Muốn vợ tốt với mẹ chồng thì hãy thương vợ nhiều hơn!
Hãy bên cạnh vợ, cùng cô ấy xin lỗi mẹ nếu cần, bởi vì cùng một lời xin lỗi, nhưng nếu con dâu nói ra các cụ nghe chẳng lọt tai, nhưng từ miệng các anh, mẹ lại thấy có giá trị.
Đỉnh điểm của sự căng thẳng là đợt con trai tôi vào lớp 1. (Ảnh minh họa)
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu từ xưa đã rất phức tạp và nếu có xảy ra chuyện từ mối quan hệ ấy thì người chồng luôn là người khốn đốn, khó xử nhất. Bản thân tôi cũng đã từng quay cuồng, mệt mỏi trong mối quan hệ ấy mà chẳng biết đứng về phía nào, phán xét ra sao cho hợp lý.
Nói về mẹ và vợ tôi, đó là hai người phụ nữ tuyệt vời. Họ đều đảm đang, giỏi giang, nhưng cũng là người nguyên tắc, kiên định và có chính kiến. Chính vì vậy trong một vấn đề, nếu mẹ và vợ tôi có chung quan điểm thì không sao, nhưng cứ suy nghĩ khác nhau là y như rằng có biến.
Tôi còn nhớ như in, đỉnh điểm của sự căng thẳng là đợt con trai tôi vào lớp 1. Bà nội vốn là giáo viên trường quận nên muốn cháu trai học tại ngôi trường bà từng công tác. Nhưng vợ tôi thì nhất nhất muốn cho con học trường quốc tế để con có cơ hội phát triển.
Mẹ thì lập luận rằng nếu ai cũng đua như vợ chồng tôi thì chắc trường quận đóng cửa, rồi cứ làm như trường quận chất lượng kém, không dạy nổi con tôi. Còn vợ thì nghĩ mình có điều kiện nên đưa con vào môi trường thích hợp nhất… Quả thực, tôi thì thấy học ở đâu cũng được, nhưng vẫn thiên về trường quận, vì vừa gần nhà, bà nội có thể giúp đưa đón cháu. Hơn nữa ai giám khẳng định học ở đó con tôi không phát triển được?
Rồi không ai chịu nhường ai, cuối cùng vợ tôi vẫn giữ ý kiến của mình đăng ký trường quốc tế cho con, thì mẹ tôi quay sang dỗi. Thậm chí còn nói vợ tôi coi thường mẹ chồng, không tôn trọng ý kiến của bà, rồi một mực đòi chuyển về nhà cũ sống. Vì chuyện này, mà gia đình tôi lúc nào cũng căng như dây đàn. Bản thân tôi cũng điêu đứng vì những câu nói kiểu như “mày chỉ có đội vợ lên đầu thôi”, hay “mẹ anh mới là duy nhất, còn tôi chẳng là gì”…
Khi ấy, tôi chỉ biết quát vợ phải nhường mẹ, phải giải thích để mẹ hiểu, thông cảm bằng những câu “mẹ nuôi anh cả đời vất vả thì em nhường mẹ một chút cũng được chứ sao” hay “mẹ cũng muốn mình không tốn kém, muốn đỡ đần mình đưa đón con”. Quá đáng hơn, tôi cũng giống như những anh chồng khác, khoa trương tuyên bố “mẹ thì chỉ có một, còn không có vợ này, có vợ khác”, rồi bắt vợ cho con học trường quận.
Sự căng thẳng của tôi không giải quyết được vấn đề, mà như đổ thêm dầu vào lửa, khiến vợ tôi tổn thương rất nhiều. Cô ấy bất bình và cảm thấy như bị cô lập trong chính ngôi nhà của mình. Và mẹ tôi thì cảm thấy con trai bênh mình, nên bà lại càng làm quá, càng ghét, càng tranh cãi với vợ tôi nhiều hơn.
Video đang HOT
Chỉ cho đến khi vợ tôi bật khóc nói rằng “em cảm giác như mình đang bị cô lập vậy. Ai cũng muốn điều tốt nhất cho con, tại sao em không được làm điều đó. Mọi chuyện em có thể nhường, nhưng mọi người phải tôn trọng sự nhẫn nhịn của em. Đừng xem nó như điều kiện để chà đạp, cô lập em”. Thì tôi mới hiểu, từ lâu tôi cứ mặc định, vợ phải nhẫn nhịn thì gia đình mới yên ấm.
