Muốn ly hôn vì vợ giàu nhưng không chịu bán đất giúp đỡ nhà chồng
Mỗi ngày, đi qua nhà chị gái, thấy đám người xăm trổ đứng ở cổng, tim tôi thắt lại. Tôi nghĩ tôi phải làm một việc gì đó để cứu chị gái và các cháu của mình.
ảnh minh họa
Bố mẹ tôi sinh được hai người con. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, chị gái tôi ra Hà Nội làm công nhân. Tại đây, chị đã yêu và kết hôn với một người đàn ông quê Hải Dương.
Gia đình anh rể cũng giống gia đình tôi, đều là nông dân nên kinh tế eo hẹp. Mọi vấn đề kinh tế, hai anh chị phải tự túc xoay sở. Cũng may, sau vài năm chắt chiu, vay mượn, hai anh chị cũng mua được một mảnh đất nhỏ ở ngoại thành Hà Nội. Từ mảnh đất ấy, anh chị lại vay mượn tiền rồi xây dựng gian nhà cấp 4 làm chỗ an cư.
Khi tôi đỗ đại học, để tiết kiệm tiền ăn ở, anh chị bảo tôi về sống chung. Cuộc sống chật hẹp nhưng chúng tôi rất đoàn kết, yêu thương và luôn hỗ trợ nhau.
Trong thời gian sống ở nhà anh chị, tôi đã quen và yêu vợ của tôi. Nhà cô ấy ở cách nhà chị gái tôi 50 m2. Bố mẹ cô ấy khá giả, lại có rất nhiều đất. Sau cưới, họ tặng chúng tôi một mảnh 100 m2 và 500 triệu để xây nhà.
Tuy nhiên, mảnh đất ấy ở trong ngõ sâu. Vợ tôi lại có hướng kinh doanh nên chúng tôi ngưng việc xây nhà. Tôi bàn với vợ, mượn mảnh đất ở cổng trường cấp 2 của bố mẹ rồi dựng nhà bán hàng.
Bố mẹ vợ không đồng ý cho chúng tôi mượn. Họ nói, nếu chúng tôi muốn bán hàng thì phải mua lại. Họ sẽ bán rẻ và cho chúng tôi trả góp trong nhiều năm. Như vậy, các anh em trong nhà sẽ không so bì, tị nạnh nhau.
Video đang HOT
Tôi đồng ý ngay. 6 tháng sau, một căn nhà 2 tầng được mọc lên. Công việc làm ăn của chúng tôi cũng dần dần phát triển, kinh tế gia đình càng ngày càng đi lên.
Thế nhưng, tỷ lệ nghịch với sự phát triển của tôi, cuộc sống của chị gái tôi càng ngày càng bế tắc. Công ty nơi chị làm bị giải thể. Anh rể cờ bạc, nợ nần lên đến vài tỷ đồng.
Không có tiền trả nợ, anh rể tôi phải bỏ trốn. Một mình chị gái tôi xoay sở khắp nơi cũng chỉ đủ trả tiền lãi. Vì thế để gây sức ép, nhóm đòi nợ đến cổng nhà chị tôi mỗi ngày.
Tôi đi qua nhà chị, nhìn thấy cảnh đó, ruột gan nóng như lửa đốt. Về nhà, tôi bàn với vợ tìm cách cứu chị. Thế nhưng vì mới vay mượn xây nhà nên 2 vợ chồng chạy đôn chạy đáo cũng chỉ xoay được 80 triệu.
Tôi đưa cho chị gái. Nước mắt chị ngắn dài. Chị bảo, giờ chị chỉ trông được vào tôi. Nếu tôi không cứu chị, gia đình chị sẽ tan nát, các con sẽ không có gia đình trọn vẹn.
Tôi buốt từng khúc ruột. Sau đó, tôi nghĩ đến việc bán mảnh đất 100m2 bố mẹ vợ đã cho. Tuy nhiên vợ tôi không đồng ý. Cô ấy nói, đó là mảnh đất cha ông để lại, không thể tùy tiện đem bán. Nếu bán, tôi phải hỏi ý kiến bố mẹ vợ.
