Mượn rượu để lấy “bản lĩnh”… đâm chết vợ
Ngày 5.11, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến VKSND tỉnh Thanh Hóa đề nghị truy tố bị can Nguyễn Hữu Lâm (SN 1970, ở xã Yên Tâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) về tội “giết người”. Nạn nhân là vợ bị can.
Ảnh minh họa.
Theo tài liệu điều tra, do không muốn ký vào giấy ly hôn theo yêu cầu của vợ là chị Nguyễn Thị V (SN 1973) nên vào vào rạng sáng 20.7, vợ chồng Nguyễn Hữu Lâm xảy ra cãi vã, Lâm đã đánh đập rồi dùng dao đâm vợ tử vong. Sau đó, Lâm dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát nhưng bất thành.
Theo lời của cháu Nguyễn Yến Nh, con gái vợ chồng Nguyễn Hữu Lâm, thời điểm xảy ra vụ việc, cả gia đình đang ngủ, Lâm vào phòng chửi vợ ầm ĩ khiến cả nhà tỉnh ngủ. “Bố cháu chửi và bảo không ký vào giấy ly hôn, sau đó đánh lao vào đánh mẹ chảy nhiều máu, sau đó bố cháu nằm ngất trên vũng máu”.
Được biết, trước khi sát hại vợ, Lâm viết lên tường và ký tên mình: “Không có lòng can đảm để giết vợ, mượn chén rượu mới giết được. Lòng người có hạn, con xin phép bố mẹ con bất hiếu, xin cảm ơn nhân dân đội 7″.
Video đang HOT
Vụ án đang được tiếp tục xử lý.
Theo P.Hà – Nguyễn Mạnh (ANTĐ)
Thanh Hóa tiêu huỷ xong gần 6.000 con lợn chết ngập trong lũ
Hơn 200 người đã tham gia thu gom, tiêu hủy gần 6.000 lợn chết ở Thanh Hoá bằng biện pháp chôn lấp, phun hóa chất.
Ngày 16/10, ông Lưu Vũ Lâm - Chủ tịch UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) cho biết, sau hai ngày nỗ lực huy động 7 máy xúc, 10 xe tải và hơn 200 nhân công, địa phương đã hoàn tất công tác thu gom, xử lý gần 6.000 xác lợn chết tại trại lợn của Công ty Thái Dương.
Xe tải chở xác lợn chết đến nơi chôn lấp. Ảnh: Lam Sơn.
Số lợn sống còn khoảng 300 con cũng được huyện Yên Định và Trại giam số 5 di chuyển đến nơi an toàn.
"Xác lợn chết trôi nổi khắp nơi và phân hủy mạnh. Hơn nữa nước lũ vẫn ngập sâu hơn nửa mét trong trang trại khiến công tác thu gom gặp nhiều khó khăn", ông Lâm nói.
Theo ông Lâm, khu vực tiêu hủy số lợn chết được chọn nằm dưới chân núi, thuộc phân trại số 3 của Trại giam số 5, đóng trên địa bàn thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định.
Cơ quan chức năng phun hoá chất sau đó lấp đất lại. Ảnh: Lam Sơn.
Để chôn lấp hết số lợn chết mà không gây ảnh hưởng đến môi trường, các hố chôn lấp được nhà chức trách cho máy múc đào sâu khoảng hơn 2 m, phía dưới được lót bạt cẩn thận. Xác lợn sau khi thu gom được cho vào túi nilon và vận chuyển đến hố chôn lấp bằng ôtô tải. Một lượng lớn hóa chất đã được dùng để phun khử trùng, tránh nguy cơ ô nhiễm.
Trước đó ngày 11/10, nước lũ dâng cao khiến toàn bộ trang trại lợn của Công ty Thái Dương đặt tại Trại giam số 5 nằm ngoài đê bị ngập. Chính quyền và đơn vị chủ quản đã ứng cứu nhưng đành bất lực trước dòng nước lũ lên quá nhanh. Gần 6.000 con lợn sắp đến ngày xuất bán bị chết ngập; chỉ còn ít lợn sống sót và đang yếu dần do thiếu thức ăn.
Trại lợn 6.000 con chỉ còn số ít sống sót. Ảnh: Lam Sơn.
Từ ngày 9 đến 12/10, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rất to. Tại Bái Thượng (Thanh Hóa) mưa trong hai ngày tới hơn 500 mm, Hòa Bình trên 450 mm. Hồ Hòa Bình lần đầu tiên kể từ khi xây dựng phải mở 8 cửa xả đáy vào trưa 11/10.
Nhiều khu vực ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội bị ngập sâu, có nơi tới 2 m. Miền núi Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình bị lũ quét, sạt lở đất. Đến hôm nay, mưa lũ làm 60 người chết, 37 người mất tích, chủ yếu ở Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa.
Theo Lê Hoàng (VNE)
Vụ gần 6.000 con lợn chết đuối: Quyết tâm xử lý hết trong đêm nay "Mặc dù nước chưa rút hết, nhưng huyện và các ngành chức năng chỉ đạo phải quyết tâm xử lý xong số lợn đã chết do mưa lũ trong đêm nay", ông Lưu Vũ Lâm - Chủ tịch UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) khẳng định khi trao đổi với phóng viên Dân Việt vào chiều nay (14.10). Như Dân Việt đã đưa...