Muốn ra quốc tế, hãy cẩn thận từ cái tên
Đã đến lúc các trường đại học VN nên ngồi lại với nhau để thống nhất cách đặt tên trường bằng tiếng Anh.
Khi Phó Thủ tướng phải lên tiếng chuyện tên trường
Mới đây, Đại học New South Wales (UNSW, Úc) ra thông báo quan trọng về việc thay đổi tên trường. Quyết định này đã được thảo luận rất kĩ trong ban giám hiệu và trước đó đã tham khảo các giáo sư trong và ngoài nước. Ban giám hiệu còn thuê một công ty marketing làm điều tra trong và ngoài nước, phân tích cạnh tranh để tìm một tên trường.
Quyết định đổi tên trường UNSW xảy ra đúng vào lúc ở Việt Nam, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phê bình về cách đặt tên tiếng Anh của các trường đại học VN. Trongbài viết trước , tôi đã chỉ ra một số bất cập trong việc viết tên trường/viện trong các ấn phẩm quốc tế. Bài này sẽ tập trung vào xu hướng đặt tên trường đại học trên thế giới, hi vọng góp một phần vào việc chuẩn hoá thương hiệu đại học của Việt Nam.
Ảnh minh họa Một số vấn đề
Một trong những vấn đề lớn nhất là đại học trong đại học. Những ai quen với cách tổ chức đại học ở các nước tiên tiến sẽ ngạc nhiên khi biết Đại học Quốc gia có nhiều “đại học con” như ĐHKHTN, ĐHKHXH&NV, v.v… Nói là “đại học con”, nhưng trường nào cũng đều có quy mô lớn chẳng thua kém, thậm chí còn lớn hơn, các đại học ở nước ngoài.
Vấn đề “đại học trong đại học” dẫn đến khó khăn và phức tạp trong danh xưng, nhất là danh xưng tiếng Anh. Chẳng hạn như ĐHQGTPHCM thì có tên chính thức là “Vietnam National University, Ho Chi Minh City”. Nhưng các trường thành viên cũng có tên gọi là university, như Ho Chi Minh City University of Technology, University of Science Ho Chi Minh City, v.v…
Có một vài hiểu lầm về từ national với sứ mệnh quốc gia, rằng những đại học có vị thế đặc biệt có thể mang tên “quốc gia” (national). Nhưng thực tế, không cứ có chữ quốc gia mới có sứ mệnh, tầm vóc quốc gia tất cả đại học đều có sứ mệnh chung (đóng góp tri thức) và sứ mệnh riêng là đóng góp vào sự phát triển của quốc gia.
Chẳng hạn như Đại học Quốc gia Úc (ANU) có sứ mệnh là trở thành một trong những viện nghiên cứu lớn trên thế giới qua giảng dạy xuất sắc, dìu dắt sinh viên đến những tri thức hiện đại và chuẩn mực học thuật cao nhất [1]. Đại học Sydney hay New South Wales, dù không có từ national trong danh xưng, nhưng cũng có những sứ mệnh tương tự.
Gần ta hơn, Đại học công nghệ Nanyang (Singapore) không có từ national trong danh xưng, nhưng sứ mệnh của họ thì chẳng khác gì Đại học Quốc gia Singapore.
Video đang HOT
Ở Anh, Mĩ, Canada, v.v… những đại học lớn như Harvard, Yale, Oxford, Cambridge, Sorbonne, Toronto, v.v… đều không có tên national, nhưng ai cũng biết uy tín của họ là tầm vóc toàn cầu.
Đây đó còn có sự hiểu lầm về college và faculty. Có một cách hiểu lầm rằng các trường đại học thành viên của các đại học thường có 3 cách gọi: college, school, university. Tuy nhiên, 3 cách gọi nàykhông phải là trường đại học, mà là những đơn vị trong một trường đại học. Ở Úc (và Mĩ, Anh, Canada), mỗi university (đại học) có nhiều khoa. Khoa có thể gọi là college, nhưng cũng có thể gọi là faculty, dùng cách gọi nào làtùy theo ban giám hiệu.
