MWG giữ vững vị trí số 1 lĩnh vực bán lẻ Việt Nam, top 3 trong 50 công ty niêm yết tốt nhất do Forbes bình chọn
Sau 6 năm lên sàn, cả 6 lần MWG đều được vinh danh trong bảng xếp hạng uy tín của Forbes.
Không phải công ty đa ngành, chỉ tập trung vào ‘bán lẻ’, vẫn thu về trăm ngàn tỷ
Đều đặn mỗi năm trong 6 năm kể từ khi lên sàn, MWG đều góp mặt trong top 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes. Năm ngoái, lần đầu tiên MWG vươn lên vượt mốc doanh thu 100 ngàn tỷ đồng, đạt 102.174 tỷ đồng, lợi nhuận ròng sau thuế là 3.834 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 18% doanh thu và 33% lợi nhuận so với năm trước, qua đó ghi danh và trở thành một trong 3 cái tên hiếm hoi trong “Câu lạc bộ trăm ngàn tỷ”.
Thế Giới Di Động vượt qua rất nhiều tên tuổi thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng đình đám đồng thời cũng là một trong số ít các công ty trên sàn không liên quan tới bất động sản. Thậm chí, cơ hội để MWG vượt lên trong top 3 là vô cùng lớn khi mọi kế hoạch cho tăng trưởng đều đã sẵn sàng.
Trong phần bình luận xếp hạng, Forbes Việt Nam cho biết: “Năm 2020 ngành bán lẻ gặp nhiều thách thức nhưng Thế Giới Di Động tiếp tục giữ vững vị trí nhà bán lẻ số 1 Việt Nam khi đẩy mạnh mở rộng hệ thống Bách hóa Xanh”.
Chưa dừng lại ở số 1 Việt Nam
Mặc dù đã vững vàng ở vị trí số 1 trong ngành bán lẻ và điền tên trong “Câu lạc bộ trăm ngàn tỷ”, tham vọng của Thế Giới Di Động dường như chưa dừng lại ở đó. Nếu theo những kế hoạch công ty này từng công bố thì một vị trí xứng đáng trên thị trường khu vực có lẽ sẽ là điều công ty nhắm đến.
Bảng xếp hạng kinh doanh từ Châu Á đến Việt Nam: MWG luôn ở ‘top đầu’
Video đang HOT
Tháng 8 vừa qua, Điện máy Xanh vừa ‘trình làng’ mô hình mới Điện Máy Xanh supermini nhằm chiếm lĩnh thị trường điện máy nông thôn với tham vọng giành 60% thị trường bán lẻ điện máy cả nước. Mô hình Bluetronics tại Campuchia dự kiến tới cuối năm nay sẽ hoàn tất việc bao phủ thị trường này, dự kiến sẽ đóng góp không nhỏ vào doanh thu chung của toàn công ty. Hơn hết, một mô hình Bluetronics hoàn thiện sẽ giúp MWG mang đến các thị trường lớn hơn và có mức chi tiêu cao hơn trong khu vực là Philipin, Indonesia, Malaysia…
Ở lĩnh vực nhu yếu phẩm, Bách hoá Xanh cũng đang “đe dọa” ngôi vị số 1 của nhà bán lẻ hiện tại ở phân khúc siêu thị mini khi dẫn dắt sự tăng trưởng về số lượng cửa hàng của toàn phân khúc. Số lượng cửa hàng của chuỗi đã gấp đôi chỉ sau 12 tháng trong khi các nhà khác liên tục đóng cửa vì kém hiệu quả hoặc không thể mở mới. Báo cáo của Nielsen gần đây cũng cho thấy Bách hóa Xanh tăng trưởng 3 con số lên đến 138%, trong khi toàn kênh bán lẻ hiện đại chỉ tăng 15% và kênh truyền thống sụt giảm 3%.
Với kinh nghiệm sâu trong lĩnh vực bán lẻ và khả năng ứng biến nhanh nhạy, những kế hoạch trên nhằm tiếp tục duy trì tốc độ tăng doanh thu ở mức cao có lẽ không phải là quá khó để thực thi. Và vì thế, vị thế số 1 Việt Nam có lẽ sẽ là “chiếc áo quá chật” cho một cơ thể luôn phát triển nhanh như MWG.
Lẩu Haidilao, gà rán KFC biến ông chủ thành tỷ phú từ quán ven đường, tại sao Việt Nam chưa có tỷ phú súp lươn Nghệ An, hủ tiếu Mỹ Tho...?
Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, tư tưởng coi thường nghề phục vụ, nghề bán hàng đường phố vẫn còn ở Việt Nam.
Trên thế giới, rất nhiều người đã thành tỷ phú nhờ các món ăn đường phố. Ở Việt Nam, ẩm thực Việt được du khách quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, các chuỗi còn nhỏ và cần tư duy của người trẻ để đưa phở, bánh mì, cà phê ra thế giới.
Những người bán món ăn đường phố trở thành tỉ phú thế giới
Trên thế giới, rất nhiều người lập nghiệp từ các món như lẩu, gà rán... và trở thành những tỉ phú lừng danh như ông chủ của KFC, McDonalds....
Ông Zhang Yong (người Trung Quốc) - ông chủ chuỗi lẩu Haidilao, cũng nằm trong danh sách những tỉ phú giàu nhất thế giới của Forbes. Chuỗi lẩu Haidilao cũng đã có mặt tại TPHCM và Hà Nội.
Ông Trang Yong, nhà sáng lập Haidilao.
