Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 11: Làm giàu từ bần
Cây bần mọc hoang rất nhiều ở vùng sông nước miền Tây và lâu nay trái bần hầu như không có giá trị về kinh tế. Thế nhưng, một phụ nữ ở Trà Vinh đã biến thứ trái tưởng “bỏ đi” này thành đặc sản trứ danh miền Tây.
Bà Cúc đang giới thiệu sản phẩm bần với khách – Ảnh: H.T
Đó là bà Võ Thị Cúc (ngụ ở cù lao Long Trị, xã Long Đức, TP.Trà Vinh, Trà Vinh). Từ một lần dùng bột trái bần nấu lẩu, canh chua cho du khách ăn và ai nấy đều khen ngon, bà nảy ra ý định chế thành bột bần để sử dụng trong nấu nướng. Trầy trật thử nghiệm cách này cách kia do bột bần chỉ dùng được trong ngày, cuối cùng bà Cúc cũng tìm được giải pháp làm bột bần lên men để lâu cả tháng không hư.
Năm 2008, bà Cúc chế bột bần, cho vào hũ loại 350 gr bán lẻ cho khách du lịch, dân địa phương. Ăn ngon nên người nọ truyền miệng người kia, lượng tiêu thụ bột bần tăng mạnh. Bà Cúc mạnh dạn lập cơ sở chế biến bột bần Thủy Tiên với đặc sản bột bần và mứt bần, cung ứng cho thị trường. Năm 2009, ngành chức năng tỉnh Trà Vinh hỗ trợ cho bà mua máy móc để chế biến. Cũng trong năm này, sản phẩm mứt bần và
bột lẩu bần của bà Cúc được công nhận bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.
Video đang HOT
Bà Cúc cho biết mỗi ngày cơ sở Thủy Tiên thu mua từ 100 – 400 kg bần chín do người dân mang tới bán, giá từ 4.000 đồng/kg tùy thời điểm. Sau khi chế biến, bột bần bà bán giá 16.000 đồng/lọ. Hiện nay bột bần, mứt bần không chỉ tiêu thụ mạnh ở Trà Vinh mà còn có mặt trong các siêu thị tỉnh Bến Tre, An Giang, Đồng Nai, TP.HCM và trong các kỳ hội chợ nhiều nơi.
Bà Cúc kể: “Lúc đầu tôi cũng ngại lắm, vì bần là loài cây nghe tên thấy buồn quá, không biết bán có ai chịu ăn không. Rồi ngày tết, ngày vui ai dám mua “bần” về ăn đây. Nhưng sau khi làm, bán thử, sản phẩm từ trái bần được gửi vào các siêu thị cận tết năm 2009 đã bán hết vèo. Nhờ vậy mà tôi mạnh dạn làm tới”. Đến nay, bà Cúc đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và giúp người dân quê có thêm thu nhập.
Bà Cúc nói ở miền quê các tỉnh ĐBSCL, cây bần mọc thành rừng và các loài như tép bần, cá tra bần… sống dưới gốc cây bần nhiều lắm, chúng là sản vật của rừng bần. Các món ăn này nếu phối hợp với lẩu bần, mứt bần giữa khung cảnh rừng bần sẽ tạo thành hương vị miền quê tuyệt vời. Nếu các tour du lịch chú ý các điểm độc đáo này mà khai thác thì dân nghèo bớt khổ, trái bần được nâng cao giá trị.
Theo TNO
Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 13: Đi lên từ nước đá
33 tuổi, có trong tay tiền tỉ, tạo công ăn việc làm cho hơn 20 lao động là điều mà Trần Minh Quang (xã Quang Phú, TP.Đồng Hới, Quảng Bình) không dám nghĩ đến khi mới khởi nghiệp.
Chúng tôi đến cơ sở sản xuất nước đá, nước tinh khiết của Công ty TNHH TM-SX-XDTS Tiến Dũng tầm xế trưa nhưng nhà máy vẫn chạy đều đặn, công nhân vận hành, bốc hàng lên xe không ngừng nghỉ. Gặp khách, vị giám đốc trẻ Trần Minh Quang hồ hởi bắt tay, tiếp chuyện. Anh cho biết, mỗi ngày cơ sở sản xuất khoảng 300 bình nước tinh khiết 10 lít hiệu Khe Su và 2 tấn đá lạnh sạch. Tính ra doanh thu mỗi năm khoảng 2,5 tỉ đồng và lãi gần 1 tỉ đồng.
Anh Quang đang gia cố lại các bình nước tinh khiết - Ảnh: T.Q.N
Ít ai biết đó là cơ sở sản xuất nước đá sạch đầu tiên ở Đồng Hới. Ý tưởng khởi nghiệp bằng nghề này đến với Quang từ thời còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Mặc dù theo học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản nhưng Quang lại đam mê nghề sản xuất nước đá. Những lần đi đây đó anh quan sát và nhận thấy nhu cầu sử dụng nước đá rất lớn, nhất là trong những ngày hè trong khi ở quê anh vẫn chưa ai làm nước đá sạch dạng từng viên tròn.
Năm 2007, tốt nghiệp đại học, anh bàn với bố mẹ hùn vốn cùng bà con mở cơ sở sản xuất. Anh tìm mua máy làm đá ở TP.HCM, tìm mua máy sản xuất nước tinh khiết ở Hà Nội, sắm xe vận chuyển hết khoảng 1,5 tỉ đồng. Mua về, lắp đặt, được chuyển giao công nghệ nhưng để làm thành thạo và có kinh nghiệm, Quang phải tiếp tục lặn lội, âm thầm theo học nghề ở các cơ sở tại những thành phố lớn.
Đúng như Quang nhận định, đá sạch sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu. Thậm chí, vào mùa hè cơ sở luôn trong tình trạng cháy hàng, các nhà hàng, khách sạn thường phải đến chờ đợi. Thấy làm ăn được, nhiều người trong thành phố học nghề làm theo, giờ cơ sở nào cũng ổn định. Quang chia sẻ, do sản xuất nước đá cùng với hệ thống làm nước tinh khiết nên có phần thuận lợi hơn, chất lượng tốt hơn.
Được đà trong hướng kinh doanh, phục vụ, Quang nhận lại một nhà hàng hải sản bên bờ biển Quang Phú rồi thuê người cải tạo, bày bố lại. Với tiêu chí đáp ứng, làm hài lòng khách đến, nhà hàng của Quang luôn đông đúc. Đá sạch sản xuất ra, có một phần không nhỏ cung cấp cho chính nhà hàng của Quang. Bây giờ, tổng số người làm cho 2 cơ sở của Quang luôn khoảng 20 người, lúc cao điểm có thể hơn, lương tháng 3 triệu đồng/người.
Thành công trong kinh doanh nước đá sạch, nước tinh khiết nhưng Quang không quên ngành đã học là nuôi trồng thủy sản. Anh vẫn luôn ấp ủ hướng nuôi các loại đặc sản để từ đó cung cấp cho nhà hàng, tạo thành một vòng sản xuất, tiêu thụ khép kín.
Theo TNO
Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 10: Liên kết nuôi thỏ Không chỉ nuôi thỏ giỏi, làm giàu, ông Nguyễn Văn Tập ở xã Tân Thành, H.Đức Trọng, Lâm Đồng còn tổ chức liên kết nhiều hộ nông dân cùng nuôi thỏ, thu nhập cao. Từ 3 cặp thỏ giống nhập ngoại Bà Ngô Thị Mỹ Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành (Đức Trọng) giải thích với chúng tôi lý do...