Muốn mua ô tô phải có chỗ đỗ xe, đấu giá quyền lưu hành xe (!)
Đó là một trong hàng loạt giải pháp mà Sở GTVT TPHCM vừa đề xuất nhằm hạn chế việc sở hữu phương tiện cá nhân. Cùng với việc bỏ tiền mua xe, chủ xe phải đóng tiền bảo hiểm, các loại phí, thuế và đặc biệt là phải đấu giá và nộp tiền để được quyền lưu hành xe.
Nhiều chế tài hạn chế xe cá nhân
Sở GTVT TP vừa có văn bản gửi UBND TP đề xuất một số giải pháp hạn chế sở hữu và sử dụng xe cá nhân để phát triển hợp lý các phương thức vận tải trên địa bàn thành phố.
Sở GTVT TPHCM đề xuất, tại khu vực nội đô các thành phố lớn, điều kiện để sở hữu phương tiện xe ô tô con là phải chứng minh được có chỗ đỗ xe
Để hạn chế sở hữu phương tiện cá nhân, Sở GTVT TP kiến nghị Chính phủ cần áp dụng các biện pháp về kinh tế như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phương tiện cá nhân; tăng phí trước bạ, tăng phí đăng ký phương tiện cá nhân đăng ký mới; thu phí môi trường (vì gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn…).
Bên cạnh đó, để quản lý phương tiện đăng ký mới, Sở GTVT còn đề xuất cấp quotar (số lượng phương tiện được cấp có giới hạn trên cơ sở phù hợp với sự phát triển kết cấu hạ tầng hàng năm), chỉ cho cấp đăng ký phương tiện ở mức giới hạn/năm.
Việc sở hữu phương tiện qua đấu giá. Cùng với việc bỏ tiền ra mua phương tiện, chủ sở hữu phương tiện còn phải đóng tiền bảo hiểm, các loại thuế, phí…, đặc biệt là phải đấu giá và nộp một khoản tiền để được quyền lưu hành xe. Tại khu vực nội đô các thành phố lớn, điều kiện để sở hữu phương tiện xe ô tô con là phải chứng minh được có chỗ đỗ xe.
Quy định niên hạn sử dụng đối với phương tiện hoạt động tại các đô thị lớn nhằm hạn chế số lượng phương tiện tham gia giao thông. Song song với đó là xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật trong công tác đăng kiểm đối với xe gắn máy. Điều này có thể gây phiền phức và tăng chi phí nhưng thực sự cần thiết để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam, dự kiến năm 2020 sẽ có khoảng 2,8 – 3 triệu ô tô (trong đó xe con chiếm 50%). Còn ở TPHCM, hiện có khoảng 6 triệu chiếc xe máy và hơn 500.000 ô tô. TPHCM có thể xem xét đưa ra hệ thống hạn ngạch để hạn chế số lượng ô tô bán ra và đăng ký.
Còn để hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, Sở GTVT TP cũng đưa ra hàng loạt giải pháp như dùng các chế tài về kinh tế: thuế xăng dầu, lệ phí đi đường và phí đỗ xe để giảm bớt việc đi lại bằng xe riêng vì càng đi nhiều càng phải trả tiền nhiều. Cụ thể, đánh thuế nhiên liệu, thu phí ra vào trung tâm thành phố, tăng phí dịch vụ trông giữ phương tiện trong khu vực nội đô, hạn chế phương tiện cá nhân lưu thông trên một số trục đường chính hoặc trên một số tuyến nhất định vao giờ cao điểm…
Ngoài ra, căn cứ vào biển số xe để hạn chế lái xe ở một số khu vực vào một số ngày nhất định trong tuần nhằm giảm số lượng ô tô được sử dụng. Biện pháp này có thể áp dụng cho một số loại xe nhất định, một số khu vực nhất định vào những thời điểm cụ thể trong ngày hoặc là cả ngày.
