Muốn nuôi chó phải xin phép… hàng xóm
Cư dân Tế Nam, Sơn Đông, Trung Quốc muốn nuôi chó phải được sự đồng ý của những người láng giềng. Đây là quy định mới của công an thành phố.
Những người thích nuôi chó tại Tế Nam đang “choáng váng” bởi quy định lạ lùng của chính quyền sở tại khi cho phép hàng xóm có quyền quyết định số phận chú cún cưng của mình.
Một phụ nữ ở Tế Nam đang dắt chú cún cưng đi dạo. Cư dân địa phương không khỏi choáng váng trước quy định mới này.
Video đang HOT
Đề xuất này làm dấy lên làn sóng phản ứng khác nhau từ cư dân Tế Nam. “Chó góp phần không nhỏ để duy trì quan hệ láng giềng”, ông Shao Yufei, một cư dân tại huyện Lixia chia sẻ.
“Nhưng thật khó để nhận được sự đồng ý của tất cả hàng xóm trong khu. Tôi sẽ “thù” những ai từ chối ký vào đơn xin nuôi chó của mình. Biết đâu đấy, một trận cãi vã sẽ xảy ra giữa những người &’tối lửa tắt đèn có nhau’”, anh Shao cho biết.
Hiện, những người phản đối đang tỏ ra bức xúc bởi sự mơ hồ của khái niệm “hàng xóm” trong quy định này. Ông Thiệu, một chủ hộ trong dãy chung cư 5 tầng ngay giữa trung tâm Tế Nam, thắc mắc: “Tôi không hiểu hàng xóm ở đây là chỉ những người sống ngay cạnh nhà mình hay là cả khu”.
Những người ủng hộ lại hào hứng cho rằng, khi quy định mới được áp dụng, sẽ khiến những chủ vật nuôi có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung của khu phố.
Chị Zhang Ting cho biết, gia đình chị thường xuyên phải chịu đựng đám lông chó bay tơi tả từ căn hộ ở tầng trên. Chị lo ngại, bọ chét trong đám lông này sẽ làm hại đứa con gái hai tuổi của mình.
“Nhưng dù sao thì bán anh em xa, mua láng giềng gần. Chúng tôi còn sống cạnh nhau lâu dài, nên có lẽ tôi sẽ đồng ý cho những người hàng xóm nuôi chó. Mà nếu không đồng ý, thì họ vẫn tìm cách nuôi giấu giếm trong nhà thôi”, chị Zhang phân bua.
Nhiều thành phố tại Trung Quốc cũng đang tiến hành sửa đổi các quy định về thú nuôi. Quảng Châu, Thành Đô và một số thành phố khác chỉ cho phép mỗi gia đình nuôi một con chó. Riêng Thượng Hải sẽ ban hành quy định mỗi nhà chỉ nuôi một con chó vào tháng 5 tới.
Theo ĐVO
Phải ngủ trần truồng vì dám 'tiếp tay' cho WikiLeaks
Bradley Manning, nghi phạm cung cấp các dữ liệu tối mật của Mỹ cho WikiLeaks, bị giam giữ tại nhà tù hải quân Quantico, được cho là bị đối xử thô bạo và khác thường.
Manning bị giam tách biệt trong một căn phòng không có cửa sổ 23 tiếng một ngày và bị buộc ngủ không mặc quần áo, cũng không có chăn hay gối.
Các tổ chức nhân quyền đã chỉ trích cách đối xử với Manning, thậm chí người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, P.J. Crowley cũng lên tiếng phản đối hành động này (Sau đó, ông Crowley vừa phải từ chức dưới áp lực của chính quyền Obama).
Các quan chức quốc phòng cho biết Manning phải cởi bỏ quần áo hàng đêm để tránh việc tự sát, nhưng luật sư của nghi phạm này cho rằng khách hàng của mình không nguy hiểm đến vậy.
Vấn đề gây tranh cãi ở đây là Manning bị giam giữ biệt lập lâu dài để ngăn chặn việc tự tử nhưng chính việc giam giữ như vậy lại có thể khiến tù nhân tự sát.
Manning là quân nhân trong quân đội Mỹ, bị bắt tháng 5/2010.
Một trong những số liệu đáng chú ý nhất về tội phạm học tại Mỹ là trung bình 50% số vụ tù nhân Mỹ tự tử xảy ra giữa những người bị giam biệt lập, con số biệt giam đó chiếm từ 2-8% trong nhà tù ở Mỹ. Terry A. Kupers, giáo sư Viện The Wright và là tác giả của cuốn sách "Chứng điên trong tù", kể lại: "Khi tôi đi thăm các nhà tù để chuẩn bị cho công việc nghiên cứu, rất nhiều tù nhân biệt giam nói với tôi rằng họ rất tuyệt vọng và không biết khi nào mới hết biệt giam".
Một trong rất nhiều dấu hiệu tâm lý hình thành trong quá trình biệt giam là sự tức giận gia tăng, thêm vào đó là sợ hãi khi nghĩ đến việc mất kiểm soát của họ có thể dẫn đến nhiều hình phạt tiếp theo và sẽ bị giam giữ lâu hơn. Vì vậy, tù nhân cảm thấy tuyệt vọng khi nghĩ đến tự do và sự tuyệt vọng đó dẫn đến việc tự sát.
Những người ủng hộ Manning biểu tình trước nhà tù Quantico.
Theo số liệu một nghiên cứu năm 2009 của Cục thống kê Tư pháp Mỹ, 56% tù nhân liên bang được báo cáo có những triệu chứng về tâm thần nghiêm trọng cần chữa trị.
Ngoài ra, một áp lực khác có thể dẫn đến việc tự tử hoặc tổn thương tâm lý khi biệt giam là gần như mất liên lạc với những người thân trong gia đình. Gia đình của Manning đang ở Anh và không thể tới thăm, thậm chí bạn bè của Manning muốn tới gặp cũng khó khăn và căng thẳng trước những biện pháp an ninh nghiêm ngặt.
Manning mới chỉ bị giam giữ do tình nghi phạm pháp. Hiến pháp Mỹ quy định nghi phạm vẫn vô tội cho đến khi bị kết án và bị can vẫn được cung cấp những quyền cần thiết để bảo vệ mình trước luật pháp. Bản sửa đổi Hiến pháp lần thứ 8 của Quốc hội Mỹ cũng ra lệnh cấm sử dụng hình phạt khác thường và tàn bạo đối với tù nhân.
Theo ĐVO
Ngộ nghĩnh chuyện tình chim cánh cụt "Đôi tình nhân" lặng lẽ tách đàn ra một góc ngắm cảnh, bị một "kẻ thứ ba" đến quấy rầy nhưng cuối cùng "kẻ thứ ba" ấy phải bỏ đi vì không thể chia cắt được đôi bạn. Bức ảnh đủ để hâm nóng bất cứ trái tim lạnh lẽo nào trên thế giới này. Câu chuyện tình dễ thương của hai chú...