Mưu đồ của giới tài phiệt truyền thông
Mạng lưới truyền thông trên thế giới trong xu thế toàn cầu hóa đang bị các nhà tài phiệt lũng đoạn. Qua tiềm lực tài chính của mình, họ rắp tâm sử dụng quyền sở hữu các phương tiện truyền thông như một công cụ để can thiệp vào chính trường, hòng đảm bảo đường công danh chính trị cũng như lợi ích kinh tế lâu bền.
Cho đến thời điểm này, các hãng thông tấn lớn nhất như BBC và Reuters của Anh, AP và UPI của Mỹ, AFP của Pháp, DPA của CHLB Đức, ANSA của Italia, hay Kyodo News của Nhật Bản… cũng như các tờ báo có lượng phát hành hàng đầu thế giới tuyệt nhiên không hề đả động gì đến bài trả lời phỏng vấn của bà Carla Del Ponte, đương kim Chủ tịch Ủy ban đặc biệt của LHQ về vũ khí hóa học (UNSCW), được Đài Truyền hình SRF của Thụy Sĩ phát trực tiếp vào buổi sáng ngày 28/8, khẳng định lực lượng đối lập tại Syria là thủ phạm sử dụng vũ khí hóa học. Họ chỉ tập trung “vào hùa” với nhau trích dẫn những lời đe dọa sặc mùi hiếu chiến từ giới lãnh đạo phương Tây, nhằm “trừng phạt Tổng thống Syria Al-Assad do đã dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) tàn sát dân chúng”(?!).
Việc cố ý đưa tin phiến diện một chiều hòng phục vụ cho mưu đồ chính trị cùng sách lược “nô dịch văn hóa” của họ, nhằm tác động đến lượng độc giả không có lập trường nhất quán.
Chiến thuật dài hơi
Một ông trùm truyền thông là người như thế nào? Chuyên gia phân tích tin tức nổi tiếng người Canada David Taras định nghĩa rành rọt: “Đó là một người sở hữu hệ thống truyền thông hùng mạnh, luôn coi mình là một doanh nhân kiêm nhà báo cộm cán, đồng thời cũng là một người hoạt động tích cực trong lĩnh vực chính trị. Tầm ảnh hưởng của ông trùm không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực đưa tin thuần túy, mà còn có thể dùng phương tiện sở hữu của mình gây áp lực lên các luồng dư luận khác nhau. Ông trùm bỏ tiền ra mua một tờ báo hay đài truyền hình nào đó không chỉ để kiếm lợi nhuận đơn thuần, mà trước hết nhằm tạo điều kiện can thiệp mạnh mẽ vào chính trường”.
Còn tờ Neue Zurcher Zeitung, nhật báo tiếng Đức hàng đầu Thụy Sĩ ấn hành ở Zurich từng nêu quan điểm của nhóm biên tập viên chủ lực của mình, bao gồm 3 cây bút gạo cội là Michael Kus, Stephan Russ-Mall và Adam Stsinol. Theo đó thì việc xuất hiện của nhà tài phiệt truyền thông liên quan trực tiếp đến sự tập trung thâu tóm trong lĩnh vực này. Khi chủ sở hữu các ấn phẩm quyết định rao bán bởi việc kinh doanh tin tức thua lỗ, lập tức những nhà đầu tư giàu có liền nhảy vào mua lại, vì muốn sử dụng phương tiện truyền thông cho các mục tiêu kinh tế và chính trị lâu dài.
Nhóm tác giả nói trên đưa ra các ví dụ tiêu biểu xảy ra tại Mỹ chỉ nội trong tháng 8/2013 vừa qua, khi trùm tài phiệt John W. Henry quyết định mua lại tờ The Boston Globe một trong những nhật báo lâu đời nhất tại Mỹ; hay tỉ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành của Hãng Amazon.com, công ty bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới đã trở thành chủ sở hữu mới của tờ The Washington Post; hoặc tạp chí danh tiếng Newsweek cũng là tờ tuần báo đứng hàng thứ 2 tại Hoa Kỳ, đã được Tập đoàn Truyền thông kỹ thuật số IBT Media thuộc sở hữu của cặp doanh gia Etienne Uzac và Johnathan Davis “mua đứt”.