Giải pháp chỉ mang tính đối phó
Video đang HOT
TS Phạm Sanh, chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, cho rằng: “Gói giải pháp hạn chế xe cá nhân do Sở GTVT đề xuất nổi bật lên 2 vấn đề là dùng biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính để khống chế. Nhưng có một điều thấy rõ là không khả thi”.
Đi sâu phân tích, TS Phạm Sanh chỉ rõ, việc thu phí môi trường là điều rất vô lý. TPHCM có thể quản lý xe trên địa bàn, nhưng xe từ các tỉnh lên thành phố xả khói thì làm thế nào để thu được. Nếu thu phí này thì phải đồng bộ cả nước. Nhưng, rõ ràng vấn đề thu phí môi trường là quá mới mẻ ở Việt Nam.
Ông Sanh nhìn nhận: “Việc yêu cầu người dân chứng minh có chỗ đỗ xe là không đúng luật. Nhưng có thể người dân sẽ chấp hành, bởi việc chứng minh có chỗ đậu xe như là “gió thổi mây bay”. Việc này cũng có phần khôi hài”.
Bởi theo ông Sanh, việc chứng minh có chỗ đỗ xe khá đơn giản. Người dân có thể làm hợp đồng với một chủ thể nào đó để có chỗ gửi xe. Thời hạn có thể ký là 10 năm chẳng hạn. Nhưng chỉ trong vòng vài tháng, phía chủ cho thuê mặt bằng viện lý do nào đó để phá vỡ hợp đồng. Đây là hợp đồng kinh tế, dân sự thì phía ngành GTVT không thể can thiệp được. Sẽ có rất nhiều biện pháp để đối phó trong việc này.
Còn đối với việc cấp quotar, TS Phạm Sanh cho rằng trên thế giới hầu như không có mấy quốc gia làm được. Tiêu biểu chỉ có Singapore là làm được việc này. Nhưng vấn đề là phải nhìn lại hoàn cảnh nội tại và mục đích của việc này. Người dân Singpore không phát triển xe cá nhân bởi mục đích môi trường. Bên cạnh đó, quốc gia của họ có nhiều sự lựa chọn phương tiện để di chuyển tiện lợi. Trong khi đó ở Việt Nam thì vấn đề lại khác. Nhu cầu mua xe ô tô ở Việt Nam còn rất cao, trong khi mạng lưới giao thông công cộng hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại.
Nếu không mua xe được ở TP thì người dân có thể về tỉnh để mua xe, nhờ người khác đứng tên rồi lên thành phố chạy. Trước kia, để hạn chế xe cá nhân, Hà Nội cũng không cho một người dân được sở hữu 2 xe. Thế nên có chuyện người dân đồng loạt về Hà Tây (cũ) mua xe rồi nhờ người đứng tên hộ.
Theo TS Phạm Sanh, muốn giải quyết bài toán ùn tắc giao thông phải bắt đúng bệnh. Tình hình kẹt xe ở mỗi quốc gia, mỗi thành phố có những điểm khác nhau. Nên không thể lấy “bài thuốc tiên” ở đâu đó mà đem chữa căn bệnh của mình. Những giải pháp đề ra phải có tính chiến lược, đi từng bước một, phải kiên trì chứ không được vội vàng. Bắt đúng bệnh, có bốc đúng thuốc và theo dõi tiến trình của nó thì mới giảm được ùn tắc.
“Vấn đề giao thông đô thị nhưng là kiềng 3 chân. Phải đảm bảo hài hòa 3 yếu tố là phát triển hạ tầng giao thông, quản lý đô thị, cùng với đảm bảo nhu cầu của người dân. Nếu một trong 3 yếu tố không ổn thì không thể trụ được. Thay vì làm tốt công tác quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng lại quay ngược lại làm khó người dân là không khả thi. Giải pháp của Sở GTVT đưa ra cũng mang tính chất đối phó chứ chưa thể giải quyết bài toán giao thông”, TS Phạm Sanh kết luận.
