Muốn rủng rỉnh tiền tiết kiệm hãy áp dụng phương pháp quản lý tiền trong phong bì
Phương pháp phong bì chia nguồn thu của bạn thành rất nhiều phần khác nhau cho từng mục đích sử dụng.
Điều này giáo dục cho người dùng cách chi tiêu mà không bội chi.
Phương pháp phong bì là gì?
Hệ thống lập ngân sách này nhằm chia thu nhập của bạn thành các loại chi tiêu khác nhau trong một tháng như tiền điện, tiền nước, chi phí xăng xe, tiền trả ngân hàng… Khi đã có con số cụ thể cho từng khoản tiền, bạn lấy tiền mặt cho vào từng phong bì. Sau đó bạn chỉ được phép tiêu những gì có sẵn trong phong bì đó cho các hoá đơn hoặc giao dịch của danh mục đó.
Sau khi trừ đi các chi phí cố định, bạn sẽ có một con số di động để chi tiêu thêm trong tháng. Con số này sẽ tiếp tục được chia nhỏ thành nhiều phần như mua sắm các vật dụng mới hay đi ăn nhà hàng… và khoản dư cuối cùng sẽ là khoản tiết kiệm, đầu tư. Hãy xác định đúng và đủ nhu cầu của gia đình bạn để có khoản chi phù hợp.
Vậy chưa hết tháng mà phong bì đã hết thì phải làm thế nào? Đây là câu hỏi nhiều người gặp phải khi lần đầu áp dụng phương pháp này. Nguyên nhân xuất phát từ việc bạn chi tiêu không phù hợp, phân chia tiền trong tháng bị lệch, đừng để hứng lên bỏ tiền cả tháng để mua đồ cho 2 ngày.
Quy tắc của phương pháp này đòi hỏi khi dùng hết tiền trong phong bì bạn buộc phải dừng lại và không được lấy tiền từ phong bì khác để bù cho sự chi tiêu quá đà.
Tuy nhiên, nếu nhận ra mình đã cố gắng xoay xở với khoản tiền đó song vẫn không đủ, việc của bạn là tăng thêm ngân sách cho phong bì này và cắt giảm những phần khác trong tháng sau.
Trong quy tắc của phương pháp phong bì, tiền thừa trong các phong bì sẽ được dồn vào khoản tiết kiệm mà không được chuyển vào những phong bì rỗng vì như thế bạn sẽ không học được cách chi tiêu và cuối cùng sẽ chẳng có được khoản tiết kiệm. Hoặc nếu có thêm khoản nợ, hãy dùng số tiền thừa trong các phong bì để trả nợ.
Lợi thế của phương pháp này
Video đang HOT
Đáp ứng được kỳ vọng: Sự phân chia sẽ hết sức rõ ràng đúng với kỳ vọng của bạn. Mỗi khi lấy tiền bạn sẽ biết được bên trong còn lại bao nhiêu và chia nó đều hơn cho những ngày còn lại trong tháng.
Giáo dục về tiền bạc: Thời gian đầu khi mới áp dụng, chắc chắn bạn sẽ gặp phải rất nhiều khoản chi thiếu tiền. Bạn phải cân nhắc kỹ càng hơn trong những khoản chi tương lai và dần dần nó sẽ tạo cho bạn một quy tắc tiêu tiền riêng, thứ thật sự giúp bạn giàu có.
Dễ kiểm soát: Với thẻ thanh toán thông thường, nó mang lại rất nhiều sự tiện lợi. Thế nhưng, vì gộp tất cả các khoản lại với nhau thế nên chúng ta thường gặp phải tình trạng tiêu quá đà và thậm chí còn chẳng nhớ bản thân đã tiêu những gì. Khi dùng tiền mặt, mọi thứ ở trước mặt, bạn sẽ biết mình có bao nhiêu, còn bao nhiêu và cần phải làm những việc gì.
Không bỏ lỡ bất kì việc gì: Một khi đã tính toán và lên kế hoạch chi tiêu đầy đủ trong tháng, bạn sẽ không còn gặp phải tình trạng khi việc đến, tiền đã hết. Mọi thứ đã trong kế hoạch, được phân chia và sử dụng đúng lúc cần.
Khó khăn của phương pháp phong bì
Cả gia đình phải đồng lòng: Giả sử bạn đã kết hôn hay đang sống cùng bố mẹ và muốn lên kế hoạch tiết kiệm, mọi người đều phải nhất quán về phương pháp. Nếu có thành viên nào không đồng ý với phương pháp sử dụng tiền mặt, mọi thứ sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì thế trước khi áp dụng phương pháp phong bì, hãy tham khảo ý kiến gia đình trước.
