Muốn tăng trưởng xuất khẩu vào EU, doanh nghiệp Việt phải “xanh và bền vững”
EU là thị trường không ngừng cập nhật chính sách hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững.
Vì vậy các doanh nghiệp cần thay đổi để có thể tiếp cận thị trường.
Thị trường lớn còn đầy tiềm năng
Tại Diễn đàn thương mại Việt Nam – EU do Bộ Công Thương phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu EuroCham vừa tổ chức tại TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết sau 2 năm, Hiệp định EVFTA đã hỗ trợ tích cực cho hàng hóa Việt Nam và EU tiếp cận thị trường của nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của cả hai bên. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang hầu hết các thị trường trong khối EU đều ghi nhận sự tăng trưởng tốt nhất là những khu vực như Bắc Âu, Đông Âu hay Nam Âu.
Diễn đàn thương mại Việt Nam – EU
Cụ thể, theo bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 thị trường này đạt 61,4 tỷ USD, tăng 12% so với năm đầu tiên hiệp định có hiệu lực, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 45 tỷ USD, tăng 17% và nhập khẩu đạt 16,4 tỷ USD, tăng 0,2%.
8 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều cũng đạt 42,4 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, EU thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam.
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vào EU cũng có xu hướng mở rộng và đa dạng hóa. Một số mặt hàng tăng trưởng cao như cà phê tăng 54%, thủy sản tăng gần 42%, dệt may tăng 41%, giày dép tăng 36%, máy móc và thiết bị tăng 35%, hồ tiêu tăng 25%, gạo tăng 22%, rau quả tăng 18%…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng cường nhập khẩu nhiều mặt hàng từ EU, điển hình như hóa chất tăng 102%, sữa và sản phẩm sữa tăng 29%, gỗ và sản phẩm gỗ, thức ăn gia súc cùng tăng 15,5%, chế ph ẩm thực phẩm khác tăng 45%…
Về đầu tư, EU hiện cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 27,6 tỷ USD lũy kế đến tháng 8 năm 2022. 8 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đăng ký đầu tư của EU tại Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái với 104 dự án cấp mới.
Doanh nghiệp phải theo xu hướng “xanh và bền vững”
Các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam, đồng thời, chỉ ra không ít hạn chế tồn tại và những thách thức đặt ra từ cả năng lực nội tại đến bối cảnh thị trường, đặc biệt khi tình hình quốc tế dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nguy cơ suy thoái, lạm phát cao, vấn đề an ninh năng lượng và lương thực ngày càng cấp thiết.
Theo ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ cho rằng, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ tập trung vào thị trường lớn như Hà Lan, Đức, Pháp, Ý… còn những thị trường còn lại, thị phần còn rất nhỏ. Do đó, doanh nghiệp cần đa dạng hóa sang các thị trường còn lại của khối để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Muốn tăng trưởng xuất khẩu vào EU, doanh nghiệp phải sản xuất xanh và bền vững
Còn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thì phân tích, với lợi thế lớn từ EVFTA và sắp tới đây là EVIPA, Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và bền vững, bao gồm cả vấn đề sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chuyển đổi công nghệ cao trong sản xuất, giúp hàng hoá Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng hoàn chỉnh có lợi cùng EU.
Cũng lưu ý vấn đề chuyển hướng cho doanh nghiệp Việt, ông Giorio Aliberti, Đại sức Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam nhấn mạnh, EU là thị trường không ngừng cập nhật chính sách hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững. “Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hoá vào EU, cần thay đổi, đặc biệt chú ý hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững”, ông Giorio Aliberti nói.
Đồng quan điểm, ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham cũng thông tin, hiện các doanh nghiệp châu Âu đang mong muốn tận dụng các lợi thế từ EVFTA để đẩy mạnh hợp tác và mở rộng đầu tư, các hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam mạnh mẽ hơn, nhất là các lĩnh vực có thế mạnh của các doanh nghiệp châu Âu như: khoa học công nghệ, phát triển năng lượng xanh, tái tạo hướng tới sự tăng trưởng xanh và bền vững cho doanh nghiệp và cộng đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Năng lượng sạch là xu hướng phát triển cho Bạc Liêu
Ngày 28/8, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu về kết quả thực hiện các lĩnh vực công tác của ngành công thương 8 tháng năm 2022.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại buổi làm việc.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Bạc Liêu là một trong ít tỉnh trong nước có sức gió ven biển và trên biển khá tốt, do đó tỉnh có ưu thế vượt trội về điện gió. Bên cạnh lợi thế về năng lượng tái tạo, Bạc Liêu còn có tiềm năng về nông nghiệp, với diện tích và sản lượng khai thác, nuôi trồng hàng năm rất lớn. Tỉnh có đến 10 mặt hàng chủ lực có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường. Đáng chú ý là tăng trưởng của tỉnh trong những năm qua luôn nằm trong tốp đầu của cả nước; trong đó lĩnh vực thương mại tăng trưởng rất mạnh, xuất khẩu cũng đạt kết quả hết sức ấn tượng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết, quy mô kinh tế của tỉnh vẫn còn nhỏ. Trong thời gian tới, Bạc Liêu cần quan tâm đẩy nhanh quy hoạch tỉnh; trong đó cần bám sát vào quy hoạch ngành và quốc gia để kết nối, tích hợp đưa vào những lĩnh vực mà Bạc Liêu có lợi thế để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Hoan nghênh tỉnh Bạc Liêu xác định phát triển kinh tế - xã hội dựa trên 5 trụ cột, nhưng Bộ trưởng đề nghị cần xác định trụ cột nào ưu tiên để có sự đầu tư nguồn lực phù hợp.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, trong bối cảnh thủy điện, điện than đã hết dư địa thì trong tương lai phải là điện khí, điện hyrogen, bởi đây là các loại năng lượng nền khi không có gió, không có điện mặt trời. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, việc Quy hoạch điện VIII đang phụ thuộc vào nhu cầu điện trong tương lai chứ chưa đề cập nhiều đến câu chuyện chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch. Bộ trưởng đề nghị tỉnh phải có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai các dự án tiếp theo khi quy hoạch được phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, xu hướng thời gian tới là năng lượng sạch, do đó tỉnh Bạc Liêu vẫn phải xem năng lượng tái tạo mà nhất là điện gió là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh. Mặc dù hiện nay, việc điều tiết công suất các nhà máy điện gió có lúc vẫn bị cắt thời gian phát điện lên lưới do quá tải đường truyền tải, nhưng thời gian tới giải pháp sử dụng tại chỗ vẫn là tốt nhất, khi mà tỉnh đã kêu gọi được dự án điện xanh hydrogen.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin, Bộ đang nghiên cứu, xem xét xây dựng thêm các đường dây truyền tải điện phục vụ các dự án điện gió được xây dựng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh lân cận.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu 8 tháng năm 2022 vẫn phát triển ổn định; trong đó lĩnh vực công thương tiếp tục duy trì phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.