Tôi thấy việc này quá vô lý. Bố mẹ vợ đã cho chúng tôi. Mảnh đất bây giờ mang tên hai vợ chồng, việc mua bán là quyền của hai người. Bố mẹ vợ đâu còn quyền can thiệp?
Vợ tôi từng học luật, lý thuyết căn bản đó, cô ấy đương nhiên nắm được. Tại sao cô ấy lại nói những lời như vậy? Hay là cô ấy ích kỷ, thấy chết không cứu?
Tôi đem những lý lẽ đó vặn hỏi vợ mình. Vợ tôi mới thú thật, cô ấy không thể bán đất để trả nợ cho việc cờ bạc của anh rể chồng. Cô ấy cần giữ lại tài sản để đảm bảo cuộc sống cho gia đình và các con.
Tôi nghe vợ phân tích, cảm thấy chán ghét và thất vọng tràn trề. Suốt 5 năm học đại học, anh chị đã lo cho tôi. Họ chăm sóc tôi và giúp đỡ tôi như những người làm cha làm mẹ.
Khi tôi không có tiền đi chơi với bạn gái, anh rể tôi còn ứng lương để đưa cho tôi. Vậy mà lúc họ gặp khó khăn, tôi lại quay lưng sao đành?
Từ đó đến nay,vợ chồng tôi hục hoặc, cãi cọ triền miên. Mới hôm qua, cô ấy còn viết đơn ly hôn và mong muốn tôi ký. Tôi thấy mình bị xúc phạm nên cũng muốn giải tán gia đình này.
Thế nhưng, vợ tôi lại đang mang thai tháng thứ 8. Ly hôn lúc này sẽ khiến con tôi thiệt thòi. Tôi phải làm sao? Mong mọi người hãy tư vấn giúp tôi.
Theo Vietnamnet
Suốt thời gian mang thai, mẹ chồng tẩm bổ các thứ nhưng ai ngờ đẻ xong bà soạn sẵn đơn ly hôn bắt ký
Trang vẫn nhớ như in cái đêm hôm ấy, mẹ chồng gọi cô dậy, chưa kịp tỉnh ngủ cô đã bị bà bắt cầm bút ký đơn ly hôn.
Nếu cuộc hôn nhân của người khác là hạnh phúc nhất đời thì cuộc hôn nhân của Trang lại giống như tù ngục. Lấy được một người chồng tử tế, nhà chồng yêu chiều thì không sao, đằng này cô lấy phải một ông chồng hèn, mọi ý kiến trong cuộc sống hôn nhân riêng tư cũng do một tay mẹ chồng sắp đặt. Chuyện không vừa ý cô bị đổ hết lên đầu, mẹ chồng độc đoán, gia đình giàu có nhưng cổ hủ khiến cô muốn ly hôn cho xong. Nhưng bố mẹ đẻ khuyên hết nước hết cái, không muốn gia đình mình mất mặt, Trang cam chịu, đành nhắm mắt cho qua.
Cuộc hôn nhân của cô, tính ra được hơn 1 năm ròng, ngay từ ngày đầu đặt chân vào gia đình chồng, Trang đã bị giáo huấn về nề nếp, nguyên tắc. Đêm tân hôn, cô khóc ròng trong nước mắt vì mẹ chồng vào tận phòng hỏi con trai rằng: "Trang nó còn trong trắng hay không?" Nuốt nước mắt trong sự tủi nhục, cô âm thầm chịu đựng dưới sự "điều hành tai quái" từ mẹ chồng.
Hơn một tháng lấy chồng, Trang bị mẹ chồng bắt nghỉ việc để chú tâm chăm sóc gia đình. Sau những tháng ngày phản đối lời nói của mẹ chồng, mâu thuẫn gia đình bị đẩy lên cao khiến cô buộc lòng chấp nhận từ bỏ sự nghiệp. Công việc, ước mơ dang dở khiến cô đau khổ trở về nhà mẹ đẻ mấy ngày, chồng nghe lời mẹ cũng không mở một lời xin lỗi.