Buộc người dân đấu giá, nộp tiền lưu hành xe là vi hiến? Trao đổi với PV Dân trí, TS Trần Thế Quân, Cục phó Cục pháp chế và cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an), cho biết rất băn khoăn với những đề xuất của Sở Giao thông vận tải TPHCM. Theo ông Quân, không chỉ ở TPHCM mà cả ở Hà Nội, việc gia tăng quá nhanh phương tiện cá nhân đã và sẽ khiến tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng hơn. “Về lâu dài phải tìm ra những giải pháp để hạn chế việc gia tăng phương tiện xe cá nhân. Tuy nhiên hạn chế thế nào phải đúng quy định, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013. Hạn chế xe cá nhân thì các loại giao thông công cộng phải đảm bảo nhu cầu vận chuyển nhất định, nhưng thực tế dù chính quyền hai thành phố rất cố gắng nhưng đến nay vẫn chưa vận chuyển được bao nhiêu”- ông Quân nói. Theo ông Quân, Hiến pháp 2013 quy định việc hạn chế bất kỳ một quyền nào đó của người dân, đặc biệt là quyền sở hữu tài sản, phải bằng các quy định của luật. “Dù chưa nghiên cứu kỹ nhưng tôi không hiểu TPHCM đề xuất như vậy thì dựa trên quy định của điều luật nào? Chắc đây cũng chỉ là đề xuất bước đầu để nghiên cứu, đánh giá thôi. Muốn được thông qua phải hết sức thận trọng, bởi đụng tới việc hạn chế quyền của người dân thì phải hợp hiến, được người dân, đặc biệt là người nghèo đồng thuận thì mới thực hiện được”. Thế Kha
Quốc Anh
Theo Dantri
Chính phủ quyết tâm đẩy tăng trưởng kinh tế 2015 lên 6,2%
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết đầu tiên của năm 2015 - Nghị quyết 01 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015.
Nghị quyết nêu rõ, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 đã được Quốc hội thông qua là: Tăng cương ôn định kinh tế vĩ mô, tâp trung tháo gỡ khó khăn cho hoat đông sản xuất, kinh doanh. Thực hiện manh me các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu tăng trưởng cao hơn năm 2014. Tiếp tục phát triển cac linh vưc xa hôi, văn hoa, giao duc, khoa hoc, công nghê, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cai cach tư phap, phòng, chống tham nhũng, thưc hanh tiêt kiêm, chông lãng phí. Tăng cương quôc phong, an ninh, bao vê vưng chăc chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập va hơp tac quốc tế.
Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2015 như phấn đấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30-32% GDP; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động.
Tăng trưởng được trên 6% trong năm 2015 là cơ sở để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2011 - 2015.
Huy động vàng trong dân phục vụ phát triển
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nỗ lực phấn đấu để thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực trong năm 2015; thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các đột phá chiến lược, các chương trình, đề án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách, pháp luật phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra; trong đó tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để chủ động kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ phát triển thị trường tài chính, chứng khoán để tăng khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp gắn với việc kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng; chủ động thực hiện các giải pháp quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Nghiên cứu thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực vàng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội khi các điều kiện thị trường thuận lợi.
Đồng thời, phối hợp với các bộ, cơ quan có các biện pháp phù hợp để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, bảo đảm tuyệt đối an toàn hệ thống; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Quyết không mua xe công phục vụ cá nhân
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương điều hành, quản lý chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ theo đúng dự toán được giao. Không ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách Nhà nước khi chưa có nguồn bảo đảm. Rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi, hạn chế tối đa xử lý bổ sung ngoài dự toán.
