Muốn nhập hộ khẩu vào TP.HCM phải có chỗ ở tối thiểu 20 m2 sàn/người?
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, dự thảo lần này được xây dựng căn cứ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ 10 (nhiệm kỳ 2015 – 2020) quy định diện tích nhà ở bình quân nhập hộ khẩu vào TP.HCM đến năm 2020 là 20 m2 sàn/người (mức hiện nay 5m2 sàn/người).
Theo đó, tất cả tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký hộ khẩu vào chỗ ở thuê, mượn, ở nhờ tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố đều được áp dụng tiêu chuẩn trên, không phân biệt nội ngoại thành, khu vực. Trong tương lai, tiêu chuẩn này còn có thể điều chỉnh tăng thêm cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của TP.HCM theo từng thời kỳ.
Đây là phương án lần 4 được đưa ra trong quá trình xây dựng dự thảo quy định diện tích nhà ở bình quân nhập hộ khẩu vào TP.HCM.
Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM nhận định: “Theo quy định để được đăng ký hộ khẩu thường trú phải có chỗ ở hợp pháp. Tuy nhiên đi liền với chỗ ở hợp pháp là phải quy định diện tích nhà ở bình quân để đảm bảo được sự quản lý về nhân khẩu phù hợp với dân số, hạ tầng kỹ thuật tránh trường hợp hợp thức hoá chỗ ở. Ví dụ, căn nhà 50 m2 thì không thể “nhét” tới 10 người vào ở”.
Trước đó, tại tờ trình ngày 17/6/2014, Sở XD TP.HCM chia làm 2 khu vực. Cụ thể:
Video đang HOT
Khu vực 1 gồm 19 quận: 1, 2, 3,4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Bình Tân, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức là 16 m2 sàn/người.
Khu vực 2 gồm 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè, Hóc Môn là 8 m2 sàn/người.
Tại tờ trình lần 2 (18/11/2016), Sở XD đề xuất giữ nguyên việc phân chia như trên nhưng khu vực 1 giảm còn 15 m2 sàn/người; khu vực 2 là 10 m2 sàn/người.
Đến ngày 16/5/2017, Sở XD lại có tờ trình kiến nghị nâng khu vực 1 lên 19,8 m2 sàn/người; khu vực 2 giữ nguyên 10 m2 sàn/người.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Có hợp lý khi yêu cầu anh rể, em dâu phải công bố thông tin người liên quan?
Để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, VNDirect thấy rằng Dự thảo Luật Chứng khoán nên giữ nguyên khái niệm Người liên quan quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) đang trong giai đoạn được xây dựng, với nhiều điểm thay đổi hướng đến mục tiêuhoàn thiện thể chế, đáp ứng nhu cầu hội nhập, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước với thị trường chứng khoán, bảo đảm hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính tham gia thị trường.Trong quá trình lấy ý kiến các thành viên thị trường, một số quy định được nhiều đơn vị cho rằng chưa hợp lý và cần cải thiện hay thậm chí là giữ nguyên như cũ.
Trong dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) tại khoản 39 Điều 4 Dự thảo quy định về khái niệm Người có liên quan bổ sung thêm trường hợp là cá nhân và con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của cá nhân này. Công ty và đối tác kinh doanh, khách hàng lớn của công ty đó theo quy định của Chính phủ cũng thuộc đối tượng là người có liên quan.
Những đối tượng trên sẽ nằm trong trường hợp phải công bố thông tin theo dự thảo Luật sửa đổi.
Theo bản tham luận của Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect, đơn vị này thấy rằng khái niệm Người liên quan trong Dự thảo Luật Chứng khoán rộng hơn so với khái niệm Người liên quan quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp. Việc này sẽ dẫn đến khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình áp dụng pháp luật. Để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, VNDirect thấy rằng Dự thảo Luật Chứng khoán nên giữ nguyên khái niệm Người liên quan quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Trong khi đó, Công ty quản lý quỹ Bảo Việt lại hoàn toàn nhất trí với quan điểm về các đối tượng được bổ sung trong dự thảo. Đơn vị này cho rằng việc khái niệm người có liên quan được mở rộng thêm các đối tượng phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp và thực tế các đối tượng trên thị trường chứng khoán hiện nay.
Dù vậy, Công ty quản lý quỹ Bảo Việt đã đưa ra kiến nghị UBCKNN xem xét điều chỉnh một số thuật ngữ trong khái niệm người có liên quan hiện được quy định khá mờ, gây khó khăn cho các nhà đầu tư tham gia trên thị trường khi xác định về người có liên quan. Cụ thể: Quy định tại điểm c khoản 38 Điều 4: 'Người có liên quan là cá nhân hoặc tô chức có quan hệ với nhau trong các trường hợp sau: Cá nhân được ủy quyển đại diện cho những người quy định tại các điêm a, b khoản 38 Điều này'.
BVF cho rằng theo logic quy định tại điểm a, b Điều 38 về người có liên quan được quy định rất rõ ràng gồm cá nhân và cha đẻ, cha nuôi...hoặc doanh nghiệp và người nội bộ.... Tuy nhiên tại điểm d chỉ liệt kê các cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b khoản 38 Điều này; dẫn đến rất khó xác định mỗi quan hệ là người có liên quan với ai? Với người được đại diện hay người có liên quan của người được đại diện. Ví dụ như tại điểm a gồm cá nhân và cha mẹ của cá nhân, vậy trong trường hợp cá nhân có người đại diện thì người đại diện là người liên quan của cha mẹ cá nhân hay ngược lại? Ngoài ra, quy định về người đại diện đã có quy định tại điểm h, quan hệ hợp đồng trong đó một người là đại diện cho người kia.
Một điểm cũng được đơn vị này đưa ra góp ý đó là Quy định tại điểm a khoản 38 điều 4: 'Người có liên quan là cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ với nhau trong các trường hợp sau: Người mà trong mối quan hệ với người khác trực tiếp, gián tiếp kiểm soát hoặc bị kiểm soát bởi người đó hoặc cùng với người đó chịu chung một sự kiểm soát'.
Với khái niệm nêu trên, người ở đây sẽ được hiểu chỉ là các cá nhân, hay gồm cả cá nhân và tổ chức? Mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát được hiểu như thế nào? Theo hợp đồng? Theo quy định nội bộ hay cơ cấu tổ chức?
Khái niệm người liên quan cũng được nhiều công ty quản lý quỹ và công ty chứng khoán đưa ra thảo luận tại hội thảo lấy ý kiến sửa đổi Luật chứng khoán do Bộ Tài chính tổ chức.
Bà Lê Thị Chân Phương, Phó Chủ tịch UBCK trân trọng các ý kiến đóng góp của thành viên thị trường để Ban soạn thảo luật nghiên cứu và tiếp thu, hoàn thiện trước khi trình Quốc hội, đảm bảo chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động.
Bình An
Theo ndh.vn
Sửa Luật Chứng khoán: Tăng tính minh bạch của thị trường Nhiều chuyên gia đánh giá, Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã bổ sung một số quy định mới nhằm mục đích nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán (TTCK). Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo đóng góp ý kiến dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)...