Muốn ra tranh cử lãnh đạo Hồng Kông, phải được Bắc Kinh chấp thuận
Các ứng cử viên phải được sự phê duyệt của một ủy ban của Bắc Kinh mới có quyền tranh cử.
Quốc hội Trung Quốc đã quyết định thay đổi cách bầu chọn người đứng đầu chính quyền Hồng Kông, mà theo đó các ứng cử viên phải được sự phê duyệt của một ủy ban của Bắc Kinh mới có quyền tranh cử.
Theo CNN, một quan chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng các ứng cử viên phải là người “yêu nước và yêu Hồng Kông”.
Người Hồng Kông tham gia biểu tình chống “Trung Chiếm”.
Video đang HOT
Lãnh đạo hiện tại của Hồng Kông cũng khẳng định đây là một quyết định đúng hướng.
Tuy nhiên, nhóm biểu tình phản đối động thái này ở thành phố này đã chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Bắc Kinh với lý do đó là một động thái không dân chủ và ngăn những người có quan điểm chính trị đối lập được tranh cử.
Theo chính sách “một nước, hai chế độ”, 7 triệu cư dân của Hồng Kông, được định nghĩa là một “đặc khu hành chính” của Trung Quốc, có nhiều quyền dân sự tự do hơn so với cư dân đại lục. Đây cũng là một phần thỏa thuận giữa Trung Quốc và Anh trước khi bàn giao thành phố này.
Nhưng quyết định thay đổi cách bầu chọn lãnh đạo của Hồng Kông đã dấy lên các lo ngại rằng quyền này đang ngày càng bị xói mòn.
Hiện các nhà lãnh đạo của Hồng Kông chủ yếu là những người trung thành với Bắc Kinh. Trung Quốc đã bác bỏ yêu cầu của những người biểu tình cho phép tự do hơn nữa trong cuộc bầu cử năm 2017. Phe này tuyên bố sẽ tiến hành biểu tình hơn nữa để phản đối quyết định trên của Bắc Kinh.
Động thái này diễn ra sau khi hàng chục ngàn người biểu tình phản đối diễu hành ở Hồng Kông hồi đầu tháng này. Phương tiện truyền thông địa phương cho biết, người biểu tình được trả tiền hoặc xúi giục để tham dự cuộc tuần hành.
Theo Giáo Dục
Căng thẳng dâng cao ở Hồng Kông
Hồng Kông có nguy cơ trải qua một đợt bất ổn lớn sau khi chính quyền trung ương quyết định giới hạn ứng viên tranh cử lãnh đạo đặc khu.
Hàng trăm ngàn người biểu tình đòi cải cách bầu cử ở Hồng Kông hồi tháng 7 - Ảnh: Reuters
Ngày 31.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua quyết định cho phép việc chọn Trưởng đặc khu Hồng Kông sẽ được tiến hành theo phương thức bỏ phiếu phổ thông từ năm 2017. Tuy nhiên, các ứng viên phải do một ủy ban đề cử lựa chọn và số ứng viên được chọn chỉ từ 2 - 3 người, trong đó mỗi ứng viên phải được sự ủng hộ của hơn 50% thành viên ủy ban. Quy định mới còn nêu rõ đặc khu trưởng đắc cử phải được chính quyền trung ương thông qua mới có thể nhậm chức. Tân Hoa xã dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Trương Đức Giang ca ngợi đây là "quyết định rất quan trọng trong việc cải cách dân chủ và cải tiến bầu chọn lãnh đạo Hồng Kông theo pháp luật" vì cho phép người dân lần đầu tiên trực tiếp bỏ phiếu bầu lãnh đạo kể từ khi Hồng Kông được Anh trao trả năm 1997. Hiện nay, đặc khu trưởng Hồng Kông do một ủy ban gồm 1.200 thành viên bị chỉ trích là thân Bắc Kinh bầu chọn.