School là một đơn vị trực thuộc faculty hay college. Chẳng hạn như trong Faculty of Medicine (Khoa Y) của trường ĐH New South Wales có nhiều school nhưSchool of Medicine, School of Psychiatry, v.v… Tuy nhiên, trong vài trường hợp đặc biệt, có đơn vị dưới trường đại học lấy tên là school. Thông thường đây là những đơn vị chuyên ngành (professional school).
Ngoài ra, còn có một số đại học với tên tiếng Việt rất chuyên biệt như Đại học Thông tin liên lạc, Đại học Phòng cháy chữa cháy, Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an Nhân dân, Đại học Dầu khí, v.v… Tên tiếng Anh của những đại học này có lẽ gây ngạc nhiên cho người ngoại quốc, vì thiếu cái “tố chất” đại học, và giống như là những trường cao đẳng dạy nghề.
Hai mô thức về tên đại học
Điểm qua tên các đại học trên thế giới,tôi thấy có rất nhiều cách đặt tên, nhưng tựu trung lại chỉ có 2 cách chính: cách thứ nhất theo mô thức tính từ (premodifying) và cách thứ hai dùng mô thức giới từ (preposition).
Trên thế giới, một số trường đại học đã trở thành thương hiệu giáo dục như UCLA, UCSD, UCSF, Princeton, Harvard, Yale, Oxford, Cambridge, Sorbonne, v.v… đều có những quy định cụ thể như kích thước, kiểu chữ, màu sắc trong cách viết tên trường.
Theo mô thức tính từ, người ta hay đặt tên theo công thức X University, trong đóX là tên bang hay thành phố hay danh nhân (ví dụ như Ohio University, Harvard University). Theo mô thức giới từ, người ta đặt tên theo công thức University of X(có chữ of), trong đó X là tên thành phố hay bang (ví dụ: University of Sydney và University of Cambridge).
Có thể nói rằng các trường lấy tên của danh nhân thường đặt tên theo mô thức tính từ. Chẳng hạn như Harvard University, Johns Hopkins University, Stanford University, v.v… Nhưng các đại học công lấy tên bang hay tên thành phố thì thường đặt tên theo mô thức giới từ. Nhiều khi người ta thêm mạo từ The phía trước cho trang trọng, như The University of Sydney.
Mô thức giới từ được xem là nghiêm trang hơn thể thức tính từ. Chính vì lí do này mà Đại học Bắc Kinh đã đổi tên từ Peking University thành University of Beijing.
Dĩ nhiên, trên thế giới còn có nhiều đại học nhưng không cần đến danh từuniversity nhưng vẫn nổi danh thế giới, do lịch sử và thương hiệu quá lớn. Chẳng hạn London School of Economics, Dartmouth College, California Institute of Technology (CalTech), v.v…
Vài kiến nghị
Đã đến lúc các trường đại học nên ngồi lại với nhau để thống nhất cách đặt tên trường bằng tiếng Anh. Riêng tôi, xin đề nghị như sau:
1. Đối với Đại học Quốc gia hay các đại học như Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên, v.v…, các trường thành viên nên gọi là “College” chứ không nên gọi là “University”. Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng nên gọi là “Vietnamese National University” hơn là “Vietnam National University”, nhưng tôi thấy điều này không quan trọng vì cả hai cách viết đều có thể chấp nhận được.
2. Đối với các đại học địa phương hay đại học vùng như Cần Thơ, Bình Dương, Sài Gòn, v.v… nên đặt tên trường theo mô thức giới từ, ví dụ: The University of Can Tho. Như nói trên, mô thức giới từ được xem là nghiêm trang hơn mô thức thứ hai, nên có lẽ tránh cách viết “Can Tho University”. Ngoài ra, nếu có thể nên bám sát theo địa danh tiếng Việt, và theo đó nên viết “Can Tho” thay vì “Cantho”.
3. Theo tôi, những trường chỉ tập trung đào tạo một vài chuyên ngành như viễn thông, phòng cháy chữa cháy, dầu khí, tài chính, ngân hàng, v.v. nên lấy têncollege hay institute (thậm chí school như Hanoi Medical School, nếu cảm thấy tự tin) thay vì university.
