Muốn sử dụng năng lượng tái tạo phải khai thác khoáng sản có trách nhiệm
Thế giới đang dần từ bỏ các loại nhiên liệu hóa thạch chuyển sang năng lượng tái tạo.
Do đó nhu cầu nguyên liệu để sản xuất ra các thiết bị sử dụng các nguồn năng lượng mới này sẽ tăng vọt để cho ra một số lượng khổng lồ các tua bin gió, pin mặt trời, phương tiện vận tải dùng điện và ắc quy.
Những nguyên liệu này không chỉ bao gồm các kim loại thường sử dụng trong công nghiệp như đồng, thép mà còn là các khoáng sản ít phổ biến hơn như lithium dùng cho pin sạc và các nguyên tố hiếm trên trái đất dùng để làm nam châm mạnh cho các tuabin gió và ô tô điện. Trong thập kỷ vừa qua, sản xuất các khoáng chất thiết yếu này đã tăng trưởng rất mạnh và không hề có dấu hiệu sẽ giảm xuống.
Nếu không khai thác chúng một cách có trách nhiệm, chúng ta sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng môi trường mới.
Các loại đá magma (như đá carbonat) có thể chứa các nguyên tố hiếm của trái đất.
Khoáng chất thiết yếu là gì?
Các khoáng chất thiết yếu là các kim loại và phi kim loại cần thiết cho phát triển kinh tế trong tương lai nhưng chúng ta lại không chắc chắn về nguồn cung các chất này. Nguồn cung có thể bị đe dọa bởi vấn đề địa chính trị, khả năng tiếp cận về mặt địa lí, pháp lí, các quy tắc kinh tế và nhiều yếu tố khác.
Một hậu quả của việc chuyển ồ ạt sang sử dụng năng lượng tái tạo không chỉ là tăng đột biến mức tiêu thụ các nguyên liệu thô (như xi măng, thép, nhôm, đồng, kính) mà còn là tăng sự đa dạng các nguyên liệu sử dụng.
3 thế kỷ trước, con người sử dụng các công nghệ tiêu tốn chừng 5-7 kim loại. Ngày nay, chúng ta sử dụng hơn 50 kim loại, chiếm gần hết bảng tuần hoàn kim loại. Tuy vậy, giống như các nhiên liệu hóa thạch, nguồn khoáng chất cũng chỉ có giới hạn.
Chúng ta có thể “quên đi” năng lượng tái tạo để giữ cho các khoáng sản được bền vững không?
Video đang HOT
Nếu sử dụng cách tiếp cận truyền thống để khai thác các khoáng sản thiết yếu thì chỉ trong vài thập kỷ nữa sẽ chẳng còn gì để khai thác và chúng ta sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng môi trường mới. Đồng thời, chúng ta vẫn chưa biết làm thế nào để đảm bảo nguồn cung các khoáng sản này khi nhu cầu tiếp tục tăng lên.
Vấn đề này càng trở nên phức tạp bởi yếu tố địa chính trị. Trung Quốc là một nhà sản xuất lớn, chiếm hơn 60% các nguyên tố hiếm trên trái đất và một lượng đáng kể tungsten, bismuth và germanium. Điều đó khiến cho các nước khác phụ thuộc vào Trung Quốc và cũng có nghĩa là ô nhiễm môi trường do khai mỏ xảy ra chủ yếu ở Trung Quốc.
Nhìn vào bức tranh nguồn cung các khoáng chất đó cho đến nay, nhiều nước vẫn còn có trữ lượng khoáng sản các chất này đang nghĩ đến việc khai thác tài nguyên trong nước làm sao được bền vững và giảm thiểu tác hại cho môi trường.
Khai thác ở đâu?
Trong những năm gần đây, các cơ sở nghiên cứu khoa học ở một số nước đã tập trung nghiên cứu để xác định những khoáng sản thiết yếu đi cùng với các quặng thường.
Ví dụ, galium và indium thường được tìm thấy là sản phẩm phụ của các lớp đọng chì và kẽm.
Để tìm ra nơi giàu khoáng chất thiết yếu nhất, chúng ta cần hiểu được các quá trình vận động địa chất đã tạo ra sự tập trung các khoáng chất này ở lớp vỏ trái đất.
Các khoáng chất này thường có trong đá magma có nguồn gốc trong lớp vỏ trái đất, ngoài ra còn có trong đá biến chất, là đá biến tính của magma khi hình thành các ngọn núi. Hiểu được các loại đá này là chìa khóa để tìm được các khoáng chất thiết yếu và thu hồi chúng từ các quặng khối lớn.
Thúc đẩy chuyển đổi
Đối với hầu hết các nền kinh tế phương Tây, các nguyên tố hiếm của trái đất là vô cùng cần thiết. Chúng có chứa điện từ nên trở thành nguyên liệu thiết yếu để tạo ra nam châm vĩnh cửu, pin sạc, bộ chuyển đổi xúc tác, màn hình LCD, v.v. Cobalt và lithium cần thiết cho pin ion, gallium dùng cho hệ thống cảm biến quang và quang điện, indium tạo dẫn điện trong các màn hình.
Hiện nay khai thác các khoáng sản này được coi là cơ hội kinh tế chưa từng có cho lĩnh vực khai thác, chiết xuất và xuất khẩu.
Làm thế nào để khai thác bền vững?
