Mưu sinh trong đêm Hà Nội lạnh giá
Mặt đường cầu Vĩnh Tuy hun hút gió lạnh thổi rát mặt người qua đường. Dưới chân cầu là một nhóm lao động phổ thông tụ nhau lại bên đống lửa bập bùng. Liên tục hơ lửa nhiều để lấy hơi ấm, họ hút thuốc lào liên tục và trò chuyện râm ran.
“Lạnh thế này, trâu bò cũng chết, thì người chịu sao nổi?“, anh Dũng, quê ở Thanh Hóa suýt xoa khi gió lạnh cứ thổi mãi và trời đã thêm mưa bụi.
Lạnh, nhưng vẫn phải sống
Trời Hà Nội và cả miền Bắc đang oằn mình trong giá lạnh, cái rét năm nay thật quay quắt. Nhiều gia đình đã sắm sửa thêm vật dụng cần thiết để sưởi ấm như máy sưởi, chăn, nệm…, thậm chí quyết sắm cả ô tô để đi ra đường cho đỡ lạnh. Nhưng với những người nhập cư vào Hà Nội kiếm miếng cơm qua ngày thì những của nải trên thật quá xa xỉ và cái rét đối với họ, thật tai hại.
Nhóm lửa sưởi ấm trên mặt đường cầu Vĩnh Tuy
“Gần 1 tháng rồi, chúng tôi cứ phải bám mặt đường trong giá rét như thế này. Ngày rét thì đã đành, nhưng khi đêm xuống thêm mưa phùn nữa thì chỉ biết co rúm luôn. Nhưng không đi làm thì cuộc sống gia đình lại khó khăn”, anh Hà, người Hưng Yên lên Hà Nội làm nghề xe ôm mấy năm nay tâm sự.
Anh cho biết thêm là nhà không còn ruộng, được ít tiền đền bù thì đã bỏ ra xây cái nhà, mua thêm cái xe máy làm nghề xe ôm. Một thời anh làm xe ôm ở TP.Hưng Yên, nhưng ở đó làm ăn khó khăn, ít khách nên anh đành lên Hà Nội “vì có con gái đang theo học ở Trường Sư phạm Hà Nội, lên đây làm cho cha con gặp nhau và đỡ đần nhau. Mấy ngày nay rét qua nên không có khách đi chú ạ, cả ngày mới kiếm được 50.000 đồng”.
Gió lạnh vẫn rít liên hồi kì trận trên cầu Vĩnh Tuy, đám xe ôm mặt tái mét, tụ lại bên bếp lửa chỉ còn lại than hồng. Trong đêm đông lạnh buốt, họ trò chuyện râm ran như thể muốn những câu chuyện phiếm sẽ giúp họ quên đi cái lạnh đang chà sát da thịt mình.
7h tối, khi không còn hi vọng về một vị khách thuê “ cửu vạn” nào nữa, đám lao động phổ thông dưới chân cầu đành lục tục kéo nhau ra về. Dù đã trân mình trong tiết trời khắc nghiệt nhưng với họ, đó vẫn là một ngày tay trắng vì trong những ngày rét buốt như thế này, người ta ít có việc gì cần thuê mua lao động. Ra về, những người nhập cư này chỉ còn nước hi vọng vào một ngày mai sẽ có người thuê mình và đỡ lạnh hơn…
Khu vực chân cầu Long Biên được coi là đông đảo và xôm tụ nhất của dân buôn và lao động ngoại tỉnh. Nhưng chuyến xe buýt vẫn vội vã đi về. Nhìn người ta thu mình đợi xe đến mới biết cảm giác tê tái nhường nào.
Chị Hoa, một người ở ngoại thành đến khu vực này để bán bánh mì vẫn đon đã mời chào khách qua lại ở khu vực bến xe. “Ngày rét người ta ngại ăn bánh mì vì nó nhanh khô, và cứng, không ủ nóng được lâu coi như là vứt. Bánh mì nguội có cho thì người ta vứt đi. Khó nhọc vậy, lại đông người bán, nhưng không làm nghề này biết làm gì?”, chị Hoa nói. Nhìn dáng chị bươn bả trong đêm đông mới thấy hết nỗi khó nhọc của người nghèo nơi thị thành.
Video đang HOT
Vẫn vui vì rét
Nhiều khu phố bán quần áo như Trần Nhân Tông, Kim Liên, Chùa Bộc…, quần áo rét được chọn lựa nhiều nhất và bán chạy nhất. Các chủ hàng đang… vui vì rét khi các đợt xả hàng ồ ạt diễn ra.Chủ cửa hàng ở 17b7 Phạm Ngọc Thạch cho biết: “Mấy hôm nay mình bán chủ yếu áo ấm và bán rất chạy. Mong đợt rét này kéo dài đến cuồi tuần thì buôn bán mới kiếm được chút ít chứ mùa đông mà nóng như mùa hè thì làm ăn sao được anh?”.