4. Không nên lấy danh từ chung tiếng Việt để đặt tên trường như “Nong Lam University”. Với logic đó, chúng ta có thể có “Bach Khoa University” và “Cong An University”! Cũng không nên quá khắt khe là tên trường phải phản ảnh tất cả các lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu.
Do đó, cần phải sáng tạo trong cách đặt tên đại học mà không cần phải quá câu nệ ngành đào tạo. Chẳng hạn như thay vì cách đặt tên chú trọng đến 2 ngành “y dược” có thể thay thế bằng “Health Sciences”, hay thay vì “Nông Lâm” có thể đổ thành “Agricultural Sciences”.
5. Một số trường hợp về cách viết tên “Hồ Chí Minh” cần phải thay đổi. Chẳng hạn như trường hợp Đại học Quốc gia TPHCM, có khi người ta viết “VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HOCHIMINH CITY”, nhưng ngay phía dưới thì viết là “Vietnam National University – Ho Chi Minh City”! Trường Đại học Bách khoa TPHCM thì viết “HOCHIMINH CITY UNIVERSITY OF TECHNOLOGY”. Còn Đại học Y Dược TPHCM thì viết là “The University of Medicine & Pharmacy at Hochiminh City”. Đó là những biến thể chẳng có logic nào và khó chấp nhận được. Theo tôi, nên viết rõ ràng là “Ho Chi Minh”, chứ không phải “Hochiminh”, “HoChiMinh”, hay “HOCHIMINH”.
Tóm lại, tôi đồng ý với ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, rằng đã đến lúc phải xem xét cách đặt tên tiếng Anh của các đại học VN một cách nghiêm chỉnh và có hệ thống. Điều này rất cần thiết, vì cách đặt tên “trăm hoa đua nở” của các trường đang dẫn đến những thiệt thòi trong việc xây dựng thương hiệu trên trường quốc tế, và ảnh hưởng đến việc đánh giá công trạng khoa học.
Nguyễn Văn Tuấn
Bài cùng tác giả: Biệt thự ‘khủng’, hàng xa xỉ và những câu hỏi Trong một XH còn có quá nhiều người nghèo, và nền kinh tế còn lệ thuộc, việc lựa chọn lối sống xa xỉ đã đặt ra nhiều câu hỏi về đạo đức. Khi Phó Thủ tướng phải lên tiếng chuyện tên trường Thiếu nhất quán trong cách viết tên tiếng Anh của trường ĐH sẽ gây lẫn lộn cho đồng nghiệp quốc tế, và thể hiện sự thiếu tôn trọng “thương hiệu” của trường. Hàn Quốc và bài học 40 năm cho Việt Nam Sự phát triển của giáo dục đại học Hàn Quốc trong thời gian 40 năm qua rất đáng làm bài học đế Việt Nam tham khảo. ‘Việt Nam không nhất thiết phải học theo ai’ “VN nói đến học kinh nghiệm ngoài, nhưng nếu đại học không được tự chủ và không có tinh thần tự do học thuật thì việc mô phỏng theo các mô hình đại học khác trên thế giới chẳng có ý nghĩa gì”.
Theo_VietNamNet
Mỏi mắt chờ kiểm định chất lượng giáo dục
Gần 500 trường ĐH, CĐ trên cả nước sẽ bắt buộc phải thực hiện chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục 5 năm/lần. Tuy nhiên, đến 25-11-2013, Bộ GD-ĐT mới có quyết định thành lập Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thứ 2 trên cả nước, trực thuộc ĐHQG TP.HCM. Trung bình 100 trường phải được kiểm định mỗi năm là con số không nhỏ đối với 2 trung tâm kiểm định.
Nhiều trường ĐH ngoài công lập muốn được đánh giá công bằng thông qua kiểm định chất lượng
Nhu cầu lớn, đáp ứng nhỏ giọt
Sau gần 3 tháng chính thức ra quyết định thành lập tổ chức kiểm định đầu tiên của Việt Nam là Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc ĐHQG Hà Nội thì cuối tháng 11-2013, Bộ GD-ĐT mới công nhận đơn vi thứ 2 đươc quyên đánh giá và công nhân các trường ĐH và các chương trình đào tạo ở trong nước trực thuộc ĐHQG TP.HCM. Với chức năng hoạt động của mình, cả hai tổ chức này được quyền đưa ra quyết định công nhận hay không công nhận các trường ĐH và các chương trình đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mà không bị can thiệp bởi bên thứ 3. PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, cho biết năm 2014 trung tâm này sẽ đi vào hoạt động, với nhiệm vụ tham gia kiểm định chất lượng giáo dục các trường ĐH, CĐ, TCCN trong cả nước.
