MV “So Cold” của Dough-Boy và Ginjin: Khi văn hóa hiện đại và truyền thống không còn khoảng cách
Dough-Boy là một trong những nghệ sĩ Hip-hop đa tài thuộc thế hệ mới của thị trường âm nhạc Hồng Kông trong thời gian gần đây.
Trong MV “So Cold” kết hợp với ngôi sao nhạc Rap Ginjin, hai nghệ sĩ đã chứng minh rằng trong âm nhạc không hề có thứ gọi là rào cản.
Sau hai tháng kể từ khi phiên bản audio của “So Cold” được phát hành, MV cho ca khúc này cũng đã chính thức được rapper/ nhà sản xuất âm nhạc Dough-Boy trình làng vào hôm thứ Hai vừa qua (15/3). Ngoài ra, single mới nhất từ nam nghệ sĩ đến từ Hồng Kông còn có sự tham gia của giọng ca người Mông Cổ Ginjin. Được thực hiện bởi nhà quay phim Mart Sarmiento thuộc ekip chuyên sản xuất video Knowstate cùng đội ngũ sáng tạo Abrahams Creative Division, MV “So Cold” là màn giao thoa đặc sắc giữa hai nền văn hoá khác nhau của các nghệ sĩ.
Rapper Dough-Boy cùng nam nghệ sĩ Ginjin phát hành MV cho ca khúc “So Cold”.
Trong đó, rapper Ginjin thể hiện hình tượng quen thuộc của những người du mục ở Mông Cổ thông qua hình ảnh con đại bàng, cung tên hay màn cưỡi ngựa xuyên qua thảo nguyên đầy tuyết. Trong những khung hình của Dough-Boy, anh lại gây ấn tượng khi cho thấy tinh thần trẻ trung, hiện đại với những trang phục được phối khéo léo cùng hoạ tiết truyền thống. Qua những khác biệt trong phong cách, bối cảnh lần văn hóa của các nghệ sĩ, có thể thấy rõ rằng hai chàng trai tài năng này đã được kết nối với nhau bằng niềm đam mê chung dành cho nhạc Hip-hop.
“So Cold” là bản nhạc Rap do chính Dough-Boy sản xuất, sở hữu nhịp điệu không quá sôi động nhưng vẫn giữ được tiết tấu đủ nhịp nhàng để lôi cuốn người nghe. Cùng với Ginjin, cả hai đều tham gia vào quá trình hoàn thiện lời bài hát. Phần phối khí ca khúc sử dụng nhiều âm synth, hỗ trợ đắc lực cho sự xuất hiện xuyên suốt của tiếng trống điện tử dồn dập. Nội dung “So Cold” chính là góc nhìn của người trẻ trước những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại.
Dough-Boy tên thật là Galaxy Ho. Anh được nhiều khán giả biết đến sau khi giành chiến thắng ở hạng mục “Nhạc phim xuất sắc nhất” tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông vào năm 2014. Sau đó, chàng rapper tiếp tục phát triển sự nghiệp âm nhạc của mình bằng hai album phòng thu bao gồm “Chinglish” (2018) và “Good, Bad & Ugly” (2019), cùng với đó là nhiều đĩa đơn khác. Nam nghệ sĩ cũng từng hợp tác với các tên tuổi đình đám khắp châu Á như Jackson Wang, MC Jin, Tizzy T, LMF, Lexie Liu, MJ116,…
MV “So Cold” – Dough-Boy ft. Ginjin.
Hip-hop: Từ gốc gác bình dân cho đến 'đế chế' văn hóa hùng mạnh
Từ một thể loại âm nhạc hầu như chỉ phát triển mạnh ở thế giới ngầm (Underground), Hip-hop dần trở thành một nền văn hóa tách biệt và không trùng lặp.
Mặc dù tại Việt Nam, phần đông khán giả vẫn ưa chuộng thể loại âm nhạc dễ nghe, dễ nhớ như Pop hay Ballad, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một 'thế giới song song' - Hip-hop. Không rầm rộ, không ồn ã, nhưng Hip-hop lại có sự phát triển 'ngầm' mạnh mẽ tới mức đáng sợ.
Từ một thể loại âm nhạc hầu như chỉ phát triển mạnh ở thế giới ngầm (Underground), Hip-hop dần trở thành một nền văn hóa tách biệt và không trùng lập. Tại đây, không chỉ âm nhạc, công dân của 'nền văn hóa' này còn được sống cùng với những nét đặc trưng đậm đà 'bản sắc'.
Hip-hop chính xác là một thể loại âm nhạc được phát triển từ thập niên 1970 tại Bronx, New York. Mặc dù có xuất xứ tại một vùng, nhưng Hip-hop lại nhanh chóng phổ biến mạnh mẽ ở những khu ghetto (Khu tập trung, sinh sống của những người da màu và khó khăn). Theo một số tài liệu ghi chép, 'Hip' được hiểu là sự nắm bắt, kịp xu hướng nhưng đồng thời cũng mang hàm ý tự giác, tự xoay sở. Còn 'Hop' lại là một từ ngữ dùng để chỉ sự nhảy vọt, sự vươn lên và khi được đặt cạnh 'Hip' nó sẽ cho ra ý nghĩa về 'sự tiến bộ, phát triển nhờ vào trí thông minh cũng như nhạy bén'.