Bên cạnh đó, hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công. Cắt giảm tối đa và công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài từ ngân sách Nhà nước; định kỳ hằng quý, báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
Không mua xe công, trừ xe chuyên dụng theo quy định của pháp luật, xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan, đơn vị mới thành lập mà không có xe để điều chuyển, xe ô tô bị hư hỏng do nguyên nhân bất khả kháng dẫn đến không còn xe phục vụ công tác và xe cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã đến hạn thay thế theo quy định. Không ứng trước dự toán ngân sách Nhà nước năm sau; trường hợp đặc biệt (thiên tai, bão, lũ, dịch bệnh, nhiệm vụ cấp thiết về quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ quan trọng, cấp bách...), trình Thủ tướng báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tập trung vốn đầu tư cho các công trình quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành trong năm 2015 để sớm đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quy trình, thủ tục để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển. Bảo đảm vốn đối ứng cho các dự án ODA.
Các bộ, cơ quan và địa phương cắt giảm tối đa các khoản kinh phí hội nghị, hội thảo, các hoạt động phô trương, lãng phí không cần thiết. Tổ chức hội nghị, hội thảo trực tuyến, trừ các cuộc họp đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Tổ chức Đại hội Đảng các cấp, các ngày lễ lớn bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Không đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, chế độ mới hoặc tăng định mức chi dẫn đến tăng chi ngân sách nhà nước; Chính phủ không xem xét, xử lý các đề xuất này.
Tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường công tác quản lý điều hành, theo dõi sát diễn biến thị trường, có biện pháp điều tiết kịp thời, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, không để xảy ra thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là các dịp lễ, Tết.
Các Bộ: Tài chính, Công Thương, Công an, Quốc phòng và các bộ, cơ quan liên quan, địa phương thực hiện công khai, minh bạch trong điều hành đối với giá năng lượng và các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác theo quy định của pháp luật về giá. Điều chỉnh giá hàng hóa và dịch vụ công (bao gồm cả học phí, viện phí) theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của nhà nước, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2015.
Bên cạnh đó, chủ động áp dụng các biện pháp bình ổn thị trường, giá cả. Giám sát chặt chẽ hoạt động đăng ký, kê khai giá của doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước.
Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu
Chính phủ thống nhất giao Bộ Công Thương chủ trì thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Mở rộng thị trường, khai thác tốt những thị trường hiện có và những thị trường tiềm năng để xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng và giá trị kim ngạch cao; tập trung quyết liệt tháo gỡ rào cản về thị trường; chủ động, tích cực tham gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thỏa thuận thương mại khác theo hướng thúc đẩy mở cửa thị trường cho các loại nông, lâm, thủy sản của Việt Nam; bảo hộ hợp lý các ngành hàng còn khó khăn.
Các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện các biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất, nâng cao tỷ trọng sản xuất hàng xuất khẩu từ nguyên liệu trong nước, giảm dần tỷ trọng hàng gia công lắp ráp, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành, lĩnh vực và địa phương. Tăng cường quản lý chất lượng hàng xuất khẩu, nhất là trong các khâu nuôi trồng, sản xuất, thu hoạch, chế biến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chủ lực để bảo vệ và phát triển thị trường xuất khẩu.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, áp dụng đổi mới công nghệ, đầu tư vào các ngành có tiềm năng phát triển tốt.
Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu dưới 3% gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo hướng: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua, bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm, trách nhiệm của người đi vay và quyền hạn của chủ nợ; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua, bán nợ xấu; tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực, phát huy vai trò của Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), trong đó thực hiện việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường; tăng cường thanh tra, giám sát về nợ xấu, chất lượng tín dụng và việc thực hiện quy định pháp luật về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.
P.Thảo
Theo Dantri
Mời nhà khoa học "hiến" giải pháp phòng chống sạt lở bờ biển Cửa Đại Ngày 24/12, tại TP Hội An, chính quyền tỉnh Quảng Nam cùng lãnh đạo ĐH Thủy lợi mời hàng chục nhà khoa khọc của các Viện Nghiên cứu, trường ĐH trong và ngoài nước hiến kế các giải pháp nhằm chống sạt lở bờ biển Cửa Đại. Cửa Đại là nơi các dòng sông Thu Bồn, Trường Giang đổ ra biển, đồng thời...