Muôn màu muôn vẻ với ẩm thực Hy Lạp
Cùng khám phá nền ẩm thực hấp dẫn của đất nước với nhiều thần thoại này nào!
Nhắc đến Hy Lạp, người ta thường nhớ ngay đến những câu chuyện thần thoại, những tòa kiến trúc từ thời cổ đại và những ngôi nhà cheo leo san sát bên sườn núi. Hy Lạp còn sở hữu một nền ẩm thực đồ sộ và phong phú, đã cuốn hút biết bao nhiêu lượt khách du lịch trên xứ sở này.
Món bánh sandwich pita kẹp với thịt nướng, cà chua, dưa leo và được rắc tỏi lên trên
Nằm ở Đông Nam châu Âu, có hai mặt giáp biển nên Hy Lạp trở thành một phần quan trọng của tuyến giao thương mại thời Roman, được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến phong cách ẩm thực đặc trưng của Hy Lạp.
Sự giao thương không chỉ mang đến Hy Lạp những luồng gió văn hóa mới mà nó còn cung cấp cho đất nước này những kiến thức về các loại gia vị – một phần không thể thiếu trong ẩm thực Hy Lạp hiện nay.
Các loại gia vị được dùng trong những món ăn Hy Lạp có nguồn gốc từ khắp mọi nơi trên thế giới. Trong đó, không khó để nhận ra sự có mặt của những gia vị như lá oregano, bạc hà, tỏi, cỏ xạ hương, húng quế.
Ở những vùng miền nam, người ta còn sử dụng quế hay hành tỏi trong các món ăn làm từ thịt truyền thống. Ngày nay, ẩm thực Hy Lạp mang màu sắc hòa quyện của tất cả mọi vùng miền đất nước và chịu cả ảnh hưởng của những tác động văn hóa từ nước ngoài.
Dầu olive – linh hồn của các món ăn
Một nguyên liệu đặc trưng và có lịch sử lâu đời nhất của ẩm thực Hy Lạp chính là dầu olive. Trong những buổi nấu ăn ngoài trời, không thể thiếu sự xuất hiện của loại gia vị này.
Video đang HOT
Dầu olive được dùng như một loại nước sốt, cùng với nước chanh và các loại thảo mộc khác, nó giúp giữ lại cả hương vị lẫn sự mọng nước trong các thức ăn. Những món ăn nướng vỉ như cá nướng nguyên con sẽ không có hương vị hoàn thiện nếu thiếu đi món sốt latholemono – một loại sốt đặc được làm từ dầu olive và nước chanh.
Món chiên là một sở thích chung của người dân ở đây. Trong ẩm thực Hy Lạp, các đầu bếp truyền thống không dùng phương pháp chiên ngập dầu mà chỉ chiên áp chảo. Và dầu olive luôn là lựa chọn để chế biến những món ăn từ cá, thịt đến các loại rau và hạt.
Cà chua rán được xem là một trong số những món ăn dễ làm và có hương vị tuyệt vời nhất cũng phải được chế biến bằng dầu olive mới mang lại được đúng hương vị của nó.
Bên cạnh đó, trong ẩm thực Hy Lạp còn có một nhánh ẩm thực lấy nguyên liệu chính là dầu olive gọi là Lathera (trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “được nấu với dầu”).
Nhánh ẩm thực này bao gồm các món đặc sản mùa hè, có nguyên liệu tươi như rau quả và đậu, trong đó, dầu olive đóng vai trò như một phương tiện chế biến. Khi được dọn ra đĩa, người ta luôn rưới lên trên cùng một lớp dầu olive để tăng thêm hương vị cho các món ăn.
Phô mai Hy Lạp – món ăn từ các vị thần
Hy Lạp sản xuất ra rất nhiều loại phô mai khác nhau, và phô mai Hy Lạp cũng được tiêu thụ tích cực trong nước và nước ngoài. Theo thần thoại Hy Lạp, Aristaios, con của thần Apollo và Cyrene, được cử xuống trần gian để ban tặng cách làm phô mai cho người Hy Lạp. Nó được gọi là “món quà có giá trị vĩnh hằng”.
Một vài loại phô mai như Feta, Kasseri, Kefalotyri, Graveiera, Anevato, Batzos, … đã trở nên nổi tiếng trên thế giới, và không nơi đâu có thể sản xuất được phô mai với hương vị đặc trưng như ở Hy Lạp.
Salad Hy Lạp với các loại rau quả và phô mai feta để ở giữa. Chúng mình có thể tự làm món salad ngon tuyệt này ở nhànữa đấy!
Rượu vang Hy Lạp
Cũng như phô mai và dầu olive, rượu vang cũng đóng vai trò như một nguyên liệu chính trong các món ăn, và là một phần to lớn trong lịch sử của nền ẩm thực Hy Lạp. Theo sử sách, rượu vang xuất hiện lần đầu tiên ở nước này vào năm 4000 trước Công nguyên.
