nga
Ngay từ năm ngoái, quân đội Mỹ đã gửi đến châu Âu đầy đủ trang thiết bị của một lữ đoàn thiết giáp gồm là 250 xe tăng, xe bọc thép, súng đại bác. Khoảng 62.000 binh lính Mỹ hiện đóng quân thường trực ở châu Âu. Quân đội Mỹ sẽ gửi thêm trang thiết bị liên lạc tới châu Âu để hỗ trợ cho các đơn vị đầu não.
Tháng 2/2016, Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ chi 3,4 tỷ USD cho ngân sách năm 2017 để tăng cường các hoạt động luân chuyển binh lính và tổ chức các cuộc tập trận ở châu Âu.
Không chỉ chi mạnh tay tiền trong việc triển khai quân và vũ khí đến các khu vực nhằm kiềm chế Nga, Nhà Trắng còn không ngừng đưa ra những lời cáo buộc Moskva gây bất ổn tại khu vực và đe dọa an ninh nước này.
Theo_Báo Đất Việt
Tỏ tường sức mạnh quân sự Nga ở Armenia
Căn cứ quân sự Nga ở Armenia được triển khai 3.000 binh sĩ Quân đội Nga với khoảng 300-400 đơn vị vũ khí hạng nặng.
Armenia và Azerbaijan - hai nước từng thuộc Liên Xô (cũ) hiện là tâm điểm xung đột quân sự trong mấy ngày nay. Tuy người ta vẫn biết cả hai nước đều chịu ảnh hưởng của nước Nga, nhưng có lẽ ít người biết là ở Armenia đang có sự hiện diện quân sự trực tiếp của Quân đội Nga. Hay nói cách khác, Armenia là một trong những quốc gia có căn cứ quân sự Nga.
Đó là căn cứ quân sự số 102 của Lục quân Quân đội Nga ở vùng Kavkaz, nằm ở thành phố lớn thứ 2 Armenia - Gyumri, cách 120mm về phía Bắc Thủ đô Yerevan. Căn cứ này được thiết lập năm 1941 dưới thời Liên Xô.
Dưới thời Liên Xô, đây là nơi đóng quân của Sư đoàn súng trường mô tô 127 thuộc Quân đoàn cận vệ số 7, Hồng quân Liên Xô. Kể từ giữa những năm 1990, các đơn vị đóng quân tại căn cứ này liên tục thay đổi. Phải tới đầu năm 2005, thì nơi đây mới dần ổn định lại với quân số thường trực (của Quân đội Nga) là 3.000 người, trang bị nhiều hệ thống vũ khí cơ giới hạng nặng.
Theo một số thống kê, thời điểm 2005, căn cứ quân sự Nga ở Armenia được triển khai 74 xe tăng chủ lực T-72.
Ảnh: Lực lượng xe tăng T-72 Quân đội Nga đồn trú tại căn cứ 102 tập trận cùng Quân đội Armenia.
Ngoài ra còn có khoảng 100 xe chiến đấu bộ binh loại BMP-1 hoặc BMP-2.
Khoảng vài chục tới trăm khẩu pháo tự hành 2S1 Gvozdika và 2S3 Akatsiya.
Căn cứ quân sự Nga ở Armenia còn có sự hiện diện của các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1. Ảnh: Tổng thống Putin trong chuyến thăm căn cứ 102.
Đặc biệt, mới đây Nga đã chính thức triển khai phi đội tiêm kích MiG-29 tới Armenia.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến người dân Armenia tháng 6/2015, 55% số người được hỏi đều chấp nhận sự hiện diện quân sự của bất kỳ nước nào ở Armenia đều chấp nhận được, chủ yếu là với lý do cần bảo vệ chống lại Thổ Nhĩ Kỳ (24%) và Azerbaijan (16%).
Theo_Kiến Thức
Na Uy gia tăng chốt chặn Nga Sau khi tiến hành loạt cuộc tập trận trên Baltic, Na Uy tiếp tục gia tăng sức mạnh quân sự tại Bắc Cực nhằm kiểm soát hoạt động của Nga tại đây. Kiểm soát tàu ngầm Nga Theo Sputnik, Hải quân Na Uy vừa chính thức được tiếp nhận tàu do thám quân sự FS Marjata IV và con tàu này sẵn sàng...