Thời điểm Hip-hop vẫn chưa thật sự phổ biến trên toàn thế giới, nó được ví von như thể loại âm nhạc đặc trưng của một khu vực. Vì là âm nhạc tự phát từ những người da màu di dân từ Caribbean đến vùng ngoại ô New York, nên Hip-hop mang đến những sắc thái hoang dại và phác họa chân thật nhất thực trạng cuộc sống tích cực lẫn tiêu cực.
Lâu dần, Hip-hop không còn đơn thuần là một thể loại âm nhạc mà nó đã phát triển lớn mạnh để trở thành nền văn hóa mang đặc trưng của cộng đồng người da màu. Dù thời điểm hiện tại, Hip-hop đã phổ biến trên toàn thế giới, nhưng khi nhắc đến nền văn hóa này, người ta sẽ nghĩ ngay tới những nghệ sĩ da màu có ngoại hình và phong cách ăn mặc cá tính, mang đậm phong cách đường phố bụi bặm.
Từ xưa đến nay, không ít người đã có định nghĩa sai lầm về Hip-hop. Nó không chỉ gói gọn đơn giản là một thể loại âm nhạc xập xình của người da màu, mà tập hợp trong đó là nhiều nhánh nhỏ đặc trưng được phát triển thành nhiều bộ môn khác.
Nhắc đến Hip-hop thì không thể không đề cập tới Rap - Một trong những thể loại phổ biến nhất mà có lẽ ai cũng biết tới. Từ khi được hình thành, rap đã gắn liền với những đặc trưng của ngôn ngữ đường phố và tiếng lóng (Urbang slang). Đặt vào một số trường hợp, rap sẽ mang những tầng ý nghĩa khá tương đồng nhưng lại khác nhau về sắc thái.
Trong ngôn ngữ bình dân, rap được hiểu đơn giản là từ ngữ để chỉ một cái gõ nhẹ, nhanh và khẽ khàng. Nhưng khi được đặt vào tiếng lóng Mỹ - Phi, rap lại dùng để chỉ những người có ngôn từ sắc bén và khả năng phản ứng nhanh nhạy. Cũng chính vì điều này, những rapper hoàn toàn có thể sử dụng các câu từ mang hàm ý tiêu cực, tối tăm thậm chí dung tục để thể hiện bất kỳ nội dung nào muốn truyền tải.
Graffiti - Thuật ngữ nghe khá xa lạ với nhiều người, nhưng chắc chắn bạn đã từng nhìn thấy nó ít nhất một lần trong đời. Có nguồn gốc từ graphein trong ngôn ngữ Hy Lạp, Graffiti dùng để chỉ một đặc trưng hội họa xuất hiện rộng rãi trong nền văn hóa Hip-hop. Đó chính là những hình vẽ, những nét chữ nguệch ngoạc nhưng có tính toán trên một bề mặt phẳng (thường là tường hoặc sàn).
Để nói về người có sức ảnh hưởng trong việc chơi Graffiti phải nhắc đến Taki (Tên thật là Demetrius), ông sinh ra ở Hy Lạp nhưng sau này chuyển đến sống tại New York. Các tác phẩm Graffiti rất nổi tiếng trong giới Hip-hop và thường được ông trình bài ở các bức tường khu vực tàu điện ngầm. Taki càng trở nên nổi tiếng sau khi trở thành nhân vật được tạp chí nổi tiếng thế giới New York Times phỏng vấn.
Chỉ một thời gian ngắn sau đó, những tác phẩm Graffiti của Taki trở nên phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới và được rất nhiều công dân Hip-hop làm theo. Cho đến thời điểm hiện tại, bộ môn hội họa Graffiti vẫn được sử dụng rỗng rãi trong các sản phẩm thuộc văn hóa Hip-hop như: Đĩa CD, quần áo, xe ô tô, nhà cửa,...
Breakdance cũng là một đặc trưng vô cùng nổi bật thuộc nền văn hóa Hip-hop. Điệu nhảy này được ra đời vào năm 1969, James Brown có thể được xem là người đầu tiên sáng tạo ra điệu nhảy này.
Theo thông tin ghi chép, đây là một điệu nhảy đường phố thuộc thể loại Hip-hop từ các bạn trẻ người Mỹ gốc Phi và gốc Latin khu South Bronx thuộc thành phố New York, rơi vào giai đoạn những năm đầu thập kỷ 70. Trong Breakdance, thường người ta sẽ nhảy trên nền nhạc Funk hoặc Hip-hop, được mix lại để kéo dài thêm những đoạn break.
Breakdance càng được phổ biến rộng rãi hơn khi hai nhóm múa Dynamic Rocker và New York City breaker là những con người mang bộ môn này chu du khắp thế giới.
