Muốn nhìn thấu nội tâm, biết rõ tính cách, đánh giá chuẩn con người chỉ cần nghe điều duy nhất này là rõ!
Tính cách con người, nội tâm con người có nhiều cách thể hiện, một trong số đó là qua cách ăn nói, cụ thể là ở câu cửa miệng.
Câu cửa miệng chính là phản xạ nhanh và chính xác nhất của mỗi người trước một sự việc, hành động… nó là phản xạ chân thực, là một loại cách nhìn đối với sự vật từ trong nội tâm của người ta, được biểu hiện ra bên ngoài trải qua gia công tâm lý của nội tâm, hình thành một loại mô thức phản ứng ngôn ngữ cố định. Bởi vậy, quan sát câu cửa miệng có thể nhìn ra nội tâm của một người.
Có 2 nguyên nhân hình thành câu cửa miệng: ảnh hưởng của sự kiện trọng đại đối với con người và kết quả hiệu ứng tích lũy. Câu cửa miệng là cánh cửa thổ lộ tâm lý con người, câu cửa miệng tích cực thúc đẩy người ta tiến lên, còn có những câu cửa miệng mang theo ý vị tiêu cực. Vậy thì có phải những câu cửa miệng nghe như tiêu cực này nhất định là không tốt chăng? Đáp án là không hẳn như vậy.
Câu cửa miệng là một loại tâm trạng của người ta, một loại tâm thái khi nói, đồng thời cũng gián tiếp phản ánh tính cách của một người.
Video đang HOT
Một số kiểu hay câu cửa miệng người ta hay nói
Nói thật đó/ thiệt mà/ không gạt bạn đâu/ chắc chắc với bạn luôn đó…
Những người này thường lo lắng đối phương hiểu sai mình. Tính cách của bạn hơi nóng vội và nội tâm thường mất cân bằng.
Nên/ cần phải/ phải/ nhất định phải/ tuyệt đối là/ không phải sao/ có chắc không đó…
những người này mạnh mẽ, sống tự tin, có chính kiến, có khả năng thuyết phục đối phương, khiến đối phương tin tưởng.
Nghe nói/ nghe đồn/ nghe người ta nói/ có người nói…
Người có kiểu nói này là người có tính cách rộng nhưng lại thiếu quyết đoán. Bạn khá thận trọng nên cũng xử ly các vấn đề một cách trơn tru.
Tôi sẽ cố
Giống như từ “nghĩ”, từ “cố” gợi cảm giác thiếu tự tin và không chắc chắn. Hãy làm chủ khả năng của mình. Nếu bạn được yêu cầu làm gì đó, hoặc là hãy cam kết thực hiện nó, hoặc đề xuất giải pháp thay thế chứ đừng nói là “sẽ cố gắng”.
Đó không phải lỗi của tôi
Đổ lỗi không bao giờ là điều nên làm. Hãy biết chịu trách nhiệm. Nếu bạn chỉ dính líu một chút tới việc bị hỏng – bất kể là lỗi của bạn nhỏ đến đâu thì hãy cứ nhận lỗi. Nếu không, hãy yêu cầu một lời giải thích thỏa đáng, khách quan. Hãy để cho sếp và đồng nghiệp của bạn chỉ ra người chịu trách nhiệm thực sự.
A/ à/ cái này/ chuyện này/ ừm…
Người dùng những từ này thường có vốn từ ít hoặc tư duy chậm. Khi nói chuyện, bạn thường muốn tạo thêm thời gian suy nghĩ và dần dần hình thành thói quen như một câu cửa miệng. Điều này cũng cho thấy tính cách của bạn khá chần chừ và thiếu tự tin về bản thân.
Chắc vậy/ có lẽ đúng/ đại khái là vậy…
Người hay nói câu cửa miệng này thì bản năng tự bảo vệ rất mạnh, bạn sẽ không dễ dàng bộc lộ suy nghĩ thật lòng của mình. Về mặt đối nhân xử thế, bạn khá điềm tĩnh nên có thể xây dựng các mối quan hệ rất tốt. Với tính cách kiên nhẫn và cầu tiến, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công.
Theo Phunutoday