Thế rồi cô cũng mang bầu, ngay khi đó đã phải gánh trên vai trọng trách "sinh con để nối dõi tông đường". Quá sợ hãi khi sự kỳ vọng của mẹ chồng và chồng là cô sẽ sinh con trai, Trang mất ăn mất ngủ vì lo lắng. Mọi đồ ăn thức uống khi ốm nghén khiến cô sợ hãi vì lặp đi lặp lại cùng câu nói: "Tốt cho cháu của tôi".
Những lúc cả gia đình chồng đều chỉ quan tâm đến đứa con trong bụng nhưng không cần biết cảm giác của con dâu như thế nào khiến Trang buồn lòng suy nghĩ. Phải chăng lấy chồng về, cô giống như một người giúp việc, đến khi mang bầu lại chỉ được coi là "cỗ máy đẻ cháu đích tôn" cho gia đình chồng.
Thấy vợ bị mẹ chồng khó tính tìm đủ chiêu trò như thế nhưng chồng của Trang vẫn không có chút chính kiến gì. Trong lúc vợ mang bầu còn phải lòng một người con gái khác. Đau đớn cứ thế liên tiếp dội vào người cô. Nhưng mẹ chồng lại bênh con trai nói rằng cô không biết cách giữ chồng nên mọi chuyện mới tới cơ sự ấy. Đối với bà ấy, đàn ông có quyền lăng nhăng bên ngoài, miễn sao không bỏ vợ, bỏ gia đình là được.
Ảnh minh họa.
Cay đắng chấp nhận cho qua chuyện, thấm thoắt Trang cũng tới ngày sinh. Khi đứa con cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc cô bị bỏ lại bệnh viện một mình mà không nhận được bất kỳ một lời động viên, an ủi nào từ gia đình. Chỉ đơn giản vì cô đã sinh con gái. Bố mẹ đẻ lặn lội từ quê lên thăm con, thấy cảnh con bị đối xử như vậy, trong lòng xót xa muốn đón con về nhà.
Lúc đó Trang cũng muốn lập tức rời khỏi nhà chồng, nhưng nghĩ thế nào, cô vẫn muốn con của mình có bố. Nếu gia đình ly tán, cô sợ con mình sẽ khổ về sau. Không được chào đón trở về căn nhà, chồng cô cũng chỉ hỏi qua loa rồi đi làm, để mặc cô cùng đứa con mới sinh không chút vồ vập quan tâm. Đến mẹ chồng thì bắt đầu nói cạnh khóe rằng: "Có mỗi việc sinh con trai mà cũng không làm được".
Đêm khuya, trẻ sơ sinh lại hay quấy khóc, Trang dỗ mãi đứa con mới chịu ngủ yên. Cô vừa nằm mơ màng ngủ thì mẹ chồng gọi dậy, chưa kịp tỉnh ngủ cô đã bị bà bắt cầm bút ký đơn ly hôn. Bà chỉ nói một câu gọn lỏn:
"Tôi dùng tiền cưới cô về là để sinh con trai, giờ sinh con gái mà còn để nó quấy khóc thì ai mà ngủ được. Tốt nhất là cô ký đơn ly hôn, sáng mai cả hai rời khỏi đây đi. Vừa theo đúng nguyện vọng của cô, vừa để gia đình này tìm được một người con dâu tốt phước hơn".
Lời nói cay nghiệt khiến Trang chết sững người. Cô run run nhìn tờ giấy ly hôn trước mặt, không ngại ngần đặt bút ký, chấm dứt cuộc hôn nhân đầy những điều tồi tệ này.
Theo Trí Thức Trẻ
Đêm hôm ấy, chính tôi là người đã bế con cho chị dâu trốn khỏi nhà mình Thấy chị khổ quá, tôi thương chị nên tối ấy đã bế con cho chị dâu trốn khỏi nhà mình. Sau đó, chị dâu tôi xin ly hôn và được quyền nuôi con nhỏ. Có lẽ hiếm có mối quan hệ chị dâu, em chồng nào như chúng tôi. Trước khi chị về làm dâu, tôi cũng không có ấn tượng gì nhiều...