Mượn xe có đủ giấy tờ không bị xử phạt
Trường hợp con mượn xe của bố mẹ, anh chị em trong nhà, người mượn khi điều khiển phương tiện mang theo giấy tờ xe, bằng lái xe hợp lệ sẽ không bị xử lý vi phạm.
Trước những băn khoăn, thắc mắc của người dân về quy định mới trong nghị định (NĐ) 71, đặc biệt về việc đăng ký chính chủ, sang tên chuyển nhượng phương tiện giao thông, chiều 10/11, đại tá Đào Vịnh Thắng – quyền Trưởng phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, đã có những giải đáp cụ thể.
Tại buổi trao đổi, đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết, trường hợp chưa sang tên đổi chủ phương tiện, do mới ngày đầu thực hiện nên lực lượng CSGT chủ yếu nhắc nhở, tuyên truyền người dân.
Trong ngày đầu triển khai quy định mới trong nghị định 71, CSGT chỉ nhắc nhở, tuyên truyền luật (Ảnh minh họa)
Đặc biệt đối với những trường hợp người ngoại tỉnh lần đầu về Hà Nội chưa nắm rõ về NĐ 71, người lớn tuổi, học sinh sinh viên, phụ nữ mới vi phạm lần đầu được nhắc nhở. Nếu vi phạm lần hai sẽ bị xử lý theo quy định.
Trường hợp con mượn xe của bố mẹ, anh chị em trong nhà thì người mượn khi điều khiển phương tiện phải mang theo giấy tờ xe, bằng lái xe hợp lệ sẽ không bị xử lý vi phạm. Đối với người điều khiển ô tô còn phải có tem kiểm định, sổ kiểm định kỹ thuật an toàn.
Những trường hợp cho mượn xe đi không vi phạm luật lệ giao thông thì không bị xử lý. Tuy nhiên, nếu vi phạm các lỗi khác (ví dụ như vượt đèn đỏ, dừng đỗ không đúng nơi quy định…) vẫn phải xử vì vi phạm giao thông, còn việc mượn hợp pháp thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người bán xe đã mất hoặc bị tai nạn, hoả hoạn mà thất lạc giấy tờ thì người mua cuối cùng không chứng minh được đấy là tài sản của mình sẽ không được đăng ký lại. Đối với những trường hợp này khi bị phát hiện sẽ bị lập biên bản để điều tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
“Các chủ phương tiện sau khi mua, bán trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Bán xe xong, chủ phương tiện cũng phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên”, đại tá Đào Vịnh Thắng nhấn mạnh.
Trong trường hợp phương tiện được mua bán qua nhiều chủ, thì người đang sử dụng phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu và phải chịu mức xử phạt theo quy định.
Với các phương tiện vi phạm được mang về cơ quan công an xác minh, nếu thấy đã mua bán sau 30 ngày mà chưa làm thủ tục sang tên đổi chủ cũng sẽ bị xử phạt.
“Tại phòng CSGT Hà Nội, tất cả mọi đăng ký xe đều được lưu giữ, chỉ cần một cú bấm máy tính là tìm ra được ngay chính chủ, cho dù đã qua bao nhiêu người. Việc đăng ký sang tên đổi chủ này rất thiết thực, góp phần siết chặt lại công tác đăng ký, quản lý phương tiện; phòng ngừa hiệu quả tai nạn, ùn tắc giao thông. Đặc biết, giúp cơ quan công an dễ dàng xác minh những vụ phương tiện gây tai nạn hoặc trong các vụ án hình sự”, đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết.
Cũng theo đại tá Thắng, hiện trên một số tuyến đường trọng điểm đã có camera giao thông nhưng sắp tới Phòng cảnh sát Công an TP. Hà Nội sẽ triển khai lắp trên diện rộng. Vì vậy, việc đăng ký chính chủ, sang tên chuyển nhượng phương tiện giao thông sẽ giúp Phòng cảnh sát Công an TP. Hà Nội nhanh chóng xác minh những trường hợp vi phạm nếu không có lực lượng chức năng tại chỗ sẽ xử lý qua hình ảnh. Những trường hợp gây tai nạn rồi bỏ trốn khỏi hiện trường, chỉ cần thông qua biển kiểm soát, hoặc người chứng kiến thì lực lượng chức năng vẫn dễ dàng điều tra, giải quyết hơn.
