Muốn vay vốn phải mua bảo hiểm, làm thẻ ATM
Nhiều nông dân bị cán bộ ngân hàng “dụ” mua bảo hiểm, làm thẻ ATM khi vay tiền và họ chẳng biết dùng nó vào việc gì.
Có một câu chuyện rất khôi hài, một nông dân khi đi vay vốn sản xuất phải bấm bụng bỏ tiền ra mua bảo hiểm xe máy theo sự “tư vấn” của cán bộ tín dụng. Sau đó, ông lại phải bấm bụng tặng thẻ bảo hiểm trên lại cho anh xe ôm chở ông đi vay tiền bởi… nhà ông chẳng có chiếc xe máy nào.
Sợ cán bộ giận nên làm thẻ!
Ông Phạm Văn Lành ở ấp Tân Hưng, xã Tân Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đến Phòng giao dịch Ngân hàng NN&PTNT xã Tân Thành, huyện Lai Vung (gọi tắt Agribank xã Tân Thành) làm thủ tục vay 100 triệu đồng vốn sản xuất thì bị cán bộ ngân hàng đề nghị mua bảo hiểm “Bảo an tín dụng”. Ông Lành cho biết bản thân ông không biết gì về loại hình bảo hiểm này, gia đình ông cũng không có nhu cầu nhưng thấy vị cán bộ tín dụng làm mặt giận, sợ không vay được vốn nên ông đành phải bấm bụng bỏ ra 325.000 đồng mua bảo hiểm. Vừa ký xong hợp đồng mua bảo hiểm, vị cán bộ tín dụng lại yêu cầu ông Lành mua thêm bảo hiểm cho vườn quýt hồng nhưng ông từ chối. Thấy vậy, cán bộ tín dụng của chi nhánh yêu cầu ông Lành phải bỏ ra 100.000 đồng để… làm thẻ ATM của Agribank.
Ông Đặng Văn Lòng làm thẻ ATM nhưng chưa một lần sử dụng và cũng không có nhu cầu sử dụng. Ảnh: HÙNG ANH
Video đang HOT
Ông Đặng Văn Lòng, nông dân ấp Tân Hưng, kể: “Tui đem giấy chủ quyền của 2,5 công vườn cam và quýt hồng đặc sản đến ngân hàng xin vay 20 triệu đồng mua phân, thuốc, xăng dầu… thì bị cán bộ Agribank yêu cầu làm thẻ ATM giá 100.000 đồng, sợ nếu từ chối sẽ khó vay vốn nên tui đành làm thẻ. Lấy thẻ ATM xong tui không biết sử dụng thế nào và cũng không có nhu cầu sử dụng nên bỏ cho đến nay. Ngoài việc bỏ tiền ra làm thẻ ATM, tui còn phải bỏ thêm tiền mua bảo hiểm tai nạn vì nếu không mua thì sợ cán bộ tín dụng không cho vay tiền”.
Sẽ xử lý cán bộ “ép” dân mua bảo hiểm
Những nông dân ở huyện Lai Vung cho biết họ bắt buộc phải mua bảo hiểm, làm thẻ ATM mặc dù không có nhu cầu bởi nếu không vay tiền ở Agribank thì chẳng biết vay nơi nào khác. Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ làm việc với Agribank – Chi nhánh huyện Lai Vung, lãnh đạo ngân hàng này từ chối tiếp xúc với lý do “không có thẩm quyền cung cấp thông tin cho báo chí”, mọi việc phải có ý kiến chỉ đạo của Agribank tỉnh Đồng Tháp. Chúng tôi liên lạc với Agribank tỉnh Đồng Tháp thì nơi đây trả lời “lãnh đạo bận họp” nên không tiếp báo chí.
Về việc “ép uổng” như trên, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, nói: “Tôi có nghe thông tin một số chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch ép người vay vốn mua bảo hiểm và đây là việc làm sai. Theo quy định, bảo hiểm, làm thẻ ATM là tự nguyện, cán bộ ngân hàng chỉ vận động, họ thấy cần thiết thì mua, còn không thì thôi”.
“Ngân hàng Nhà nước sẽ cho kiểm tra, nếu phát hiện cán bộ nào chạy theo chỉ tiêu bán bảo hiểm để ép khách hàng vay vốn phải mua thì cán bộ đó sẽ bị xử lý. Việc yêu cầu khách hàng làm thẻ ATM để giải ngân qua thẻ chỉ phù hợp ở đô thị, thị trấn nông dân không quen sử dụng thẻ ATM và ở xa máy rút tiền nên rất bất tiện” – ông Thạch nói.
Theo PL
Trung Quốc muốn biến Trường Sa thành điểm du lịch
Tỉnh Hải Nam Trung Quốc đang lên kế hoạch mở rộng tour du lịch trên Biển Đông trong đó bao trùm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Bia chủ quyền trên đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Biengioilanhtho.gov.vn.
Xinhua đưa tin thành phố Tam Á, địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Hải Nam, đang lên kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động du lịch cho du thuyền của mình trên Biển Đông trong kế hoạch 10 năm 2012-2022. Du thuyền này hiện đã chạy thử đến quần đảo Hoàng Sa và nay muốn mở rộng tới Trường Sa cùng bãi đá Macclesfield mà Trung Quốc gọi là Trung Sa.
Bản dự thảo kế hoạch nêu trên do cơ quan du lịch Tam Á soạn thảo, "đã trải qua vòng đánh giá của các chuyên gia và đang chờ đợi để được chính quyền tỉnh xác nhận", một quan chức Sở du lịch tỉnh Hải Nam cho hay.
Thành phố Tam Á lần đầu công bố kế hoạch du lịch bằng du thuyền trên Biển Đông từ tháng 4 và đã cho một du thuyền chạy thử tới đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa.
Phó chủ tịch tỉnh Hải Nam, Đàm Lực, phát biểu trong cuộc họp báo khi công bố kế hoạch cho biết tỉnh này đang thực hiện các công tác chuẩn bị để chính thức khai trương tour du lịch này trong năm nay. Năm 2009, Trung Quốc cũng từng công bố hướng dẫn phát triển ngành du lịch Hải Nam ra với thế giới, trong đó yêu cầu mở rộng phạm vi du lịch Hải Nam ra đến quần đảo Hoàng Sa.
Trong tháng 6, Trung Quốc tuyên bố thành lập và triển khai quân đồn trú trên cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Thị trưởng của "thành phố" mới thành lập phát biểu rằng du lịch được coi là một trong ba mũi nhọn để phát triển kinh tế của "Tam Sa", cùng với nghề cá và khai thác dầu khí trên Biển Đông.
Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối những hành động trên của Trung Quốc và lên án nước này đang làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông. Ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định việc Trung Quốc triển khai các hoạt động trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, và là vô giá trị.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái trên, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Theo VNE
Người 'nói giọng Bắc sau tai nạn' muốn tập lại tiếng mẹ đẻ Chị Nguyễn Thị Thảo ở Quảng Bình - người đột nhiên nói giọng Hà Nội sau tai nạn giao thông - mong muốn phục hồi sức khỏe để làm ăn và cố gắng tập nói lại giọng Quảng Bình vì "thấy lạc lõng quá". Ra viện từ ngày 7/ 8 đến nay, chị Thảo vẫn tiếp tục nói giọng Bắc đặc sệt. Hiện...