Tuy nhiên, ngay sau khi quyết định trên được công bố, nhiều chính trị gia, trí thức và tổ chức ở Hồng Kông đã phản đối mạnh mẽ và cáo buộc trung ương đang "áp đặt một nền dân chủ giả" bằng cách kiểm soát ứng viên tranh cử, theo Reuters. Nghị viên kỳ cựu Thang Gia Hoa phát biểu trên truyền hình: "Đây là ngày đau buồn nhất và đen tối nhất cho phong trào dân chủ ở Hồng Kông". Tổng thư ký Hội Liên hiệp sinh viên Hồng Kông Châu Vĩnh Khang thì chỉ trích quyết định của trung ương là "hoàn toàn không thể chấp nhận được" và khẳng định: "Chúng tôi không có lựa chọn và phải đấu tranh".
Bên cạnh đó Tổ chức Occupy Central (OC), được xem là đầu tàu cho phong trào đòi cải cách ở Hồng Kông hiện nay, tuyên bố họ sẽ thực hiện kế hoạch phong tỏa khu trung tâm hành chính - tài chính Trung Hoàn như cảnh báo trước đó. "Tất cả cơ hội đối thoại đã bị dập tắt. Việc chiếm Trung Hoàn chắc chắn sẽ diễn ra", Reuters dẫn tuyên bố của OC viết. Tổ chức này không thông báo chi tiết nhưng cho hay trong vài tuần tới sẽ tiến hành hàng loạt hoạt động để chuẩn bị cho cuộc phong tỏa. Hồi tháng 7, OC đã phát động cuộc đại biểu tình với hàng trăm ngàn người tham gia để đòi cải cách quá trình bầu trưởng đặc khu. Ngoài ra, ông trùm truyền thông Lê Trí Anh vừa tuyên bố sẽ tham gia OC và góp tiền cho những nhà ủng hộ dân chủ, theo báo South China Morning Post. Ông này là chủ sở hữu nhiều tờ báo, tạp chí có lượng phát hành hàng đầu Hồng Kông như Apple Daily và Next. Đáng chú ý là nhà của ông Lê vừa bị cảnh sát lục soát hôm 28.8 để điều tra cáo buộc tham nhũng, theo AFP.
Căng thẳng càng dâng cao khi trong ngày 31.8, các nhóm ủng hộ Bắc Kinh đã xuống đường tuần hành để bày tỏ đồng tình với quyết định của trung ương lẫn phô trương thanh thế trước OC. Đài RTHK còn dẫn lời cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng phụ trách Hồng Kông và Macau thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc Trần Tá Nhị cảnh báo rằng "kế hoạch bất hợp pháp của OC sẽ kết thúc bằng đổ máu".
Hơn 8.500 người đòi cải cách ở Macau
Ngày 31.8, ông Thôi Thế An tái đắc cử Trưởng đặc khu Macau sau khi được ủy ban bầu cử gồm 400 thành viên chọn lựa. Theo AFP, ông Thôi là ứng viên duy nhất và giành được 380 phiếu thuận. Trong khi quá trình bỏ phiếu diễn ra, một số người đã biểu tình bên ngoài điểm bỏ phiếu để phản đối. Cũng như ở Hồng Kông, người dân Macau chưa được trực tiếp bầu lãnh đạo. Cùng ngày, ban tổ chức cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải cách bầu cử theo hướng phổ thông đầu phiếu ở Macau thông báo sự kiện này đã thu hút 8.500 người tham gia sau một tuần tiến hành.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc đau đầu trước "quả bom bất ổn" Hong Kong Tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, thậm chí tên lửa hạt nhân cũng chưa làm Trung Quốc tan rã, nhưng những "quả bom bất ổn" thì có thế. Chính sách "Một nước hai chế độ" chẳng phải là sự "sáng tạo về lý luận" về CNXH mang màu sắc Trung Quốc của "đồng chí Đặng" mà là sự lặp lại hình...