Nhưng sai rồi mọi người ạ. Tôi đã phải điều chỉnh lại suy nghĩ hành động của mình rồi đấy! Và quả thực, khi tôi tự điều chỉnh mình, thì mối quan hệ của mẹ và vợ tôi nhẹ nhàng đi rất nhiều. Tôi nghĩ thế này, mọi người xem có đúng không nhé!
Thực tế, thì vợ và mẹ mình cũng đâu có máu mủ, quan hệ hay thân thiết gì, nên có trách nhiệm chăm sóc, lễ phép với mẹ cốt là để chồng yên tâm, vui vẻ mà thôi. Hay có thể nói rằng, vợ sống với mẹ chồng như thế nào phụ thuộc vào vị trí, tình cảm của mình đối với cô ấy thôi.
Đừng để mình bị chi phối, phân tâm quá nhiều vào những cuộc cãi vã giữa vợ và mẹ. (Ảnh minh họa)
Cho nên các ông chồng ạ, nếu có mâu thuẫn giữa mẹ và vợ xảy ra, đừng nghiêng hay tỏ ra bênh vực, bảo vệ bên nào cả. Hãy dẹp cục diện bằng thái độ kiên quyết rồi nghe lý lẽ từng bên, phân tích và là người hòa giải. Hãy bên cạnh vợ, cùng cô ấy xin lỗi mẹ nếu cần, bởi vì cùng một lời xin lỗi, nhưng nếu con dâu nói ra, các cụ nghe chẳng lọt tai, nhưng từ miệng các anh, mẹ lại thấy có giá trị.
Còn về phần vợ, hãy luôn dỗ giành, nghe ý kiến của vợ và là người giải thích ý kiến của mẹ cho cô ấy. Hãy để cô ấy hiểu rằng, dù có chuyện gì xảy ra thì cô ấy luôn được chồng che chở, bảo vệ. Hãy cùng tháo gỡ khúc mắc giữa mẹ và vợ, tuyệt đối đừng để họ tự lay hoay với nhau, bởi vì điều đó khiến sự việc càng xấu đi mà thôi.
Có một nguyên tắc nữa, tôi luôn áp dụng đó là, vợ luôn luôn phải tôn trọng, lễ phép với mẹ. Còn mẹ phải hiểu và nhớ, vợ là một nửa cuộc sống của con trai mình.
Các anh hãy thử như tôi xem sao. Đừng để mình bị chi phối, phân tâm quá nhiều vào những cuộc cãi vã giữa vợ và mẹ.
Theo Afamily
Muốn vợ đối tốt với mẹ mình, các anh chồng hãy thương vợ gấp đôi!
Với vợ, anh phải là người dỗ dành, giải thích cách nghĩ, lối sống của mẹ anh cho nàng. Vì trong nhà chỉ có anh là người thân duy nhất có thể che chở cho cô ấy.
ảnh minh họa
Khi xảy ra chuyện giữa mẹ chồng và nàng dâu, người khốn đốn nhất chắc chắn sẽ là những anh chồng. Không xử lý khéo thì mẹ anh sẽ trách "mày chỉ biết nghe vợ" hay vợ anh bị đẩy đến cảm giác "hoá ra tôi chỉ là người ngoài". Mẹ chồng và nàng dâu từ đó lại càng oán ghét nhau hơn.
Có mấy câu mà các anh chồng hay nói với vợ khi xảy ra chuyện là:
- Dù gì cũng là mẹ mình, em nhịn đi một tí. Chiều bà chút có sao đâu! (Có sao đấy, vợ anh có thể đang rất tủi nhục chứ không phải hờn dỗi bâng quơ)
- Mẹ nuôi anh cũng vất vả lắm. Em phải thương mẹ anh! (Mẹ vợ anh cũng vất vả nuôi nàng, nàng trưởng thành đâu phải để làm osin nhà anh).
- Em là con dâu nên phải có trách nhiệm chăm sóc mẹ, làm cho mẹ vui lòng chứ. (Còn phải xem, mẹ anh có coi nàng là con không?!)
Có anh chồng thậm chí còn nạt nộ luôn vợ rằng: "Cô không được láo với mẹ tôi!".
Hành động như thế là sai rồi các anh chồng ơi! Các anh làm như thế chẳng giúp vợ anh thương mẹ anh thêm phân nào. Mỗi lời ấy chỉ càng khiến vợ bất bình, muốn chống đối và đẩy nàng đến thế bị cô lập trong chính ngôi nhà mình đang ở. Mẹ các anh cũng không giải thoát được khỏi cảm giác buồn giận vì chính các anh đang tạo điều kiện để mẹ chồng căm ghét, phẫn nộcon dâu. Sai cả rồi! Các anh đừng coi sự nhẫn nhịn của vợ như điều kiện tiên quyết chứng minh cho nỗ lực giữ lấy hạnh phúc gia đình.