Hiện tại, cả nước có gần 500 trường ĐH, CĐ với yêu cầu của Bộ GD-ĐT bắt buộc phải thực hiện chu kỳ 5 năm/lần kiểm định, tính trung bình mỗi năm 2 tổ chức này sẽ tiến hành kiểm định 100 trường ĐH, CĐ. Trong khi đó, dự kiến mỗi trung tâm kiểm định thuộc các ĐH quốc gia sẽ có khoảng 30 kiểm định viên và 25 nhân viên hỗ trợ, trong khi đây là khối lượng công việc khổng lồ. Nhận xét về vấn đề này, ông Bùi Đức Hiền, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Điện lực cho rằng trước đến nay tiến độ kiểm định của các trường ĐH, CĐ là rất chậm. Nay với việc thành lập mới 2 trung tâm này thì yêu cầu kiểm định 100 trường ĐH, CĐ/năm sẽ "quá tải". Trong khi đó, nhu cầu sử dụng kết quả kiểm định để phân loại các trường ĐH, từ đó làm căn cứ đầu tư ngân sách tập trung thay vì dàn trải như hiện nay đã được Bộ GD-ĐT nêu ra như một trong những biện pháp chính để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH.
Chưa "mở cửa" lĩnh vực kiểm định cho tư nhân
Một trong những người "sốt ruột" nhất hiện nay về nhu cầu được kiểm định chính là các nhà đầu tư khối trường ngoài công lập. Đây được coi là sự khẳng định uy tín, thương hiệu rõ ràng nhất với các trường này. Chính vì vậy, GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho biết, hiệp hội đã đề xuất từ lâu với Bộ GD-ĐT về việc cho thành lập đơn vị kiểm định chất lượng giáo dục của riêng hiệp hội.
Tuy nhiên, điều này có vẻ không khả thi, ít nhất là từ nay cho đến hết năm 2015. Bởi lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã khẳng định, với quy định mới nhất, đồng ý cho phép thành lập các tổ chức kiểm định tư nhân nhưng nêu rõ, trong giai đoạn 2012-2015 chỉ thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Nhà nước. Trong giai đoạn sau năm 2015, cho phép các tổ chức, cá nhân thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Đơn vị cho phép thành lập là Bộ GD-ĐT.
Phân tích về vấn đề này, ông Bùi Đức Hiền cho rằng, kiểm định giáo dục là việc còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì thế trong giai đoạn chuyển tiếp cần có những chuyên gia kiểm định am hiểu về giáo dục, nếu thực sự muốn đi vào chất lượng thay vì hình thức.
Một chuyên gia kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ GD-ĐT cho biết, sở dĩ bước đầu chỉ thành lập các tổ chức của nhà nước là để tránh việc tư nhân chạy theo lợi nhuận khi năng lực quản lý và hoạt động còn hạn chế. Thêm vào đó việc tổ chức kiểm định là hoạt động mới ở Việt Nam, còn ít kinh nghiệm hoạt động và quản lý, nguồn lực hạn chế nên cần chia làm các giai đoạn. Như vậy, với sự "dè chừng" này của Bộ GD-ĐT, việc xếp hàng chờ kiểm định là điều các trường ĐH, CĐ cả nước phải chấp nhận ít nhất đến hết năm 2015.
Theo ANTD
Những "ma đề" bị oan hồn hồ tử thần ám ảnh Mặc dù có biển báo "hồ sâu nguy hiểm" nhưng cứ chiều xuống, hồ đá Làng Đại học Quốc gia Thủ Đức vẫn rất nhiều người hẹn hò nơi đây hóng mát, tâm sự và sau đó là cùng lao mình xuống dòng nước lạnh buốt bơi lội, chơi đùa. Người ta gọi lòng hồ này là hồ tử thần hay lòng hồ...