Haidilao ban đầu chỉ là quán lẩu nhỏ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, được Zhang Yong thành lập vào năm 1994. Nhờ chất lượng phục vụ đặc biệt, Haidilao nhanh chóng vượt qua các đổi thủ địa phương và vươn ra thế giới.
Vào Việt Nam năm 2019, Haidilao vẫn giữ nguyên một số dịch vụ như phục vụ đồ ăn nhẹ, nước uống miễn phí cho khách ngồi chờ, khách hàng nữ sẽ được làm móng miễn phí. Trước khi ăn, khách sẽ được phát chun buộc tóc, khăn lau mắt kính... và màn múa mì cho thực khách.
Người sáng lập ra chuỗi này, ông Zhang Yong, từng có tên trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc. Và bây giờ, doanh nhân 50 tuổi đã trở thành người giàu nhất Singapore sau khi nhập quốc tịch nước này vào năm ngoái. Theo danh sách 50 người giàu nhất Singapore do Forbes mới công bố, ông Zhang có tài sản ròng ước tính trị giá 13,8 tỷ USD khi xây dựng chuỗi lẩu với gần 500 nhà hàng trên toàn thế giới.
Ông chủ Haidilao quê ở Tứ Xuyên, Trung Quốc và trải qua tuổi trẻ gian khó. Ông mở một quán lẩu nhỏ với 4 ghế từ những đồng tiền dành dụm được và vay mượn của người thân bạn bè. Và đến nay, nhờ khác biệt, chăm sóc khách hàng tận tâm, chuỗi Haidilao là cái tên được giới ẩm thực nhắc đến nhiều.
"Ở Việt Nam, người giàu từ món ăn đường phố có nhưng chưa nhiều"
Trong sự kiện liên quan đến đưa món ăn dân dã vào khách sạn 5 sao, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đã có những chia sẻ với Trí Thức Trẻ bên lề sự kiện, xung quanh câu chuyện ẩm thực Việt Nam.
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Ảnh: Đỗ Lan
Ông Nguyễn Phú Thọ cho rằng Việt Nam có nhiều người làm giàu từ món ăn đường phố nhưng chưa nhiều. Chẳng hạn, rất nhiều thương hiệu về phở gà, bánh mì, phở bò... đã nổi tiếng. Tuy nhiên, quy mô chưa lớn.
Theo ông Phú Thọ, tư tưởng coi thường nghề phục vụ, nghề bán hàng đường phố vẫn còn ở Việt Nam. Nhưng thực tế trên thế giới, rất nhiều người đã làm giàu từ bán thức ăn đường phố. Đó là những nhà sáng lập của KFC, McDonalds...
"Món ăn của Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Nhiều người nước ngoài rất thích. 40 món ngon của Việt Nam đã lên CNN", ông Phú Thọ nói.
Một trong những lý do mà ông Phú Thọ đưa ra, đó là suy nghĩ, có thì giữ và làm nhỏ, đủ ăn, đủ tiêu, đủ cho con cái học hành là ổn. Do đó, khó phát triển thành chuỗi lớn.
Ông Nguyễn Hữu Thọ chia sẻ với Tri Thức Trẻ, mong ước của người làm du lịch là làm sao để đưa được món ăn Việt ra thế giới, đó cũng là một trong những cách để thu hút khách du lịch.
Trong Covid, Việt Nam kiểm soát tốt được đại dịch, trong khi đó thế giới vẫn đang có những diễn biến phức tạp, do đó du lịch nội địa vẫn là điểm nhấn. Ẩm thực có thể nói là yếu tố thu hút du lịch bên cạnh du lịch biển, nghỉ dưỡng, sinh thái...
Một cách để đưa ẩm thực dân dã, đường phố đến với nhiều du khách hơn đó là đưa ẩm thực vùng miền vào khách sạn, để giới thiệu đến nhiều khách hơn, tiếp cận được nhiều người yêu ẩm thực Việt Nam hơn.
Hiện khách sạn Grand đã có khoảng 30 món ẩm thực địa phương như hủ tiếu Mỹ Tho, súp lươn Nghệ An, bánh hỏi thịt nướng Gò Công...
Bún sườn hoa thanh long, một đặc sản vùng miền được đưa vào khách sạn Grand Sài Gòn.
Lớp trẻ sẽ là những người có khả năng quản lý bài bản, đưa ẩm thực Việt ra thế giới
Nói về chuyện đồ ăn Việt "được lòng" du khách nước ngoài nhưng các chuỗi thì chưa thể mở rộng, ông Nguyễn Hữu Thọ cho hay, dù đông khách nhưng nhiều chuỗi vẫn nhỏ vì có vài cơ sở là ngươi chủ hài lòng rồi.
Bún cá dầm Bình Thuận.
Vấn đề là phải đưa văn hóa ẩm thực vào tư duy lớp trẻ. Chính lớp trẻ sẽ quản lý bài bản và họ mới dám mở chuỗi. Nếu vẫn giữ theo mô hình truyền thống, việc mở rộng sẽ rất khó khăn.
"Vấn đề là giải quyết tư duy trước. Và giải quyết tư duy thì phải giải quyết cho lớp trẻ trước", Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam nhận định.
MWG đã cân đối được dòng tiền nên sắp chi gần 680 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông? Sở GDCK TPHCM (HoSE) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức của CTCP Đầu tư Thế giới di động (HoSE: MWG). Theo đó, MWG sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt dựa trên kết quả kinh doanh năm 2019 cho các cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không...