Khi bắt đầu, mọi chuyện vô cùng phức tạp: Giống với bất kì phương pháp hay thứ gì mới, khi bắt đầu mọi thứ đều rất khó hiểu và bạn chắc chắn sẽ mắc sai lầm. Nhưng đừng lo, chỉ sau 2 – 3 tháng, mọi chuyện sẽ thay đổi tích cực lên.
Khó tính toán, xử lý các tình huống rủi ro: Đây là một trong những bất lợi của phương pháp phong bì, có nhiều thứ chúng ta không thể tính toán trước như hỏng xe, ốm đau bệnh tật hay bác sĩ yêu cầu bạn thân cưới gấp… Giải pháp cho vấn đề là thành lập một phong bì “rủi ro” và khoản thừa ra của những chi phí rủi ro sẽ được sử dụng hết cho việc tiết kiệm.
Nhìn chung, bản chất của phương pháp phong bì không đơn giản là một phương pháp tiết kiệm. Thực chất, phương pháp phong bì giúp giáo dục bản thân cũng như tăng sự nhận thức về tài chính cá nhân, giảm chi tiêu lãng phí, thứ thật sự giúp bạn giàu có và tiết kiệm được nhiều hơn. Chính vì thế, nếu có ý định áp dụng phương pháp này, bạn phải quyết tâm và thật sự thành thật với chính bản thân mình.
Bài học từ mẹ đơn thân có 2 con đã nghỉ hưu ở tuổi 41 khi tích lũy được 19 tỷ: "Tôi luôn là người làm chủ đồng tiền"
Việc cắt giảm hợp lý các chi phí chi tiêu trong cuộc sống đã giúp bà mẹ đơn thân 2 con này có cuộc sống nghỉ hưu sớm năm 41 tuổi.
Khi Lakisha Simmons nghỉ hưu vào tháng 5/2021. Cột mốc này không chỉ là sự kết thúc sự nghiệp mà còn là lần đầu tiên cô ngừng làm việc kể từ năm 14 tuổi.
Bà mẹ hai con năm nay 41 tuổi cho biết cô luôn coi việc có một công việc là vấn đề đảm bảo tài chính. Cô nói: Nhìn các thành viên trong gia đình làm "công việc dọn dẹp, công việc vệ sinh, công việc bảo mẫu" đã truyền cho cô một suy nghĩ về làm việc rất mạnh mẽ.
"Không có việc làm nào quan trọng hơn gia đình tôi. Họ cũng dạy tôi rằng phải làm những gì để chăm sóc gia đình", Simmons nói với CNBC Make It.
Trong 10 năm qua, Simmons đã làm việc trong lĩnh vực học thuật, gần đây nhất cô là một phó giáo sư tại Đại học Belmont của Nashville. Năm 2020, cô kiếm được 150.000 đô (3,4 tỷ) từ tiền lương của mình và những công việc phụ. Nhưng vào mùa xuân năm ngoái, Simmons đã nghỉ hưu sau khi tích lũy được 850.000 đô (hơn 19 tỷ) từ đầu tư.
Mặc dù hành trình của cô đối với FIRE - viết tắt của "độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm" - đã được thực hiện kể từ khi cô quyết định vào năm 2017 rằng cô muốn nghỉ hưu vào năm 45 tuổi. Nhưng Simmons đã gặp khó khăn để cho phép bản thân rời khỏi công việc của mình.
"Tôi thực sự lo lắng về việc bỏ công việc toàn thời gian của mình," cô nói. Nhưng chỉ vài tháng sau khi nghỉ hưu, Simmons đã nghĩ khác.
Cắt giảm chi phí sau cuộc ly hôn
Simmons đã trải qua một cuộc ly hôn vào năm 2017 - một quá trình mà cô gọi là "tàn khốc" nhưng cũng khiến cô đánh giá lại tài chính của mình và quyết định nghỉ hưu sớm.
"Khi tôi biết về FIRE, nó đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của tôi," cô nói. "Tôi đã tiếp xúc với ý tưởng này rằng nếu tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn thì bạn sẽ có thời gian để tận hưởng và theo đuổi đam mê của mình bởi vì bạn không phải làm việc cho người khác".
Để có thể tiết kiệm đủ và nghỉ hưu sớm, động thái đầu tiên của Simmons là tìm cách cắt giảm chi tiêu. Cô nhanh chóng nhận ra rằng khoản thế chấp 2.400 đô (54 triệu) hàng tháng cho ngôi nhà 5 phòng ngủ, 4 phòng tắm của mình quá tốn kém. Vì vậy cô quyết định bán căn nhà và chuyển đến một căn hộ hai phòng ngủ với các con của mình.