Tất cả các phi vụ giao dịch nêu trên đều được chủ sở hữu mới mua với giá không hề rẻ như thường thấy đối với các công ty đang trên bờ vực phá sản, chứng tỏ mưu đồ phải thâu tóm “bằng mọi giá” của giới tài phiệt truyền thông.
Ông trùm truyền thông S. Berlusconi từng 3 lần làm Thủ tướng Italia và nhà tài phiệt A. Babis kiêm Chủ tịch phong trào ANO! ở Cộng hòa Czech.
Video đang HOT
Dấu ấn Đông Âu
Vẫn theo nhóm biên tập kỳ cựu của tờ nhật báo Neue Zurcher Zeitung, thì tình hình ở các nơi khác bên ngoài Hoa Kỳ có vẻ phức tạp hơn, bởi không tồn tại một “mẫu số chung” duy nhất. Trong khi nhà tài phiệt người Australia Rupert Murdoch lâu nay thường sử dụng đế chế thông tin, bao gồm mạng lưới báo chí và đài truyền hình hùng hậu của mình để hậu thuẫn cho quan điểm chính trị của một đảng phái nào đó; ngược lại tỉ phú truyền thông Silvio Berlusconi ở Italia quyết chí “dấn thân” vào chính trường, rồi trở thành người đứng đầu nội các đến 3 lần trong vòng chưa đầy một thập niên.
Nhà tài phiệt S. Berlusconi chính là hiện thân của “hình mẫu” tập trung sở hữu các phương tiện truyền thông trước, để nhắm đến việc thâu tóm quyền lực đỉnh cao ở giai đoạn kế tiếp. Quá trình này tuần tự diễn ra theo thời gian, được giới tài phiệt rắp tâm thực hiện cho mưu đồ chính trị của họ.
Siêu tỉ phú J. Bezos – ông chủ mới của nhật báo hàng đầu nước Mỹ The Washington Post.
Tiêu biểu là siêu tỉ phú Andrej Babis của Cộng hòa Czech, người được truyền thông Đông Âu đặt biệt danh là “Berlusconi đệ nhị” qua việc “nuốt chửng” Tập đoàn Truyền thông Mafra lớn nhất Cộng hòa Czech vào cuối tháng 6 vừa qua. Đồng thời A. Babis cũng là thủ lĩnh của phong trào ANO!, một tổ chức chính trị tuy mới nổi nhưng rất “đáng gờm” trong cuộc bầu cử Quốc hội Czech vào năm 2014 sắp tới.
Hoặc gần đây nhất là nhà tài phiệt truyền thông Delyan Peevski ở Cộng hòa Bulgaria, người đã dùng thực lực tối thượng của mình để được bổ nhiệm chức danh đứng đầu Cơ quan An ninh quốc gia (DANS), tạo nên một làn sóng biểu tình phản kháng quy mô toàn quốc kéo dài suốt từ giữa tháng 6/2013 đến nay, đòi D. Peevski cũng như Chính phủ liên minh của Thủ tướng Plamen Oresharski phải từ chức.
Nữ ký giả dũng cảm D. Gavlak (ảnh trái) “dám” đương đầu với “siêu đế chế” truyền thông toàn cầu, qua bản tin kèm hình ảnh phiến quân Syria thừa nhận đã dùng WMD sát hại đồng đội của mình.
Duy nhất ở Liên bang Nga là giới tài phiệt truyền thông không thể “gia nhập” vào hàng ngũ lãnh đạo chóp bu, còn tại một số quốc gia ở Đông Âu khác trong khối XHCN trước đây như Ukraina, Romania, Serbia, hay Albania đều có sự hiện diện của các chủ sở hữu hệ thống thông tin rộng lớn tham gia vào chính quyền ở cấp nhà nước, trong vai trò bộ trưởng đầu ngành hoặc chức danh tương đương.
