Muôn màu phiên bản món đá bào trong ẩm thực châu Á
Ẩm thực châu Á với nét phong phú, đa dạng luôn là điểm đến hấp dẫn khiến du khách mê mẩn mãi không thôi. Trong số đó, món đá bào muôn màu muôn vẻ mang đến cho bạn cuộc trải nghiệm ẩm thực lý thú trong hành trình du lịch đến châu Á.
THÁI LAN
Nhắc đến món đá bào trong ẩm thực châu Á thì không thể nào bỏ qua cái tên Thai nam kang sai của ” xứ sở Chùa Vàng “. Món ăn này thường có nhiều nguyên liệu khác nhau như trái cây, các loại thạch hoặc các viên bột nhỏ như trân châu. Người ta sẽ để các nguyên liệu rồi cho đá vào lên trên cùng. Đá bào Thái Lan ăn kèm với nước siro ngọt và nước cốt dừa.
MALAYSIA
Còn món đá bào ở Malaysia lại có tên là Ais kacang. Ngày trước, món ăn này thường chỉ đơn giản gồm đá bào với đậu đỏ, tuy nhiên theo thời gian món ăn này được cải biến ngày càng đa dạng và phong phú. Ngày nay, món đá bào thường có màu sắc tươi tắn, hấp dẫn thị giác nhờ vào cocktail trái cây cùng các loại sốt.
ĐÁ BÀO TRUNG QUỐC
Video đang HOT
Danh sách những món đá bào độc đáo trong ẩm thực châu Á thì không thể nào thiếu cái tên Baobing. Món ăn này rất phổ biến vào mùa hè, khi thời tiết nóng bức, oi ả chỉ cần nếm thử Baobing thì ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Baobing có các nguyên liệu như nước đường, sữa đặc, đậu đỏ, đậu xanh và trân châu. Bởi thế, nếu du lịch Trung Quốc bạn đừng quên thưởng thức món ăn hấp dẫn này.
NHẬT BẢN
Còn đến với xứ sở Phù Tang bạn sẽ thích mê món đá bào Kakigori. Món đá bào truyền thống chỉ được ăn kèm các loại siro ngọt. Trước thế kỷ 19 thì Kakigori chỉ dành cho giới quý tộc. Ngày nay đây là món cực kỳ phổ biến rất được lòng du khách. Đá bào Nhật Bản thường rất mịn, cho vào miệng ngay lập tức tan chảy hương vị ngọt ngào khó cưỡng.
PATBINGSU – NÉT ĐỘC ĐÁO ẨM THỰC CHÂU Á
Ẩm thực Hàn Quốc với món Patbingsu tươi mát, trong đó Pat nghĩa là đậu đỏ và pingsu để chỉ món đá bào nói chung. Người ta có thể biến tấu món này khi kết hợp với các loại trái cây và nguyên liệu hiện đại như kem, sữa, phô mai… Du khách sẽ nhớ mãi vị mát lành mà món đá bào độc đáo này mang lại.
Khám phá những món ăn độc đáo và lạ kỳ đến từ châu Á
Châu Á là nơi có vô số chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa khác nhau, kéo theo nền ẩm thực đa dạng. Cũng chính vì thế mà rất nhiều khách du lịch khi đến đây bị mê hoặc bởi những món ăn độc đáo và lạ kỳ.
CAO QUY LINH
Cao quy linh (phiên âm tiếng Trung là Guilinggao) là một loại thuốc Đông y ở dạng thạch và thường được phục vụ như một món tráng miệng truyền thống của người dân Trung Quốc. Theo truyền thống, cao linh quy được làm từ vỏ rùa Cuora Trifasciata cùng một số thảo mộc như thổ phục linh, cam thảo... Cao quy linh có màu đen, khi ăn có vị hơi đắng, mềm và dai hơn rau câu. Nếu đắng quá, bạn có thể dùng chung với mật ong hoặc sữa. Món ăn độc đáo này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện lưu thông mạch và tốt cho da. Hiện nay, do giá của rùa Cuora Trifasciata vô cùng đắt và đang bị đe dọa tuyệt chủng nên phần lớn cao quy linh được bán dưới dạng món tráng miệng hiện nay thường không chứa bột vỏ rùa.
