Muốn tịch thu xe của người say rượu phải sửa luật
Theo pháp luật hiện hành, chỉ có Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tịch thu bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
Muốn tịch thu xe của người say rượu phải sửa luật.
Tại văn bản gửi Chính phủ mới đây về việc cho phép thực hiện một số quy định xử phạt vi phạm hành chính nhằm kéo giảm tai nạn và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã đề xuất cho phép các Bộ, ngành, địa phương thực hiện thí điểm một số quy định xử phạt, áp dụng từ ngày 15/3.
Theo đó, người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn trên 80mg/100ml hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở, lái xe sẽ bị tước giấy phép 2 năm và tịch thu phương tiện, đồng thời phải thi lại Luật giao thông đường bộ trước khi cấp lại giấy phép.
Ngoài ra, cơ quan này cũng đề xuất tịch thu xe máy khi người điều khiển cố tình đi vào đường cao tốc.
Video đang HOT
Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng quy định nêu trên là cần thiết để đảm bảo tính mạng của những người tham gia giao thông. Theo đó, việc áp dụng chế tài tịch thu phương tiện là cần thiết để nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, khi trao đổi với VOV.VN, Luật sư Nguyễn Đăng Quang (Văn phòng Đăng Quang và cộng sự) cho rằng: “Mục đích bảo vệ tính mạng con người, giảm thiểu tai nạn giao thông lá rất đúng nhưng việc áp dụng chế tài tịch thu phương tiện tham gia giao thông là không khả thi”.
Giải thích cho quan điểm của mình, Luật sư Nguyễn Đăng Quang cho rằng: Thứ nhất: Chế tài tịch thu phương tiện thuộc sở hữu của người tham gia giao thông chưa được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 171/2013/ND-CP về việc quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đang có hiệu lực pháp luật mới chỉ quy định mức xử phạt cao nhất đến 15 triệu đồng đối với hành vi người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là ô tô xe máy có nồng độ cồn cao trên 80mg/100ml hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở (Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP) , chưa quy định chế tài tịch thu phương tiện thuộc sở hữu của người tham gia giao thông đối với các hành vi vi phạm, chưa nói đến phương tiện vi phạm giao thông đó không thuộc sở hữu của người điều khiển phương tiện. Theo đó, có đề xuất thì Nghị định của Chính Phủ không thể quy định những chế tài mà chưa được quy định trong Luật xử phạt hành chính!
Điểm thứ hai được Luật sư Quang đưa ra là: Đề xuất trên không phù hợp với những quy định của Bộ Luật Dân sự quy định về chấm dứt quyền sở hữu tại Điều 254 BLDS tài sản bị tịch thu: Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung công quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.
Đối chiếu với điều luật này, theo Luật sư Quang, chỉ có Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tịch thu bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, chưa có cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào khác được ra quyết định tịch thu bởi chưa được quy định chế tài tịch thu trong Luật xử lý vi phạm hành chính như đã nêu trên.
“Vì vậy, đề xuất của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia là chưa khả thi, phải đợi đến khi Quốc hội sửa lại Luật xử lý vi phạm hành chính” – ông Quang nhấn mạnh./.
Theo VOV
Cao điểm xử lý "ma men" lái xe dịp Tết Ất Mùi 2015
Tin tức đó được đưa ra tại buổi họp báo chiều ngày 3/12, giới thiệu và triển khai kế hoạch "Kiểm soát, xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn, đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ cuối năm 2014 và Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015", do Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức.
Theo tin tức từ Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải, tại buổi họp báo, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện, kế hoạch này sẽ được chia làm ba đợt cao điểm trong thời gian ba tháng (từ 1/12/2014 đến hết ngày 28/2/2015) và triển khai tập trung vào hai nội dung chính là chiến dịch truyền thông sâu, rộng và cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên phạm vi toàn quốc.
Cũng theo ông Hùng, tăng cường phòng, chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ uống rượu, bia là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong giai đoạn hiện nay của Chính phủ Việt Nam cũng như chương trình "Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ toàn cầu" do Liên hợp quốc phát động.
Giải thích vì sao chọn thời điểm này, ông Khuất Việt Hùng cho rằng, dịp Tết Nguyên đán và các sự kiện như lễ hội, lễ Giáng sinh đang đến gần và nhiều người thậm chí là cả xã hội đều uống rượu bia. Trong các vụ tai nạn giao thông dịp Tết, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn là do lái xe lấn làn, chạy quá tốc độ, mất kiểm soát, trong đó có một phần nguyên nhân là tài xế sử dụng chất kích thích thần kinh, mà cụ thể là uống rượu, bia.
Đại tá Nguyễn Hữu Dánh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) khẳng định, việc xử lý nồng độ cồn luôn nằm trong kế hoạch của Bộ Công an, bởi lẽ người uống rượu bia là hiểm họa không chỉ trực tiếp gây tai nạn giao thông mà còn ảnh hưởng đến người khác do không làm chủ được hành vi và chống đối lực lượng thực thi công vụ.
Vừa qua, Bộ Công an cùng với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tiến hành tổ chức thí điểm kiểm tra xử lý nồng độ cồn tại 8 địa phương và đến nay đã có kết quả tích cực. Bộ Công an cũng đã phối hợp tập huấn cho lực lượng công an các địa phương về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn.
Báo VietnamPlus/TTXVN thông tin thêm, ông Jeffery Kobza, Quyền trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, uống rượu bia và điều khiển phương tiện là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam.
Ông Kobza đã chứng minh bằng cách đưa ra số liệu thu thập của dự án An toàn giao thông đường bộ do Quỹ Blooberg Philanthropies tài trợ (2010-2014) tại Hà Nam và Ninh Bình cho thấy, khoảng 20% số lái xe có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép.
"Tuy nhiên, với sự nỗ lực của địa phương trong công tác tuyên truyền và tuần tra kiểm soát xử lý vi pham, với sự hỗ trợ của dự án trên, tỷ lệ lái xe vi phạm uống rượu bia đã giảm xuống dưới 10% năm 2014," ông Kobza nhấn mạnh.
Theo số liệu thống kê từ Bệnh viện Việt Đức, trong thời gian từ ngày 6/9 đến ngày 5/10, có 350 người cấp cứu vì tai nạn giao thông trong đó người sử dụng rượu, bia là là 50 người (chiếm 14,6%), trong đó có 33 người là vượt ngưỡng nồng độ cồn cho phép 55mlg/100ml máu.
Theo NTD
Kiểm tra nồng độ cồn bằng máy siêu tốc Với chiếc máy nhỏ gọn trị giá gần nửa tỷ đồng, cảnh sát giao thông các tỉnh có thể kiểm tra nồng độ cồn của tài xế chỉ trong vòng vài giây. Mức phạt cao nhất với người vi phạm lỗi này là trên 12 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe 30 ngày. Từ ngày 20/11, Cục cảnh sát giao...