Đồng thời nhóm tác giả của nhật báo Neue Zurcher Zeitung đã trích dẫn lời ông Lanny Ramsay, vị chuyên gia truyền thông hàng đầu ở bán đảo Balkan: “Tổng số các tờ báo và kênh truyền hình trong vùng là quá nhiều so với tỉ lệ dân số, do vậy chủ sở hữu các phương tiện truyền thông áp đảo dễ bề sử dụng ảnh hưởng của mình để gây áp lực lên giới chính khách, khiến họ phải tạo ra các chính sách có lợi cho đế chế truyền thông của mình”.
Giới tài phiệt có khách quan không?
Một ví dụ đặc trưng khác minh chứng cho chính sách “thiên vị cố hữu” của giới tài phiệt truyền thông, là cho đến tận thời điểm này, các hãng thông tấn lớn nhất như BBC và Reuters của Anh, AP và UPI của Mỹ, AFP của Pháp, DPA của CHLB Đức, ANSA của Italia, hay Kyodo News của Nhật Bản… cũng như các tờ báo phát hành khắp thế giới như The New York Times và The Wall Street Journal của Mỹ, La Repubblica và Corriere della Sera của Italia, The Daily Telegraph và The Sunday Times của Anh, Yomiuri Shimbun của Nhật Bản, hay The Australian ở Australia… tuyệt nhiên không hề đả động gì đến bài trả lời phỏng vấn của bà Carla Del Ponte, đương kim Chủ tịch Ủy ban đặc biệt của LHQ về vũ khí hóa học (UNSCW), được Đài Truyền hình SRF của Thụy Sĩ phát trực tiếp vào buổi sáng ngày 28/8 vừa qua, khẳng định lực lượng chống đối lập tại Syria là thủ phạm sử dụng vũ khí hóa học; mà chỉ tập trung “vào hùa” với nhau trích dẫn những lời đe dọa sặc mùi hiếu chiến từ giới lãnh đạo phương Tây, nhằm “trừng phạt Tổng thống Syria Al-Assad do đã dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) tàn sát dân chúng”(?!).
Người dân Bulgaria biểu tình phản đối các ấn phẩm của trùm tài phiệt D. Peevski khiến tình hình đất nước thêm bất ổn.
Thông tin mới nhất liên quan đến cuộc chiến tại Syria, là ngay trước thời điểm Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa ra những bằng chứng mơ hồ “thu thập từ mạng Internet” cáo buộc quân chính phủ Syria sử dụng WMD, thì nữ ký giả Dale Gavlak của Hãng tin Mỹ AP đã lặn lội vào tận sào huyệt của lực lượng phiến quân, tọa lạc trong khu vực Ghouta thuộc ngoại vi phía đông thủ đô Damascus tìm hiểu thực tế. Rồi được một chiến binh thuộc phe nổi dậy chống Chính phủ Syria tiết lộ, rằng đã cùng các đồng đội nhiều lần sử dụng nhầm WMD.
Số vũ khí này do Cơ quan Tình báo Arập Xêút cung cấp, nhưng lại không nói rõ đó là đầu đạn pháo chứa chất độc sarin nên phiến quân… mặc sức sử dụng. Nữ ký giả D. Gavlak là một cây bút dày dạn kinh nghiệm rất có uy tín, đang là phóng viên thường trú của AP tại Trung Đông suốt 2 thập niên qua. Trước đó, cô từng làm việc cho tổ hợp truyền thông khổng lồ National Public Radio (NPR), bao gồm 900 đài phát thanh rải khắp Hoa Kỳ.
