Muốn phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa, cần ghi nhớ 5 “nên” và 2 “tránh”
Ngoài phòng tránh các bệnh về da thì phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa cũng đóng vai trò quan trọng để bạn có một sức khoẻ tốt chống chọi với sự thay đổi thời tiết thất thường cũng như Covid-19.
Muốn phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa, ngoài việc bảo hộ đôi mắt cẩn thận khi tiếp xúc với mưa bẩn thì vệ sinh mắt hay thăm khám định kì khi có các biểu hiện bất thường như đỏ rát, có nhiều rỉ (ghèn) mẳt,… là cần thiết để có một đôi mắt khỏe mạnh.
Đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu, người già, người thường phải làm việc ngoài trời hoặc trong môi trường ẩm ướt.
1. Những bệnh nhiễm trùng mắt trong mùa mưa phổ biến
Các dạng nhiễm trùng mắt trong mùa mưa phổ biến bao gồm:
- Đau mắt đỏ (viêm kết mạc): là bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Cụ thể: Viêm kết mạc do virus thường là do virus Adenovirus, Picornavirus, Rubella, Rubeola và virus Herpes. Còn viêm kết mạc do vi khuẩn thường là do vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus, Streptococcus và Moraxella. Bệnh thường lây lan do tiếp xúc.
Đau mắt đỏ là một dạng nhiễm trùng mắt phổ biến trong mùa mưa bão (Ảnh: Internet)
- Viêm loét giác mạc: loét giác mạc là bệnh xảy ra khi giác mạc của bạn bị trầy hoặc xước không được chăm sóc đúng cách gây nhiễm trùng và viêm. Biến chứng của viêm loét giác mạc là sẹo giác mạc, lồi mắt cua, bị teo nhãn và có thể suy giảm hay mất một phần thị lực.
Nguyên nhân gây ra các bệnh này là do thói quen vệ sinh mắt không đúng cách khi đi ngoài trời mưa về kèm theo điều kiện vệ sinh không sạch sẽ.
Một số dạng nhiễm trùng mắt khác: viêm bờ mi, lẹo mắt,…
Video đang HOT
2. Hướng dẫn phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa đúng cách
5 “NÊN”
- Rửa mắt sau khi đi ở ngoài trời mưa về. Việc vệ sinh mắt giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, các bụi bẩn có nguy cơ làm trầy xước giác mạc gây ngứa,… Bạn có thể rửa mắt bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh mắt chuyên dụng.
Trước khi rửa mắt hãy chú ý rửa sạch và sát khuẩn tay (Ảnh: Internet)
- Vệ sinh kính áp tròng: Nếu sử dụng kính áp tròng đi mưa, bạn nên vệ sinh lại nó bằng nước rửa kính áp tròng rồi mới sử dụng lại. Đặc biệt, hạn chế việc đứng ở những nơi có thể bị văng nước bẩn vì có thể gây nhiễm trùng cho mắt nhạy cảm.
- Đeo kính khi đi mưa. Bảo vệ đôi mắt khi đi mưa bằng kính mát, kính bảo hộ,… cũng là một biện pháp giúp phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa hiệu quả. Gió, bụi, vi khuẩn bay trong không khí hay trong nước mưa sẽ được cản lại nhanh chóng.
- Khám mắt định kì, chú ý tới những biểu hiện bất thường của mắt như các cơn đau, ngứa, rát, đỏ trong thời gian dài. Điều này cũng bao gồm cả việc đã được điều trị mà không thấy thuyên giảm thì cần tới khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
- Có chế độ ăn uống khoa học. Một chế độ ăn tốt, giàu vitamin A, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể có cơ chế phòng vệ tốt hơn trước những yếu tố nguy cơ nhiễm trùng do virus, vi khuẩn.
2 “TRÁNH”
Ngoài các điều nên làm để phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa thì bạn cũng nên hạn chế, loại bỏ những thói quen không tốt cho sức khỏe của mắt, góp phần phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa như sau:
- Chà mắt. Đây là một thói quen phổ biến khi bị ngứa mắt. Điều này “vô tình” đưa vi khuẩn từ tay lên mắt tạo điều kiện xâm nhập và gây bệnh dễ dàng hơn.
Không nên chà mắt để phòng tránh nhiễm trùng mắt mùa mưa hiệu quả (Ảnh: Internet)
- Dùng chung khăn rửa mặt. Mỗi thành viên trong gia đình nên có khăn rửa mặt riêng để tránh lây lan các bệnh về da, mắt nói chung. Tốt nhất, nên dùng riêng khăn tắm và khăn rửa mặt; bạn cũng không nên dùng khăn tắm (khăn lau người) để đưa lên lau mặt.
Tác hại của việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh như thế nào?
Sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất giúp trẻ phát triển và bảo vệ trẻ khỏi những tác hại của vi khuẩn. Tuy nhiên, việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể đem đến những tác hại khôn lường.
Sữa mẹ đã được chứng minh là có nhiều kháng thể và chất dinh dưỡng có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ. Do vậy nên hiện nay có rất nhiều phụ huynh cho rằng nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể chữa được các vấn đề về mắt ở trẻ. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm và hậu quả nghiêm trọng có thể gây mù lòa tạm thời hoặc vĩnh viễn ở trẻ.
1. Tác hại của việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh
Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ một bằng chứng khoa học cụ thể nào chứng minh được tác dụng của sữa mẹ trong việc điều trị các bệnh về mắt ở trẻ. Thậm chí đã có một số trường hợp nhỏ sữa trực tiếp vào mắt trẻ sơ sinh gây những hậu quả nặng nề như nhiễm trùng mắt, hoại tử dẫn đến mù vĩnh viễn.
Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể gây mù lòa vĩnh viễn (Ảnh: Internet)
Việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh gây ra những hậu quả vô cùng lớn như nguy cơ giảm thị lực nặng nề, hoại tử và thủng giác mạc dễ dẫn đến không thể nhìn được nữa. Theo các bác sĩ ở viện Nhi Trung Ương, hàng năm có rất nhiều trẻ phải nhập viện và điều trị do mẹ nhỏ sữa vào mắt để chữa các bệnh vào mắt do tin vào khả năng chữa bệnh của sữa mẹ.
2. Vì sao nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh lại gây tổn thương cho mắt
Trong sữa mẹ có nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin... cung cấp đủ cho nhu cầu ở trẻ. Tuy nhiên chính những chất dinh dưỡng này lại là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Do vậy sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm ở mắt nghiêm trọng và khó điều trị.
Ngoài ra khi vắt sữa, nguy cơ vi khuẩn lây nhiễm từ ngực chưa được vệ sinh hoặc từ các dụng cụ chứa xâm nhập vào mắt bé, dẫn đến tình trạng tổn thương, nhiễm trùng càng trở nên trầm trọng hơn.
Chính vì vậy, khi trẻ gặp các vấn đề về mắt, tốt nhất phụ huynh nên đưa tới các cơ sở y tế có uy tín gần nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng cách và kịp thời, ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra.
3. Làm thế nào khi sữa mẹ rơi vào mắt trẻ sơ sinh
Đôi lúc trong quá trình cho trẻ bú sữa mẹ, sữa có thể tràn vào tai hoặc mắt của bé. Những tình huống này thường không quá nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà. Mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý như sau:
- Thấm hết sữa bị tràn ra ở khu vực xung quanh mắt, tai, trên mặt bằng bông hoặc khăn mềm một cách nhẹ nhàng.
- Nhúng khăn mềm hoặc bông vào nước sạch và lau lại một lần nữa để sạch hết toàn bộ sữa. Sau đó lau lại bằng khăn khô.
- Rửa mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% để loại bỏ những giọt sữa bị bắn vào trong mắt của trẻ.
Lau sạch khu vực mắt trẻ bằng bông sạch nếu không may sữa bắn vào mắt (Ảnh: Internet)
Sau khi đã xử lý sơ bộ, mẹ cần theo dõi cẩn thận để phát hiện kịp thời những bất thường ở mắt trẻ. Nếu có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào, hãy đưa trẻ tới các bệnh viên uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng lưu ý không nên tự ý mua thuốc và nhỏ vào mắt của trẻ. Đặc biệt là việc tự ý mua kháng sinh ở cửa hàng thuốc để nhỏ mắt khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nó có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc kháng sinh sau này. Không những vậy, việc tự ý dùng thuốc điều trị trong khi chưa rõ nguyên nhân và các bệnh về mắt mà trẻ đang mắc phải có thể gây suy giảm thị lực trầm trọng.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên thường xuyên vệ sinh mắt cho trẻ bằng bông hàng ngày nhiều lần ngay khi gỉ mắt còn ướt. Khi lau mắt cho trẻ, người lớn cũng cần phải vệ sinh tay sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Lưu ý khi đưa trẻ đi ra ngoài, nên bảo vệ mắt khỏi khói, bụi bẩn và không được cho trẻ dụi mắt vì có thể thêm khó chịu và làm cho vi khuẩn lây lan nhanh hơn.
4 bệnh xuất hiện vào mùa mưa ở trẻ và cách phòng tránh hiệu quả Khi thời tiết chuyển từ nóng sang mưa ẩm, trẻ em với hệ miễn dịch kém thường dễ bị bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm. Vậy làm cách nào để phòng tránh bệnh vào mùa mưa ở trẻ hiệu quả? Các bệnh vào mùa mưa ở trẻ thường phát sinh do điều kiện môi trường ẩm ướt, vi khuẩn, virus và nấm...