Muốn “xử” con dâu, lại thương đứa con trai
Con dâu tôi sinh con, hai vợ chồng nó kinh tế chưa dư dật nên tôi đã quyết định lên thành phố trông cháu giúp các con, đỡ phải thuê người.
ảnh minh họa
Con dâu tôi sinh con, hai vợ chồng nó kinh tế chưa dư dật nên tôi đã quyết định lên thành phố trông cháu giúp các con, đỡ phải thuê người. So với ở quê, nhà cửa chật chội, với người già đã là một nỗi khổ. Chưa kể việc tôi để lại ông nhà sống một mình, trong lòng nhiều mối không yên. Tôi xác định, thôi thì cố khắc phục, tất cả vì con vì cháu. Thế nhưng, con dâu tôi lại không hiểu những hy sinh của bố mẹ chồng, đối xử với tôi nhiều điều quá đáng. Ngay trong việc chăm sóc đứa bé, con dâu tỏ thái độ thiếu tin tưởng, bài xích những lời khuyên, kinh nghiệm của tôi.
Cháu cũng thường xuyên có những lời nói khó nghe, như thể tôi là người “ăn nhờ ở đậu” khiến tôi rất tủi thân. Bao lần, tôi định mắng cho con dâu một trận, xả hết uất ức trong lòng, rồi cuốn gói về quê, nhưng nghĩ lại, rồi thiệt thòi con trai, cháu nội mình lại gánh chịu. Tôi không biết mình sẽ chịu đựng được bao lâu nữa. Tôi nên xử trí thế nào đây? – Đỗ Thu Hà (Từ Liêm, Hà Nội).
Bác Hà kính mến, suy nghĩ, lối sống giữa hai thế hệ có nhiều khác biệt, đặc biệt trong việc chăm sóc cháu nhỏ có rất nhiều gia đình đã xảy ra xung đột chỉ vì quan điểm “cũ” và “mới” giữa mẹ chồng và nàng dâu. Sự chịu đựng của bác sẽ giống như cơn sóng ngầm, bề ngoài có vẻ như là gìn giữ hòa bình, nhưng thực ra, sự hủy diệt của nó là ngấm ngầm, chỉ là chưa bộc phát mà thôi.
Bác nên góp ý nhẹ nhàng với con dâu, phân tích cho chị ấy hiểu lễ nghĩa trong việc ăn nói với mẹ chồng. Song song với đó, bác cũng cần có cái nhìn khách quan, xem nếu chỗ nào tư tưởng con dâu “tiến bộ”, khoa học hơn so với kinh nghiệm của các cụ để lại thì bác nên thừa nhận, để cháu bé được chăm sóc tốt hơn. Bác cũng đừng ngại tâm sự với con trai về nỗi khó xử trong lòng mình, để có gì anh ấy “rút kinh nghiệm” với vợ. Kính chúc bác sức khoẻ.
Video đang HOT
Theo VNE
Em dâu mừng tuổi bố mẹ chồng 10.000 đồng
Khi thấy vợ chồng tôi mừng tuổi bố mẹ chồng xong xuôi, em dâu tôi chạy lên phòng lấy ra 1 phong bao đỏ chói lì xì con trai nhỏ của vợ chồng tôi. Rồi em mừng tuổi cho ông bà nội mỗi người 10.000 đồng.
Ngoài khoản tiền đưa biếu bố mẹ chồng tiêu Tết, năm nào sáng mùng 1 Tết, vợ chồng tôi cũng mừng tuổi bố chồng 1 triệu, mẹ chồng 1 triệu, đứa cháu (con của em chồng) 1 triệu
Bố mẹ chồng tôi đều ở quê nhưng kinh tế gia đình nhà chồng cũng thuộc diện có của ăn của để. Vì thế, ngay khi 2 con trai vừa mới kết hôn, ông bà đã bỏ ra hơn 3 tỷ để cố gắng mua cho 2 con trai mỗi người một mảnh đất 50m2 trong ngõ cho các con tiện bề làm ăn sinh sống ở Hà Nội.
Vì thế có thể nói, vợ chồng tôi và vợ chồng em trai chồng đều có nhà cửa đàng hoàng. Lại thêm chị em chúng tôi đều có công việc ổn định nên cuộc sống cũng ấm no, hạnh phúc và ít phải lo lắng đến tiền.
Năm nào cũng vậy, cứ chiều 27 Tết, vợ chồng tôi và vợ chồng em trai lại gọi điện, hẹn hò nhau để cùng thuê một chuyến xe về nhà chồng ăn Tết. Khi về nhà chồng, mỗi cặp vợ chồng trẻ đều biếu bố mẹ chồng 15 triệu để ông bà chi tiêu ngày Tết. Bố mẹ chồng tôi cũng cầm số tiền này bảo để lo liệu.
Ngoài khoản tiền đưa biếu bố mẹ chồng tiêu Tết, năm nào sáng mùng 1 Tết, vợ chồng tôi cũng mừng tuổi bố chồng 1 triệu, mẹ chồng 1 triệu, đứa cháu (con của em chồng) 1 triệu. Thậm chí, tôi còn mừng tuổi vợ chồng chú thím mỗi người 500.000 đồng để lấy may đầu xuân.
Bố mẹ chồng thấy các con hiếu nghĩa như vậy thì vui lắm. Rồi ông bà cũng mừng tuổi các con tôi số tiền tương đương như vậy vì ông bà bảo: "Các con không cần mừng tuổi bố mẹ nhiều như vậy, chỉ cần mừng tuổi lấy may thôi. Cứ để tiền mà lo cho con cái ăn học".