DJ cũng là một bộ môn thuộc dòng Hip-hop có sức lan tỏa mạnh mẽ trên toàn thế giới. DJ là viết tắt của từ Disc Jockey, dùng để chỉ những người chuyên làm công việc hòa trộn âm thanh, chủ yếu là dòng nhạc Funk và Disco giai đoạn 1970. Một người DJ sẽ làm việc trên một cặp bàn xoay (turntables) gồm có đầu đọc đĩa kết hợp với thiết bị trộn âm (audio mixer) được liên kết với bộ tăng âm và loa (amplifier & speakers).
Ngoài những thể loại kể trên, Hip-hop cũng là nơi bắt nguồn và phát triển cho nền văn hóa Battle . Cụ thể, đầu những năm 1990, làng nhạc Rap thế giới đã được phen chấn động bởi cuộc đụng độ giữa các rapper của 2 miền Đông và Tây nước Mĩ. Vụ xung đột này đã dẫn đến cái chết của 2 rapper 2Pac và Biggie - 2 nam rapper nổi tiếng bậc nhất thời bấy giờ của làng nhạc thế giới.
Không thể phủ nhận, đây chính là một trong những cột mốc khởi nguồn cho nền văn hóa battle trong nhạc rap nói riêng và Hip-hop nói chung. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Hip-hop, battle dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng mà bất kỳ công dân nào trong cộng đồng này cũng ít nhiều phải biết đến.
Từ giai đoạn hình thành cho đến phát triển như ngày hôm nay, văn hóa battle thường được gắn liền với những tính chất máu lửa, quyết liệt, căng thẳng và nổi loạn. Hiện tại, đây không còn đơn thuần chỉ là một nét văn hóa, mà đã trở thành một hình thức thi đấu để so tài cao thấp trong các cuộc thi liên quan đến Hip-hop.
Các quốc gia khu vực phương Tây có thể được xem là nơi mà Hip-hop có sự phát triển mạnh mẽ nhất. Tại 'lãnh địa' này đã sản sinh ra hàng loạt những tên tuổi được xếp vào hàng huyền thoại như: 2Pac, Snoop Dogg, Eminem, Missy Eliott,... Những thế hệ sau này, chúng ta lại có Nicki Minaj, Cardi B, Iggy Azalea, Chris Brown,...
2Pac
Missy Eliott.
Iggy Azalea
Eminem
Nicki Minaj
Có thể nói, đây đều là những tên tuổi có sức ảnh hưởng rộng lớn trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam cũng là một trong các quốc gia tiếp cận và thực hiện hóa được 'giấc mơ' xây dựng một nền văn hóa Hip-hop riêng. Chính xác là vào đầu thập niên 90, Hip-hop bắt đầu du nhập vào Việt Nam thông qua bộ môn B-Boying (Một số vẫn gọi là Breakdance).
Tuy nhiên, phải mất đến hàng chục năm trời, Hip-hop mới thật sự có chỗ đứng và gầy dựng được cho mình một 'thế giới' riêng tại Việt Nam. Không chỉ gói gọn trong một thể loại âm nhạc, những bộ môn thuộc Hip-hop đã được các nghệ sĩ ngầm của Việt Nam khai thác và phát triển một cách mạnh mẽ. Những tên tuổi gạo cội của làng Hip-hop Việt Nam chắc chắn không thể không kể đến: Lil Knight, Lil' Shady, Sơn Kyo, Big Daddy, Datmaniac,...
Các nghệ sĩ tiên phong cho lớp trẻ sau này lại có quá nhiều cái tên không thể kể xiết tại chương trình King of Rap: HIEUTHUHAI, RICHCHOI, Pháo, Kenji,... Họ đều là những gương mặt trẻ mang trên mình sứ mệnh đưa Hip-hop tiệm cận nhiều hơn các đối tượng khán giả. Không chỉ dừng lại trong những khuôn khổ cứng nhắt, các nghệ sĩ trẻ này đã mang đến những biến thể vô cùng tài tình để thể loại âm nhạc này không còn quá 'khó nuốt'.
Năm 2020, Hip-hop thật sự đã trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam. Bằng chứng là các chương trình về Rap dần trở thành 'món lạ' được lòng khán giả. Người ta có thể tạm gác những buổi đi chơi để ngồi trước màn hình xem King of Rap, hay bàn tán rôm rả về các thí sinh tài năng của chương trình.
Dù vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn, thế nhưng một điều cần phải công nhận chính là sự nỗ lực của những nghệ sĩ trong việc xây dựng nền văn hóa Hip-hop tại quốc gia hình chữ S. Kỳ vọng trong tương lai, những con người đã và đang theo đuổi con đường này sẽ luôn giữ cho mình một trái tim nhiệt huyết và luôn sẵn sàng để vỗ ngực tự hào về một nền văn hóa 'Hip-hop Việt Nam'.
Khán giả bất bình khi Jackson Wang cover hit của Trương Học Hữu Cư dân mạng chỉ trích Jackson Wang sau khi nam ca sĩ cover ca khúc tiếng Quảng Đông của Trương Học Hữu. Trong những năm gần đây, Jackson Wang (Vương Gia Nhĩ) đã thành công trong việc xây dựng sự nghiệp tại Đại lục. Trước đó, anh từng có khoảng thời gian ra mắt và hoạt động ở Hàn Quốc với tư cách...