"Ngôi nhà đó hoàn toàn lộng lẫy và đẹp đẽ, nhưng nó khiến tôi quá tốn kém về tiền bạc. Là một bà mẹ đơn thân trong ngôi nhà rộng lớn đó, tôi chỉ cảm thấy bị nuốt chửng".
Simmons cũng chuyển sang gói điện thoại di động trả trước, loại bỏ cáp và bắt đầu nấu nhiều bữa ăn ở nhà hơn.
Ban đầu cô ấy gặp khó khăn trong việc cắt giảm chi tiêu của mình, nhưng theo thời gian, mọi việc trở nên dễ dàng hơn. "Tôi luôn nói với mọi người rằng, ngay cả khi bạn cắt một khoản nào đó ra khỏi ngân sách của mình thì vẫn có thể quay đầu lại. Nếu bạn nhận ra rằng bạn thực sự bỏ lỡ điều gì đó, thì hãy thêm lại nó vào danh mục cần chi tiêu là được".
Trong năm đầu tiên cắt giảm chi tiêu kiểu này, Simmons đã đưa được 100.000 đô (2,2 tỷ) vào tài khoản đầu tư của mình. Từ đó, cô thấy tiền bạc của mình tăng lên nhanh chóng.
"Nó không chỉ tăng gấp đôi mà còn gần như tăng gấp ba mỗi năm. Tôi không thể tin được" cô nói. "Điều đó khiến tôi có cảm hứng để tiếp tục đầu tư nhiều hơn".
Simmons giữ hơn 50% danh mục đầu tư của mình trong quỹ chỉ số, khoảng 25% vào thị trường chứng khoán và phần còn lại là trái phiếu và một số cổ phiếu riêng lẻ trong các công ty như Apple và Amazon.
Simmons nói rằng cô ấy chưa bao giờ cảm thấy "thiếu thốn" bất cứ thứ gì cô ấy thực sự muốn. Trên thực tế, cô đảm bảo luôn dành tiền để đi du lịch cùng các con "vì đó là điều tôi coi trọng".
Mặc dù kế hoạch ban đầu của cô là nghỉ hưu khi đã tiết kiệm được 1 triệu đô la (22,6 tỷ), nhưng Simmons quyết định rời công việc vào mùa xuân năm 2021 vì việc dạy học từ xa cho học sinh kèm với đó là dạy online cho sinh viên quá áp lực. Lúc này cô cảm thấy tiền đã tiết kiệm được là đủ.
"Các khoản đầu tư của tôi vẫn đều đặn tăng lên mặc dù tôi không đóng góp được gì kể từ khi rời công việc vào ngày 31/ 5/2021. Bây giờ tôi có khoảng 910.000 đô (20,6 tỷ) trong tài khoản".
Cuộc sống khi nghỉ hưu
Mặc dù không cần phải làm việc mỗi ngày, nhưng Simmons thích giữ cho mình sự bận rộn. Cô bắt đầu buổi sáng khoảng 6h:30 để chuẩn bị cho các con đi học trước khi đến phòng tập thể dục. Simmons cũng dành thời gian để tận hưởng lối sống mới của mình.
"Tôi dành thời gian để đi ăn trưa với bạn. Tôi cũng thích vẽ tranh. Tôi thích thử các công thức nấu ăn và đọc những cuốn sách mới". Sau đó, cô dành thời gian để làm công việc phụ, bao gồm dịch vụ huấn luyện tài chính và một cửa hàng online trên Etsy. Tổng hợp lại, những công việc này mang lại doanh thu từ 1.000 đô (22 triệu) đến 3.000 đô la (68 triệu) tùy theo tháng.
"Tôi luôn là người làm chủ tiền bạc của mình và tìm ra mục tiêu của mình cũng như nghiên cứu để biến những mục tiêu đó thành hiện thực. Nhưng gần đây tôi đã bắt đầu giúp đỡ người khác vì tôi nhận ra rằng sẽ tốt hơn nếu tôi vượt lên về mặt tài chính và xây dựng sự giàu có nhưng gia đình và bạn bè của mình cũng như vậy".
Mỗi tháng đưa cho vợ cả trăm triệu, đến khi vợ sắp đẻ, tôi hỏi lại tiền nong thì giật mình khi vợ báo ra một con số Với cách chi tiêu này của vợ có tiền núi rồi cũng lở. Ngày mới cưới nhau vợ chồng tôi chẳng có tài sản gì quý giá nhưng từ khi vợ mang bầu đứa con đầu lòng thì chuyện làm ăn của tôi luôn gặp thuận lợi. Tháng nào tôi cũng kiếm được hơn 100 triệu. Tôi rất yêu và tin vợ nên...