Co ro trong giá rét ở chợ đầu mối Long Biên
Trời Hà Nội buốt lạnh nhưng vẫn có nhiều thú vui cho giới trẻ như la cà quán xá, trà nóng, bắp ngô, ngồi ăn lẩu vỉa hè… bất chấp nhiệt độ ban đêm ở Hà Nội là dưới 8 độ C. Đợt rét này rơi trúng những ngày cuối tuần, cộng với gần đến Tết âm lịch, học sinh, sinh viên đã thi học kỳ xong, nên đây là dịp xả stress, đã khiến các phố ẩm thực của Thủ đô đông vui, nhộn nhịp hơn. Bên những chảo thịt nướng thơm phức, những nồi lẩu đang nghi ngút khói, nhiều thực khách vui cười hả hê vì được tận hưởng hương vị của món ngon mùa đông Hà thành.
Đó là chưa kể nhiều bạn trẻ đã có những chuyến đi xa lên Sapa, Mộc Châu, Lạng Sơn… để cảm nhận được giá lạnh thực sự và sờ được vào bông tuyết.
Trong không gian ngập tràn hơi lạnh, bên sự mưu sinh thì cuộc sống con người vẫn tuôn chảy theo đủ sắc màu. Một người bạn của tôi đã viết về mùa đông năm nay trên facebook của mình:
“Hà Nội mùa đông đẹp nhất vào ban đêm. Khi ấy, con người đang cuộn chặt trong chiếc chăn ấm áp, cả thành phố chìm trong yên lặng, những con phố dài vắng bóng người qua, ánh sáng từ ngọn đèn cao áp xuyên qua những tán lá cây cổ thụ in trên lòng đường những đốm sáng, chấm ráng như những ánh sao trên nền trời cao rộng vậy. Đây cũng là thời điểm những âm thanh nhỏ nhặt, yếu ớt ban ngày có cơ hội vang lên: Tiếng sóng Hồ Tây rì rào vỗ bờ, tiếng gió rít mạnh qua từng khe cửa… Nhưng, tôi đặc biệt yêu mến với những âm thanh phát ra từ cuộc sống của con người trong đêm đông: Tiếng đàn ghi ta của một cậu sinh viên nhớ nhà da diết; tiếng chổi tre quét rác của bác lao công, tiếng rao đêm khàn đặc của cô bán hàng rong và tiếng kĩu kịt đạp xe của mấy người lái buôn. Trong những đêm đông như thế, ta mới cảm nhận được sự vất vả, nhọc nhằn của những kiếp người kiếm ăn đêm…”.
Mùa Đông thực sự đã về trên thành phố, và những cảnh đời ngang trái, những số phận long đong, những kiếp người lao động nhập cư… hàng ngày vẫn phải tìm đủ cách để mưu sinh trên những con phố nhỏ, giờ lại gồng mình chống đỡ với mưa phùn, giá rét khi đêm xuống. Với họ, đó là một thử thách khắc nghiệp nhất.
Theo PLVN
Trẻ vùng cao chơi cù để xua tan giá lạnh
Để sưởi ấm người trong cái lạnh 10 độ C, đám trẻ miền núi ở Pà Cò, Mai Châu (Hòa Bình) tìm đến trò đánh cù quen thuộc giữa màn sương mờ ảo.
Trong buổi sáng đầu tiên của năm, hàng chục trẻ em người Mông ở bản Hang Kia (Mai Châu) căng dây đánh cù (tiếng Mông gọi là Vi Vồng) giữa thời tiết giá lạnh.
Người Mông chơi loại cù gỗ (quay) rất riêng: phần trên không có tu, phía dưới vót nhọn. Hầu hết cù đều được các em tự đẽo bằng tay, không tiện tròn mịn, không có bi hoặc đinh như quay của trẻ em Kinh.
Người Mông cũng có cách bổ cù riêng và rất chuẩn. Các em nhỏ thường tay cầm cù cao ngang gáy rồi ném cù xuống theo phương thẳng đứng, tay giật dây di chuyển từ dưới lên trên...
... và chúi toàn thân người về phía trước để bổ.
Hoặc để cù ở khoảng ngang bụng rồi lăng ra, tay giật dây di chuyển gần như song song với mặt đất.
Dây được cuốn giữ quanh thân, khi cù văng ra kết hợp với lực giật đầu dây sẽ giúp cù quay tít hơn.
Người Mông có đặc điểm chơi cù rất giỏi, nhiều trẻ em bổ phát nào trúng phát ấy.
Những con cù bị "ăn" (đánh trúng) sẽ lõm hoặc xước đầy mình. Trò chơi dân gian này vẫn để lại những câu truyền miệng : "Càng vố càng vu, ăn vố trả vố"... và thường được chơi vào dịp lễ hội truyền thống của người Mông.
Trong tiết trời lạnh 10 độ C và sương mù dày đặc, chơi cù cũng là biện pháp làm nóng người. Nhiều em chỉ đi dép, đầu trần, không tất, không găng tay giữa giá lạnh.
Hoặc cùng lắm là khoác thêm chiếc áo ấm có mũ để chắn gió.
Niềm vui chiến thắng giản dị của các em nhỏ.
Hoàng Hà
Theo VnExpress
Phận phu đêm nhọc nhằn trong bóng tối 2h sáng, chợ đầu mối Phú Hậu bắt đầu hoạt động. Người buôn kẻ bán từ các ngả đường kéo về. Những chuyến xe tải từ Hà Nội vào, từ Đà Lạt ra mang theo hàng tấn rau quả dần tập kết. Đây là thời điểm bắt đầu công việc của các cửu vạn. Nhọc nhằn phu đêm Ở thành phố Huế, Đông...