Hai đầu tiên, thấy chị dâu là tôi mừng tuổi bố mẹ chồng vậy nên em dâu cũng mừng tuổi bố mẹ theo như thế. Nhưng năm thứ 3 ăn Tết nhà chồng, thấy mẹ chồng nói thế, em dâu hình như đã tự động rút tiền mừng tuổi xuống.
Khi thấy vợ chồng tôi mừng tuổi bố mẹ chồng xong xuôi, em dâu chạy lên phòng lấy ra 1 phong bao đỏ chói lì xì con trai nhỏ của vợ chồng tôi. Rồi em mừng tuổi cho ông bà nội mỗi người 10.000 đồng kèm lời chúc ông bà mạnh khỏe, bán hàng ở nhà đông khách.
Khi thấy em dâu đưa cho bố mẹ chồng mỗi người 10.000 đồng, tôi để ý thấy bố mẹ chồng tỏ thái độ gượng gạo một lúc mới tần ngần cảm ơn em dâu. Còn em dâu thì vẫn hồn nhiên cười nói.
Cho đến khi tôi cùng mẹ chồng ở dưới bếp xào nấu lại đồ ăn, em dâu đang phơi đồ trên gác thì bà mới tâm sự rằng: "Mẹ biết tiền mừng tuổi cho bố mẹ của các con ít hay nhiều đều là tấm lòng thành. Bố mẹ ghi nhận hết. Nhưng mừng tuổi bố mẹ đầu năm mới mà con dâu mừng có 10.000 đồng thì quả thật quá đáng quá. Mẹ thực sự không hài lòng về cái T (tên em dâu tôi). Nó thật là vô tâm không biết đường ăn ở với bố mẹ chồng. Bố mẹ đâu phải là người tham tiền mà ngày đầu năm mà nó khiến mẹ buồn quá"!
Nói rồi mẹ chồng tôi còn hình như tủi phận đã rơm rớm nước mắt. Thấy mẹ chồng buồn vì đầu năm mới con dâu mừng tuổi 10.000 đồng như vậy, tôi chỉ biết an ủi mẹ là: "Thím nó chắc không có ý gì đâu. Chắc là thím chỉ vô tâm thôi. Có gì mẹ bỏ quá cho thím".
Rồi những ngày Tết ở gia đình nhà chồng tôi vẫn trôi qua vui vẻ bình thường. Nhưng tôi biết, trong lòng mẹ chồng buồn về em dâu nhiều lắm. Bà còn bảo với tôi rằng: "Đời mẹ đi làm dâu mấy chục năm nay đã phải trải qua bao cái Tết nghèo khổ đến chẳng có tiền gói bánh chưng. Song mẹ chưa bao giờ mừng tuổi mẹ chồng của mẹ dưới 100.000 đồng. Thế mà thời buổi này, mẹ còn được con dâu mừng tuổi 10.000 đồng".
Hôm qua, khi vợ chồng tôi và vợ chồng em chồng về lại thành phố để chuẩn bị đi làm trở lại. Ngồi trên xe, tôi có nói với em chồng về chuyện lì xì ngày đầu năm của em. Tôi có bảo em rằng, em hơi vô ý khi mừng tuổi mẹ chồng quá ít. Song em cứ gân cổ lên cãi rằng: "Mừng tuổi để lấy lộc đầu năm cho ông bà chứ đâu có vì tiền mà phải mừng tuổi nhiều. Với lại, bố mẹ đâu có thiếu tiền?!".
Trong thâm tâm tôi nghĩ, người nhà với nhau, dù bố mẹ chẳng thiếu tiền, nhưng mình là con cháu trong nhà nên mừng tuổi bố mẹ tươm tất
Chưa hết, em còn làm mặt giận với chị dâu. Sau đó, em trách tôi cứ "tung tiền" mừng tuổi ra mua chuộc bố mẹ chồng. Điều này khiến tôi tức nổ đom đóm mắt vì thâm tâm tôi chưa bao giờ nghĩ thế. Tôi rất có thành ý trong chuyện mừng tuổi nội ngoại. Năm nào nhiều tiền thì tôi mừng nhiều, năm nào ít tiền thì tôi mừng ít. Nhưng với bố mẹ 2 bên, tôi luôn chu đáo trong chuyện này.
Em dâu nói vậy thì tôi cũng đành chịu, chẳng ý kiến gì thêm. Nhưng trong thâm tâm tôi nghĩ, người nhà với nhau, dù bố mẹ chẳng thiếu tiền, nhưng mình là con cháu trong nhà nên mừng tuổi bố mẹ tươm tất. Dù gì ông bà cũng "sướng âm ỉ" trong lòng, chưa kể còn đi khoe mọi người khi đến nhà chúc Tết nữa. Trong khi, vợ chồng em dâu cũng đâu có thiếu thốn gì mà phải đến mức "keo kiệt" như thế?
Hôm nay đọc bài của bạn Quyên làm tôi lại nhớ tới chuyện mừng tuổi của em dâu với bố mẹ chồng mình. Tôi không biết tôi nghĩ thế có đúng không? Hay em dâu tôi có suy nghĩ như vậy là đúng?
Theo VNE
Mối tình tội lỗi với thầy giáo có vợ Tôi vẫn còn trẻ, mới 23 tuổi, mọi thứ tươi đẹp trong cuộc sống đối với tôi mới bắt đầu, có điều tôi không thể nào từ bỏ được tình yêu dành cho anh, vì nó quá lớn và anh là mối tình đầu. Tôi không biết mình nên bắt đầu từ đâu khi kể về cuộc tình của tôi và anh. Anh...