Hãy nhìn vào thực tế: con dâu là người dưng với gia đình chồng, người thân duy nhất của nàng chỉ có chồng mà thôi. Các anh chồng và mẹ chồng xin hãy tỉnh ngộ trước thực tế này: trước pháp luật con dâu hoàn toàn không có quyền lợi hay nghĩa vụ như một người thân với mẹ chồng. Con dâu không có tên trong hàng ngũ thừa kế di sản của cha mẹ chồng (dù là hàng cuối cũng không). Con dâu cũng không được quyền chịu trách nhiệm quyết định y tế (quyền kí giấy phẫu thuật, rút ống thở...) với mẹ chồng. Về lý mà nói, con dâu chính xác là người dưng. Chẳng có luật nào ràng buộc để nói chăm sóc, chiều chuộng, làm theo ý mẹ chồng là lẽ phải.
Về tình mà xét, mẹ chồng gặp gỡ thân thiết được với con dâu mấy bận trước khi hai vợ chồngcưới nhau? Chắc vài buổi ra mắt, thưa gửi khách sáo không đủ để hiểu và thương nhau như mẹ với con.
Thế nên rốt cuộc vợ đều là vì anh nên mới gọi mẹ anh là mẹ mình. Đều là vì chồng nên vợ mới chăm sóc, gần gũi, cố gắng thấu hiểu và chiều lòng mẹ chồng. Nếu anh còn yêu thương, tôn trọng, chăm sóc nàng, nếu anh coi trọng, cư xử đúng mực, có trách nhiệm với gia đình vợ thì vợ anh yêu thương mẹ anh là lựa chọn duy nhất để đáp lại cho anh. Sống với mẹ chồng thế nào phụ thuộc phần nhiều vào giá trị của anh đối với nàng.
Ảnh minh họa
Khi xảy ra mâu thuẫn giữa mẹ và vợ anh, anh phải giữ bình tĩnh, trung dung, đừng ngả về phe nào ngay thời khắc ấy. Anh có thể quát lớn rằng: "Xin cho tôi một phút bình yên". Hãy cho cả mẹ anh và vợ anh chút thời gian để bình tâm lại. Khi họ bình tâm rồi, anh hãy dành thời gian để nghe lý lẽ của từng bên. Rồi anh, đương nhiên là người đàm phán, hoà giải. Anh phải là người cùng vợ xin lỗi mẹ. Cố gắng giải thích cho mẹ anh hiểu lý lẽ của vợ anh. Vì cùng lời lẽ ấy anh nói ra, mẹ anh có thể nguôi giận. Vẫn câu xin lỗi ấy, con dâu cúp mắt mở lời, bà có thể sẽ không cảm thấy lọt tai.
Với vợ, anh phải là người dỗ dành, giải thích cách nghĩ, lối sống của mẹ anh cho nàng. Vì trong nhà chỉ có anh là người thân duy nhất có thể che chở cho cô ấy. Đừng bao giờ để mẹ chồng và con dâu tự xoay xở với các xung đột. Hơn hết, anh hãy đặt ra quy tắc cho cách hành xử giữa hai bên. Vợ anh phải nằm lòng sự tôn trọng đối với mẹ chồng. Mẹ anh phải được "nhắc nhở" rằng người con gái xa lạ đó là một nửa đời anh.
Hãy dành thời gian lắng nghe và vỗ về hai người phụ nữ quan trọng ấy. Mẹ anh chết vì anh còn được nữa là rộng lòng với người anh yêu. Vợ anh sống với anh cả đời còn được nữa là hiếu kính, nhẫn nhịn với mẹ chồng.
Theo Afamily
Chồng tiều tụy, quỳ xuống lắp bắp: Vợ ơi, cô ta chửa 2 tháng rồi, giờ anh phải làm sao đây Giờ tôi cũng không biết xử trí chuyện này như nào nữa, tôi vừa đau khổ, vừa rối trí... Ảnh minh họa Vợ chồng tôi mới cưới được hơn 2 năm, tôi vừa sinh con được hơn 7 tháng. Hai đứa yêu nhau, kết hôn tự nguyện nên cuộc sống rất vui vẻ, đầm ấm. Vợ chồng tôi không sống chung với bố...