Cũng như phô mai, trong Kinh thánh nói rằng rượu vang được xem như một món quà từ các vị thần, và lễ hội uống rượu vang được tổ chức để tôn vinh vị thần Dionysus, một sinh vật với suy nghĩ của loài người và bản năng của một con quái thú.
Sản xuất rượu vang đạt đến đỉnh điểm vào thời của Homer và càng được cải tiến khi truyền thống làm rượu vang được truyền xuống các đời sau. Người Hy Lạp thường sử dụng các loại gia vị để bảo quản và tăng thêm hương vị cho rượu vang.
Đến đế chế Ottoman, sản xuất rượu vang bắt đầ xuống dốc. Rất nhiều nhà sử học đã nói, vị trí của Hy Lạp trước đây tương đương với vị trí của Pháp hiện nay trong lĩnh vực rượu vang.
Một số điều thú vị mà bạn chưa biết về ẩm thực Hy Lạp
- Sùng đạo là một đặc điểm của người Hy Lạp. Họ chỉ tiêu thụ thịt sau khi đã tế lên một vị thần – điều này được tuân thủ đặc biệt nghiêm túc với các loại gia súc.
- Người Hy Lạp có một số quan niệm về các loại thức ăn sạch, và một số loại thức ăn được xem là sạch hơn các thức ăn khác. Một số người Hy Lạp không ăn đậu vì họ cho rằng đậu là loại thức ăn không sạch sẽ.
- Người Hy Lạp luôn cầu nguyện trước thần Dionysus trước khi uống rượu vang. Trước khi ăn bánh mì, họ cầu nguyện trước thần Demeter và Persephone.
- Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số những thức uống phổ biến nhất ở Hy Lạp, và không nói thì các bạn cũng biết cà phê này có xuất xứ từ đâu rồi nhỉ!
Theo Mask
[Chế biến] - Bò nấu sốt vang
Hãy vào bếp trổ tài với món ngon này nhé! Chắc chắn ông xã của bạn sẽ mê tít món này cho xem!
Nguyên liệu:
Thịt bò nhiều gân (hoặc thịt sườn bò): 500 grRượu vang đỏ: 80 mlCà rốt: 1 củKhoai tây: 2 củHành tây: 1/2 củCà chua: 2 quảHoa hồi: 2 - 3 cáiQuế: 2 - 3 mẩu nhỏHành hoa, cần tây, tỏi, dầu ăn, hạt nêm, hạt tiêu, bột canh.Cách làm:
Khoai tây, hành tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi bổ thành những miếng vuông. Cà rốt nạo bỏ vỏ, tỉa hoa rồi thái thành những miếng dầy một chút. Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhỏ. Hành hoa, cần tây nhặt bỏ rễ và lá già, rửa sạch rồi thái nhỏ.Thịt bò rửa sạch, thái thành những miếng vuông. Ướp thịt bò với 1/2 chỗ tỏi băm nhỏ, một ít hạt tiêu, bột canh và dầu ăn.Phi thơm chỗ tỏi còn lại, cho thịt bò vào xào cho thịt bò săn lại thì cho cà chua vào xào chung. Cho tiếp một nửa chỗ rượu vang, quế và hồi đã rửa sạch vào, đậy vung om trong khoảng vài phút. Sau đó cho nước vào đun sôi, rồi hạ lửa ở mức nhỏ nhất để ninh liu riu cho đến khi thịt chín mềm (trong lúc ninh nếu bị cạn nước thì lại cho thêm).Khi thịt bắt đầu hơi mềm và nước chỉ còn khoảng hơn bát tô thì cho khoai tây vào ninh cho đến khi khoai tây gần chín thì cho tiếp cà rốt vào. Khi cà rốt chín thì cho tiếp hành tây và đồng thời đổ bát bột năng (hòa khoảng 1 thìa đầy bột năng với nước) cùng một nửa chỗ rượu vang còn lại vào rồi quấy đều cho nước xốt sệt lại.Cuối cùng là rắc hành và cần tây thái nhỏ vào, nêm nếm thêm cho vừa miệng rồi tắt bếp.Cho bò nấu sốt vang ra bát, ăn cùng cơm hoặc bánh mì đều ngon.Theo Eva
[Chế biến] - Cơm trộn sốt thịt bò Morocco Mách bạn một công thức bò sốt vang lạ lẫm đến từ châu Phi nè! Chuẩn bị: - 2 thìa dầu olive - 400g thịt bò cắt thành khối nhỏ - 1 củ hành cỡ vừa - 10g gừng - 1/2 thìa tỏi băm - 200ml sốt cà chua - 200ml rượu vang - 1 thìa mật ong - 1/2 thìa bột quế...