Điều mỉa mai là nguồn tin của nữ phóng viên chiến trường nổi tiếng D. Gavlak lại không được Ban lãnh đạo AP duyệt đăng, vì hãng truyền thông được dẫn dắt bởi ông trùm Gary B. Pruitt từng là cựu Chủ tịch Hiệp hội Báo chí Mỹ (NAA), quy tụ hơn 2.000 tờ báo ở Hoa Kỳ và Canada này không muốn tuyên truyền “gây bất lợi”, cản trở vai trò sen đầm quốc tế của Washington. Nguồn tin gây chấn động thế giới về sự thừa nhận trách nhiệm sử dụng WMD của phiến quân Syria, chỉ duy nhất được trang web Infowars.com của nhà làm phim tài liệu nổi tiếng người Mỹ Alex Jones chấp nhận đăng tải.
A. Jones là người từng lên tiếng cáo buộc Chính phủ Hoa Kỳ đứng đằng sau vụ đánh bom tòa nhà Liên bang ở thành phố Oklahoma City trong năm 1995, hay vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tại New York và Washington.
Theo khampha
Thí sinh thoát y trên gameshow ăn khách ở Anh
Các bậc phụ huynh tại Anh đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi cơ quan giám sát truyền thông cuối cùng cũng ra quyết định khiển trách đài truyền hình ITV vì chiếu cảnh thoát y không được làm mờ trong một chương trình thực tế ăn khách.
Trong một đánh giá về giới hạn đối với các chương trình truyền hình, Cơ quan giám sát truyền thông Anh Ofcom phát hiện ra rằng đài truyền hình ITV đã phá vỡ những quy tắc bằng việc chiếu hình ảnh một vũ công thoát y trước 9 giờ tối.
Ofcom nói rằng ITV đã vượt qua một "ranh giới rõ ràng" với việc trình chiếu vũ công Scarlet Cuffs "trút bỏ xiêm y" trên sân khấu trong một tập của chương trình Britain's Got More Talent, một chương trình phụ của Britain's Got Talent.
Tập này đã được chiếu lại 3 lần trước khung giờ quy định, bao gồm vào1h30 chiều - và có gần 350.000 trẻ em dưới 15 tuổi xem.
Đây là lần đầu tiên Ofcom phát hiện Britain's Got Talent hay The X Factor đã vi phạm các quy tắc về việc phát sóng những hình ảnh không phù hợp với trẻ em trong khung giờ quy định.
Scarlet Cuffs, tên thật là Charlie Knight, đã lần xuất hiện trên Britain's Got More Talent vào hôm 13/4. Các cảnh quay trong chương trình phụ (spin-off) của ITV2 không được phát trên chương trình chính của Britain's Got Talent.
Knight, 31 tuổi, đã xuất hiện trên sân khấu với một bộ đầm lấp lánh trước khi hát bài The Bare Necessities trước các giám khảo Simon Cowell, David Walliams, Alesha Dixon và Amanda Holden.
Sau đó, cô ấy từ từ kéo khóa váy và sử dụng một chiếc khăn quàng cổ lông vũ để che chắn phần nhạy cảm rồi lắc lư vòng 3 theo điệu nhạc trước sự kinh ngạc của cả khán giả lẫn ban giám khảo.
Các bậc phụ huynh tại Anh đã lên tiếng phản đối chương trình này vì cho rằng những hình ảnh như vậy có ảnh hưởng không tốt tới những đứa trẻ và yêu cầu Ofcom can thiệp.
"Bảo vệ trẻ em khỏi những nội dung tiềm tàng độc hại là quan tâm chính của Ofcom, phản ánh công việc mà chúng tôi đang theo đuổi đó là yêu cầu các đài phát thanh, truyền hình tuân thủ quy định trình chiếu các chương trình có nội dung phù hợp với cả trẻ em và người lớn trước 9 giờ tối," Ofcom cho hay.
Theo VNN
Ông Obama "cô đơn" trong việc trừng phạt Syria? Trước thềm cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội sắp diễn ra, Tổng thống Barack Obama cùng các thành viên trong chính quyền ông này đang dồn những nỗ lực cuối cùng vào việc tìm kiếm, tập hợp sự ủng hộ cho một cuộc tấn công trừng phạt nhằm vào Syria. Tổng thống Obama sẽ lên sóng liên tiếp trong 6 chương trình truyền...