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT TP Hà Nội cho biết: Dư luận đã có sự hiểu lầm giữa hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định với việc đi xe không chính chủ. Theo đó, đối với những trường hợp không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định thì phạt theo mức như Nghị định 71 quy định. Người dân vẫn có thể đi xe không chính chủ nếu đủ điều kiện (có bằng lái), có đăng ký phương tiện. Trường hợp người mượn xe có hành vi vi phạm luật giao thông thì chịu xử phạt theo các lỗi thông thường. Tuy nhiên, nếu phương tiện đó bị tạm giữ, bị tai nạn… thì phía CSGT sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để làm rõ phương tiện đó đã chuyển quyền sở hữu theo quy định hay chưa.
Theo 24h
Phạt nặng vi phạm GT: Chưa hết ngỡ ngàng
Ngày hôm qua (10/11), tại các điểm xử lý của CSGT Hà Nội, theo ghi nhận của phóng viên, không thấy trường hợp nào bị xử phạt lỗi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện".
Hôm qua (10/11), quy định tăng mức xử phạt đối với một số lỗi vi phạm giao thông chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên tại nhiều điểm xử lý của CSGT trên địa bàn Hà Nội, rất ít trường hợp bị phạt đối với những lỗi này.
Kể cả kiểm tra lỗi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện", CSGT vẫn chưa thể thực hiện.
Tại nút giao thông cạnh vườn hoa Lê Nin (Điện Biên Phủ - Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội), đến gần 12h trưa (10/11), chỉ có một trường hợp xe máy bị CSGT đội số 2 lập biên bản vi phạm lỗi đi sai làn đường. Đây là một trong những hành vi vi phạm bị tăng mức xử phạt theo Nghị định 71.
Một cán bộ CSGT làm nhiệm vụ ở đây cho biết, lỗi xe máy "đi sai phần đường, làn đường" trước đây bị phạt 100.000 - 200.000 đồng, nhưng nay mức xử phạt đã tăng lên 400.000 - 800.000 đồng.
Đội CSGT số 7 (Hà Nội) tập trung xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm
CSGT cho biết, những ngày đầu, người vi phạm các lỗi này chủ yếu là bị nhắc nhở, hướng dẫn. Sau một thời gian người dân đã quen và nắm được quy định này, lực lượng làm nhiệm vụ mới lập biên bản xử phạt.
Tương tự, tại chốt của Đội CSGT số 7, lực lượng làm nhiệm vụ cho hay, vẫn chưa xử lý trường hợp nào vi phạm lỗi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện".
Những ngày qua, Đội CSGT số 7 tập trung xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển xe máy vì lâu này hiện tượng này diễn ra khá phổ biến, nhưng đây là lỗi không có điều chỉnh về mức xử phạt so với quy định trước đây.
Ngoài ra, theo thống kê của CSGT trên địa bàn Hà Nội, ngày đầu áp dụng Nghị định 71, đã xử phạt gần 60 trường hợp vi phạm về tốc độ, khoảng 30 trường hợp đi sai làn đường. Đây là những lỗi bị tăng nặng mức xử phạt theo quy định trong Nghị định 71. Còn lại các lỗi tăng mức xử phạt hầu hết vẫn chỉ nhắc nhở.
Nhiều người nhận định, xử phạt lỗi không chuyển quyền sở hữu phương tiện vẫn là việc khó thực hiện.
Trong khi đó, tại nhiều chốt giao thông, phóng viên đặt câu hỏi: "Có biết từ 10/11, nhiều lỗi vi phạm giao thông bị tăng mức xử phạt theo Nghị định 71 hay không?", phần đông người đi đường ngơ ngác, lắc đầu. Một số ít nói rằng có nghe đài báo đưa tin loáng thoáng, nhưng không nắm rõ.
Một vài mức phạt tăng lên so với trước đây
Đối với người đi xe máy, trước đây, chỉ bị phạt 500 nghìn - 1 triệu đồng, nay tăng lên 2 triệu - 3 triệu nếu phạm 1 trong 2 lỗi:
- "Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h".
- "Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mili lít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở".
Trước đây chỉ phạt 200 nghìn - 400 nghìn đồng nay tăng lên 500 nghìn - 1 triệu đồng nếu người đi xe máy vi phạm 1 trong 2 lỗi:
- "Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h".
- Điều khiển phương tiện trên đường khi "trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở".
Ngoài ra đối với 1 trong 2 lỗi này đều bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày.
Theo 24h
Không xử phạt xe mượn hợp pháp Sau một ngày thực hiện Nghị định 71 với lỗi phạt xe không sang tên đổi chủ, Đại tá Đào Vịnh Thắng - quyền Trưởng phòng CSGT, Công an TP Hà Nội chủ yếu nhắc nhở, tuyên truyền người dân. Tuy nhiên, nếu vi phạm lần hai sẽ bị xử phạt theo đúng quy định. Sau ngày đầu ra quân xử phạt theo...