Cụ thể, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm 2022 tăng 17,43% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý có một số sản phẩm tăng mạnh như điện gió ước thực hiện 847,48 triệu kWh, đạt 123,72% so với kế hoạch, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ; điện mặt trời áp mái ước thực hiện 151,92 triệu kWh, đạt 58,92% so với kế hoạch tăng 2,92% so với cùng kỳ.
Bạc Liêu hiện có 8 nhà máy điện gió đã hoàn thành đưa vào hoạt động cả trên biển lẫn trong đất liền với tổng công suất 469,2 MW (đứng thứ 3 trong cả nước) tổng sản lượng điện gió đạt trên 2 tỷ kWh, giúp giảm phát thải khoảng 1.691.600 tấn CO2, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh hàng năm khoảng 450 tỷ đồng.
Tỉnh đang tiếp tục triển khai thực hiện các dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu giai đoạn 3 (142 MW), Nhà máy điện gió Nhật Bản Bạc Liêu - giai đoạn 1 (Đông Hải 2), đặc biệt đã thu hút Dự án Nhà máy Điện khí LNG Bạc Liêu với quy mô công suất 3.200 MW, tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD.
Về lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong 8 tháng năm 2022 tỉnh Bạc Liêu đạt kim ngạch xuất khẩu ước đạt 550 triệu USD, bằng 59,85% kế hoạch, tăng 9,78% so với cùng kỳ. Trong số đó ngành tôm đông lạnh ước đạt 536 triệu USD, bằng 59,98% kế hoạch, tăng 9,74% so với cùng kỳ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu chụp ảnh lưu niệm tại Nhà máy điện gió Hòa Bình 1.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều chia sẻ, bên cạnh những kết quả thuận lợi, lĩnh vực công thương của tỉnh 8 tháng năm 2022 cũng còn nhiều khó khăn. Tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài, diễn biến phức tạp cùng với đó là giá nguyên nhiên, vật liệu tuy có giảm nhưng vẫn còn cao ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp và đời sống người dân, cũng như tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của ngành công thương.
Điện mặt trời mái nhà thời gian qua tuy có bước phát triển mạnh nhưng bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong thỏa thuận đấu nối, giải tỏa công suất; chấp hành các quy định của pháp luật về thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành, an toàn điện, xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ và kết hợp với trang trại nông nghiệp gây lãng phí trong đầu tư.
Tỉnh Bạc Liêu kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, tạo điều kiện cho tỉnh sớm được đưa vào quy hoạch giai đoạn đến 2025 tổng cộng 2.000 MW điện gió (gồm 500 MW điện gió trên bờ và 1.500 MW điện gió ngoài khơi), để phát huy đúng mức tiềm năng gió của tỉnh theo quy hoạch của Bộ Công Thương.
Tỉnh cũng đề nghị Bộ Công Thương xem xét, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trước mắt cho đầu tư đường dây và trạm biến áp 500kV của Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Bạc Liêu 3.200 MW; trường hợp khó khăn thì cho cơ chế đặc thù để doanh nghiệp tự bỏ kinh phí đầu tư đường dây truyền tải và thu hồi vốn đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cùng với đó là hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ đàm phán Hợp đồng mua bán điện (PPA) dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Bạc Liêu 3.200 MW. Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét, sớm đầu tư các công trình đường dây và trạm biến áp 220 kV Hòa Bình, công trình đường dây 220kV Bạc Liêu chuyển tiếp trên đường dây 220kV Cà Mau - Sóc Trăng.
Tỉnh Bạc Liêu kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, hỗ trợ, có ý kiến với Tổng công ty Lương thực Miền Nam và Tập đoàn Lộc Trời tạo điều kiện cho Công ty Lương thực Bạc Liêu và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lương thực Vĩnh Lộc, để doanh nhiệp này trực tiếp xuất khẩu gạo, nhằm đem lại kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh năm 2022 là 920 triệu USD và cả nhiệm kỳ 2021 - 2025 là 1.512 triệu USD.
Trước đó, đoàn công tác của Bộ Công Thương cùng lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã đến tham quan Nhà máy điện gió Hòa Bình I.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Nguồn cung xăng dầu bảo đảm phục vụ thị trường trong nước Luôn bảo đảm cung cấp đủ xăng dầu cho thị trường là khẳng định của Bộ Công Thương trong cuộc họp trực tuyến khẩn với các đơn vị trực thuộc bộ về bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước diễn ra sáng 26/8. Mua bán xăng dầu tại một cửa hàng của Petrolimex ở Hà Nội. Ảnh minh họa:...