Mường Thanh – Điện Biên: Điểm đến du lịch độc đáo, thân thiện của vùng Tây Bắc
Nằm ở cực Tây của đất nước, có diện tích rộng, giàu tài nguyên, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ ‘lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu’, Điện Biên có nhiều tiềm năng, lợi thế đặc biệt để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Vùng đất Mường Thanh – Điện Biên từng là thủ phủ, trung tâm của vùng Tây Bắc với nhiều lợi thế khác biệt. Đường biên giới dài (hơn 455 km) với nhiều cửa khẩu, lối mở tiếp giáp Lào, Trung Quốc là điều kiện thuận lợi để Điện Biên kết nối kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Ngoài 2 tuyến đường bộ Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội và Điện Biên – Lai Châu – Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ…, Điện Biên còn có đường hàng không kết nối với 2 thành phố lớn của đất nước là Hà Nội và TP.HCM. Vị trí địa kinh tế, quốc phòng đặc biệt quan trọng trong khu vực Tây Bắc cũng tạo thêm điều kiện thuận lợi để Điện Biên khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ, thương mại, kinh tế cửa khẩu với các tỉnh trong khu vực Tây Bắc và các nước trong tiểu vùng.
Sản phẩm du lịch đặc biệt và khác biệt của Điện Biên là du lịch lịch sử – tâm linh. Chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng đã để lại cho Điện Biên một quần thể di tích với 45 điểm di tích thành phần, như Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, đồi A1, cầu Mường Thanh, hầm Đờ Cát… Đáng chú ý, với sự đầu tư hoàn thiện bức tranh panorama tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và đưa vào khai thác, phục vụ khách tham quan, Điện Biên đã tạo thêm sức hút đối với du khách.
Chia sẻ về kế hoạch của tỉnh Điện Biên trong việc bảo tồn và phát huy lợi thế du lịch, ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: “Chúng tôi đang triển khai nhiệm vụ xây dựng quy hoạch chi tiết việc bảo tồn và tôn tạo các di tích của chiến trường Điện Biên Phủ, dự kiến hoàn thiện trong năm nay. Trên cơ sở quy hoạch, tỉnh sẽ tiếp tục mời gọi và tập trung nguồn lực để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích, làm mới và sinh động hơn, đưa những thông điệp của chiến thắng lịch sử đến với du khách nhiều hơn…”.
Bên cạnh những di tích lịch sử ghi dấu ấn hào hùng của dân tộc, Điện Biên có 33 di tích văn hóa phi vật thể được xếp hạng, trong đó có một di tích quốc gia đặc biệt, 14 di tích cấp quốc gia và 18 di tích cấp tỉnh. Cùng với đó, tỉnh có 18 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 2 di sản được UNESCO ghi danh là nghệ thuật xòe Thái và di sản thực hành Then.
Ngoài ra, Điện Biên còn có thế mạnh về phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, ẩm thực, du lịch khám phá, nghỉ dưỡng gắn với đời sống văn hóa đặc sắc của 18 cộng đồng dân tộc thiểu số là những cư dân bản địa.
Với lợi thế đặc biệt, những năm qua, Điện Biên đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Năm 2023 là năm đầu tiên Điện Biên đón 1 triệu lượt khách, tăng gần 25% so với năm 2022; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 1.750 tỷ đồng.
Năm 2024, Điện Biên đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia với khẩu hiệu “Vinh quang Điện Biên Phủ – Trải nghiệm bất tận”. Từ góc nhìn của doanh nghiệp lữ hành, bà Tạ Thị Tú Uyên, Giám đốc Ban Sản phẩm dịch vụ, Công ty Du lịch Vietravel cho rằng, Điện Biên cần khai thác thêm các sản phẩm du lịch văn hóa, để đem lại trải nghiệm cho du khách khi đặt chân đến mảnh đất lịch sử.
Video đang HOT
“Không chỉ có điểm nhấn sản phẩm chủ lực là chiến trường Điện Biên Phủ, tại Điện Biên còn có rất nhiều điều để chúng ta khám phá về thiên nhiên, về con người, những làng nghề truyền thống, huyền tích Uva, những suối khoáng nóng kết hợp chăm sóc sức khỏe… Đây là nguồn nguyên liệu rất tốt để Điện Biên đẩy mạnh khai thác, thu hút thêm nhiều khách du lịch”, bà Uyên chia sẻ.
Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Điện Biên trong thời gian vừa qua, khi xây dựng bản kế hoạch tổng thể để đăng cai Năm Du lịch quốc gia Điện Biên. Tỉnh đã phối hợp tốt với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành và các doanh nghiệp du lịch để hoàn thiện chương trình, đáp ứng nhu cầu của du khách và trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng như những năm tiếp theo.
Điện Biên đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ trở thành trung tâm du lịch của vùng; nâng tỷ trọng giá trị gia tăng các ngành dịch vụ, du lịch chiếm khoảng 10% GRDP của tỉnh; tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân và tổng thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân 15%/năm.
Để đạt được các mục tiêu này, thời gian tới, tỉnh sẽ quan tâm xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù thu hút đầu tư phát triển du lịch để khai thác tối ưu tiềm năng du lịch theo phương châm “biến di sản thành tài sản; biến văn hóa thành hàng hóa; biến tài nguyên thành tài chính”, xây dựng Điện Biên thành điểm đến du lịch độc đáo, thân thiện của vùng Tây Bắc.
Tủa Chùa - Cô sơn nữ ẩn hiện giữa mây ngàn Tây Bắc
Có lẽ trên dải đất điệp trùng Điện Biên, không vùng đất nào chứa đựng những nét đặc sắc mang đậm vẻ đẹp đặc trưng Tây Bắc như Tủa Chùa.
Nơi đây không chỉ được biết đến với nhiều đặc sản nức tiếng như rượu mông pê, chè tuyết shan, gà đen... mà còn là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách ưa trải nghiệm.
Bãi đá cổ Tả Phìn
Tủa Chùa có 3/4 diện tích là núi đá tai mèo, núi đá vôi, ít sông, suối khiến người ta liên tưởng đến sự khắc nghiệt và cằn cỗi. Song, miền đất này được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ. Tủa Chùa còn là địa danh cách mạng mang trong mình những giá trị lịch sử - văn hóa quý báu; là địa bàn cư trú của cộng đồng 7 dân tộc thân thiện, mến khách còn lưu giữ những nét văn hóa độc đáo như không gian văn hóa chợ phiên, lễ hội dân gian, các làn điệu dân ca, dân vũ...
Ở mỗi thời điểm, mỗi mùa trong năm Tủa Chùa đều có vẻ đẹp riêng nhưng đẹp nhất vẫn là từ tháng 9 dương lịch năm trước tới tháng 5 năm sau. Đây là khoảng thời gian du khách có thể tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành; thỏa thích ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang vào vụ lúa chín với nhiều gam màu tuyệt đẹp. Lên Tủa Chùa vào mùa Xuân, du khách sẽ được hòa mình vào các lễ hội của đồng bào dân tộc Mông, ngắm nhìn và thỏa sức chụp ảnh cùng hoa đào, hoa mận, hoa ban; chiêm ngưỡng và trải nghiệm thú vui săn mây để có những tấm hình đẹp, độc, lạ.
Mỗi mùa trong năm Tủa Chùa đều có vẻ đẹp riêng
Từ thị trấn Tủa Chùa, xuất phát về phía Nam theo hướng Mường Báng - Xá Nhè, du khách đến với Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia: quần thể hang động Xá Nhè và hang động Khó Chua La (xã Xá Nhè). Hệ thống thạch nhũ, măng đá tuyệt đẹp, lòng hang rộng, vòm hang cao khiến du khách cảm thấy như bước vào chốn tiên cảnh kỳ bí.
Cách quần thể hang động Xá Nhè - Khó Chua La khoảng 1km là chợ phiên Xá Nhè, họp vào ngày Mão, ngày Dậu trong tháng. Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa nông sản đặc trưng mà còn là không gian văn hóa, nơi giao lưu, gặp gỡ của đồng bào các dân tộc. Ngày nay, du khách đến với Tủa Chùa đều mong muốn được ghé thăm chợ phiên ít nhất một lần để được hòa mình vào nhịp sống rộn ràng, đậm đà sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Những cây chè shan tuyết cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm
Tiếp tục đi về phía Nam, trên con đường Mường Đun - Tủa Thàng, du khách sẽ thưởng ngoạn vẻ đẹp rực rỡ của những rừng hoa ban cổ thụ; những nếp nhà sàn ẩn hiện trong sương của đồng bào Thái tại các khu tái định cư Tả Huổi Tráng, Huổi Trẳng bên bờ sông Đà. Du lịch trải nghiệm lòng hồ sông Đà sẽ để lại nhiều ấn tượng khó quên. Nếu có thời gian lưu lại, du khách có thể chọn hình thức homestay tại các thôn, bản ngay bên bờ sông như thôn Huổi Trẳng (xã Tủa Thàng) hoặc thôn Huổi Lóng (xã Huổi Só) với cảnh đẹp nhìn ra mặt hồ. Tại đây, du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực đặc trưng của vùng cao với cách chế biến và gia vị đậm đà hương vị Tây Bắc. Nếu thực sự muốn tìm kiếm cảm giác gần gũi với thiên nhiên, có thể chọn hình thức lưu trú trên các hòn đảo hoặc bán đảo ở lòng hồ, cùng nhau đốt lửa, cắm trại, câu cá, cất vó tôm... và đón bình minh ở nơi mênh mông sông nước.