TINH HOÀN CÁ
Được phục vụ ở cả dạng sống và chín trong các nhà hàng trên khắp Nhật Bản, tinh hoàn cá (Shirako) là một món ăn độc đáo được làm từ tinh dịch của cá, thường là cá tuyết (Tara) và cá nóc (Fugu). Nếu ăn sống trực tiếp, người Nhật thường ăn cùng với hành lá và tía tô, khi ăn sẽ cảm nhận được sự mềm mịn, tan ngay trong miệng. Nếu bạn không thể quen với mùi vị rất nồng của nó thì có thể ăn chín bằng cách nướng, rán hoặc hấp, chưng với nấm và rau củ. Món ăn này chứa rất nhiều protein, vitamin và những chất bổ dưỡng khác với hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất được người Nhật ưa chuộng, đặc biệt là nam giới.
TRỨNG VỊT BẮC THẢO
Trứng vịt Bắc Thảo còn có tên gọi khác như Bách Thảo, Bách nhật trứng, Thiên niên bách nhật trứng, với ý nghĩa là quả trứng thế kỷ, mặc dù thời gian để làm ra nó chưa đến một thế kỷ. Món ăn độc đáo này đã trải qua lịch sử hơn 600 năm kể từ thời nhà Minh, thường được bảo quản trong hỗn hợp đất sét, tro và vôi trong vài tháng cho đến khi lòng đỏ sẽ chuyển sang màu xanh đậm hoặc đen, còn lòng trắng biến thành thạch mờ màu nâu sẫm. Trứng vịt Bắc Thảo có mùi khá khó chịu nên hầu hết du khách khi đến Trung Quốc thường e dè với nó. Bên cạnh trứng vịt, người ra còn làm món ăn độc đáo này bằng trứng gà và trứng cút.
THỊT NGỰA SỐNG
Thịt ngựa sống là mốn ăn nổi tiếng ở xứ sở hoa anh đào, có tên trong tiếng Nhật là Sakuraniku. Từ Sakuraniku được ghép từ hai từ là sakura (hoa anh đào) và niku (thịt) mặc dù nó không được làm từ hoa anh đào hay những loại thịt thường thấy trong các nhà hàng. Người dân nơi đây gọi món ăn độc đáo này là thịt ngựa sống phần lớn là bởi màu sắc của thịt ngựa lúc mới cắt ra trông nhưng màu hồng rực rỡ và đầy sức sống của hoa anh đào. Sakuraniku đắt hơn các loại thịt khác ở Nhật Bản nên nó ít phổ biến hơn, phần lớn được tìm thấy ở Kumamoto thuộc đảo Kyushu.
SÚP YẾN SÀO
Yến sào thường được gọi bằng cái tên mĩ miều khác là "mật hoa của các vị thần", là món cao lương mỹ vị được yêu thích ở rất nhiều nước châu Á. Thông thường, một bát súp yến sào được nấu chỉ với ba thành phần chủ yếu là yến sào, táo tàu và đường đá. Một bát súp yến sào bổ dưỡng sẽ giúp cải thiện sức khỏe, đặc biệt là vấn đề về hô hấp, làm đẹp và tăng tuổi thọ cho những ai thưởng thức.
TÔM SAY
Tôm say, hay còn gọi là tôm túy quyền, là một món ăn sống khá phổ biến trong ẩm thực Trung Quốc. Những con tôm còn sống, được nhúng vào rượu baijiu đặc trưng. Thông thường, sẽ có một chiếc nắp đậy trên những chiếc bát để ngăn cho tôm nhảy ra ngoài. Đợi cho đến khi tôm đã "say rượu" thì bạn sẽ bật lửa đốt cháy rượu trong khoảng 30 giây để tôm chuyển sang màu gạch rồi ăn kèm với gừng, hành. Nếu muốn bạn cũng có thể ăn tái những chú tôm mà không cần phải đốt rượu để cảm nhận được trọn vẹn vị ngọt của nó.
Trứng hấp sốt thịt băm kích thích vị giác Xúc một thìa trứng hấp bùi bùi, mềm mịn, thêm chút thịt băm đẫm nước sốt đậm vị, ăn cùng cơm nóng là hết ý. Trứng hấp được dùng nhiều trong ẩm thực châu Á, là món khai vị thường thấy ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Mỗi quốc gia lại có cách thêm thắt các "topping" khác nhau tuỳ theo...