Ngoài cơ hội kinh tế, đây còn là một cơ hội về môi trường.
Bên cạnh các công nghệ hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn cần phát minh thêm các kĩ thuật để có nguồn cung khoáng chất bền vững. Chúng ta phải đầu tư vào khoa học địa chất, chế tạo ra những công cụ mới để khai thác, chiết xuất, sử dụng và khôi phục chúng, xử lý các nguyên liệu thừa do khai mỏ để sử dụng hữu ích thay vì bỏ đi, tìm ra các chất thay thế và các quy trình tái chế hiệu quả.
Nói ngắn gọn là chúng ta phải phát triển một cách tiếp cận có hệ thống để tiết kiệm được các khoáng sản thiết yếu này. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần xóa được khoảng cách giữa các quy tắc riêng lẻ và tạo ra sự đồng vận, hiệp lực để có một tương lai bền vững. Đó là điều cốt lõi cần hành động ngay bây giờ vì một hành tinh khỏe mạnh hơn.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/The Conversation
20 năm: Nước Nga thay đổi thế nào dưới thời đại Putin?
Người dân Nga hiện nay cảm thấy hạnh phúc và tự hào về đất nước mình - điều mà 20 năm trước ít ai dám tin.
Ngày 5/8/1999, ông Boris Yeltsin gọi Giám đốc FSB Vladimir Putin đến và đề nghị ông giữ chức Thủ tướng, đồng thời suy nghĩ về chức vụ cao nhất. " Tôi tin vào anh" - ông Yeltsin nói.
Đây có lẽ là quyết định đúng đắn nhất của vị Tổng thống Nga đầu tiên mà người dân nước này có thể nói lời cảm ơn ông.
Năm 1999 thực sự là thảm họa. Giới tinh hoa khu vực bị sa lầy trong chủ nghĩa ly khai. Những kẻ cực đoan thổi tung tàu điện ngầm, sân vận động và các tòa nhà dân cư. Và vào ngày 7/8, một nhóm khủng bố quốc tế đã rời Chechnya và xâm chiếm Dagestan.
Tin tức về việc bổ nhiệm ông Putin làm quyền Thủ tướng vang lên giữa các báo cáo từ tiền tuyến. Ông Yeltsin, khi rời vị trí của mình, khẳng định, ông coi Putin là nhà lãnh đạo mới, " đủ khả năng gắn kết xã hội".
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: TASS)
Rất ít người tin điều này, nhưng ông Putin đã làm được. Cuộc chiến tranh Chechnya thứ hai về cơ bản khác hẳn cuộc chiến lần thứ nhất. Cả một đội quân lính đánh thuê từ khắp nơi trên thế giới đã bị đánh bại trong thời gian ngắn nhất, và thành phố Grozny được xây dựng lại.
Người Chechnya với tư thế ngẩng cao đầu quay trở lại với liên minh hữu nghị các dân tộc Nga. Và người đứng đầu Chechnya hiện nay cũng là đồng minh đáng tin tưởng nhất của ông Putin.
Cùng với đó, sự hồi sinh của một siêu cường bắt đầu.
Vào năm 1999, tất cả tài sản của Nga được định giá khoảng 100 tỷ USD. Ngày hôm nay, con số đó chỉ bằng 1/16 GDP của nước Nga. Ông Putin buộc các trùm sỏ phải trả tiền thuế khai thác khoáng sản, và ngân sách tăng gấp 4 lần. Điều này giúp nước Nga trả hết nợ nước ngoài, thoát khỏi gánh nặng trả lãi và dùng tiền đầu tư vào phát triển đất nước.
Trong 20 năm, sản xuất công nghiệp ở Nga tăng trưởng 78%. Chỉ tính riêng xuất khẩu vũ khí tăng 15 lần. Nếu như dưới thời kỳ ông Yeltsin, 40,8% dân số sống dưới mức nghèo khổ, thì bây giờ con số này đã giảm xuống còn 13,8%. Trước khi ông Putin lên nắm quyền, bất kỳ thương hiệu nước ngoài nào cũng đều là mặt hàng xa xỉ, còn ngày nay, một gia định có thu nhập trung bình đã có thể có vài chiếc xe hơi.
Người dân Nga lấy lại các quyền tự do cơ bản của mình - khả năng chăm sóc trẻ em và cha mẹ già, có "mái che trên đầu" và "không bị sát hại trong các cuộc tấn công khủng bố hay cuộc chiến băng đảng". Họ đi du lịch thế giới một cách tự do và ngẩng cao đầu. Nước Nga hồi sinh một đội quân có thể khiến phương Tây phải kính nể.
Theo đó, hai phần ba người Nga coi mình là hạnh phúc, và 9 trong số 10 người tự hào về đất nước của họ. 20 năm trước, không một ai có thể hy vọng rằng, thời điểm đó sẽ đến.
Văn Đức
Theo vtc.vn
Mặt tối của tiến bộ công nghệ là tàn phá môi trường Nhu cầu vô độ đối với các khoáng sản đồng, lithium và đất hiếm vốn đang rất "khát" trong các ngành điện tử tiêu dùng và các ngành công nghiệp xe điện đang để lại chi chít vết sẹo trên bề mặt hành tinh thân yêu của chúng ta. Suốt hàng thập niên, ông David Maisel đã chụp ảnh nhiều nơi trên hành...