Từ Huổi Só sang Sín Chải - xã cuối cùng phía Bắc của huyện Tủa Chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cây chè tuyết shan cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm vươn mình giữa ngút ngàn mây núi, nhâm nhi ly trà nóng hoặc chén rượu ngô bên bếp than hồng giữa cái se lạnh của Sín Chải ngay cả giữa mùa Hè.
Ruộng bậc thang Đề Dê Hú vào mùa lúa chín
Từ Sín Chải ngược tỉnh lộ 140 sẽ đến với xã Tả Sìn Thàng, nơi có chợ phiên lâu đời nhất nhì vùng Tây Bắc. Chợ Tả Sìn Thàng vẫn lưu giữ được nhiều nét độc đáo của chợ phiên vùng cao với trang phục rực rỡ của bà con dân tộc, các mặt hàng nông sản cùng hàng thổ cẩm truyền thống, các món ăn mang hương vị khó quên... Ngoài rượu Mông pê, thịt dê và chè shan tuyết cũng là đặc sản nổi tiếng ở Tả Sìn Thàng.
Cách Tả Sìn Thàng 10km về phía Nam, dọc tỉnh lộ 140 là xã Tả Phìn, nơi đây nổi tiếng với cao nguyên đá tai mèo ngút ngàn tầm mắt. Nằm trong cao nguyên đá Tả Phìn, thành Vàng Lồng được xây dựng cách đây gần 3 thế kỷ, là một công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa. Thành được xây dựng trong 9 năm, nguyên liệu xây dựng chủ yếu là đá với phương thức ghè, đẽo hoàn toàn bằng thủ công, sử dụng kỹ thuật ghép đá tinh xảo. Thành Vàng Lồng cao trung bình 2m, bề mặt rộng 1m. Ngoài ra, xã Tả Phìn còn có cánh đồng Chiếu Tính - một trong những cánh đồng lớn, phì nhiêu nhất của huyện Tủa Chùa. Ruộng bậc thang Chiếu Tính mang vẻ đẹp dung dị, mộc mạc nhưng không kém phần quyến rũ, nhất là vào mùa lúa chín hay mùa nước nổi.
Chợ phiên với trang phục rực rỡ của bà con dân tộc
Từ Tả Phìn, theo đường liên xã, du khách sẽ tới 2 xã Lao Xả Phình và Trung Thu. Hiện nay, đây là 2 xã duy nhất chưa có đường nhựa tới trung tâm, nhưng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nên thơ và sự thân thiện, mến khách của người dân bản xứ khiến du khách say lòng. Đặc biệt, rừng thông cổ thụ tại xã Trung Thu rất thích hợp để khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.
Tiếp tục theo đường liên xã, du khách tới xã Sính Phình nổi tiếng với cánh đồng Tà Là Cáo và cánh đồng Đề Dê Hu như những nấc thang vô tận nối đất với trời. Đến Sính Phình vào dịp Tết Nguyên đán, du khách được hòa mình vào lễ hội xuân truyền thống của đồng bào Mông. Lễ hội là nơi vui chơi, giao lưu của bà con sau một năm lao động sản xuất và cũng là nơi gặp gỡ, nên duyên của các chàng trai, cô gái Mông.
Bản đồ du lịch Tủa Chùa
Có thể ví Tủa Chùa như cô sơn nữ đẹp, e ấp, ẩn hiện giữa mây ngàn Tây Bắc. Vẻ đẹp, sức hấp dẫn từ thiên nhiên, văn hóa, con người nơi đây luôn có sức hút đặc biệt đối với du khách.
Những chuyện nhỏ trên cung đường du lịch Tây Bắc Tây Bắc gồm 6 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái. Trong số đó, Sơn La giữ một vị trí đặc biệt thuận lợi, là trung tâm của cánh cung Tây Bắc. Nhiều chuyên gia du lịch đánh giá, nếu có thể làm nổi bật hơn nữa giá trị vốn có và xây dựng thêm nhiều sản...