Muôn kiểu khó của tài xế xe tải mùa dịch
Dân tài xế vốn xem hàng, quán là bạn dọc đường nhưng từ ngày có dịch Covid-19, anh Hòa (38 tuổi) tự mua nồi, xoong, thực phẩm để nấu.
Qua điện thoại, giọng Đặng Văn Hòa (quê Bình Định) vẫn còn rặt chất quê miền Trung. U40 nhưng chưa chịu lập gia đình, cuộc sống của anh vốn ở trên xe nhiều hơn ở nhà. Hỏi khi nào cưới vợ, anh chỉ cười.
“Khỏe mình mà cũng cực cho nhiều người không được ra đường”, anh Hòa kể về những ngày lái xe tuyến Sài Gòn – Tây Ninh, đường vắng, ít kẹt xe và cũng nhiều thứ anh phải làm quen dần trong mùa dịch. “Sợ dịch, sợ lây bệnh từ ai đó lắm chứ vì tiếp xúc, va chạm nhiều nhưng giờ mình không làm thì chủ xe, chủ hàng, bản thân mình đều có cái khó, nhất là nếu mình nghỉ thì không có lương nên thôi cứ chạy”.
Anh Hòa bên chiếc container lên Tây Ninh chở hàng về cảng Cát Lái, quận 2, TP HCM. Ảnh: Văn Hòa
Dịch Covid-19 khiến nhiều ngành nghề được liệt vào hàng “không thiết yếu” phải tạm dừng. Riêng giới kinh doanh vận tải, đặc biệt các công ty vận chuyển hàng hóa như nơi Hòa đang làm việc vẫn được hoạt động. Nhà trọ thỉnh thoảng ghé qua, còn Hoà chủ yếu sống trên xe ngày qua ngày.
Giới tài xế ôtô liên tỉnh trong khoảng hai tháng qua bắt đầu làm quen với nhiều thứ mới mẻ. Nếu là kinh doanh hộ gia đình, tài xế phải tự đi xin cấp giấy nhận diện phương tiện vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm kèm mã QR Code. Với các tài xế làm việc cho công ty, họ bớt được phần này nhờ có người của công ty đó làm thay.
Khi qua địa phận của mỗi tỉnh, tại các chốt kiểm soát, tài xế phải trình giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính giá trị 3 ngày và các giấy tờ liên quan đến công việc và lộ trình di chuyển để được qua chốt. Nhưng mỗi tỉnh, thành lại có phương pháp chống dịch và yêu cầu giấy tờ không thống nhất. Nơi phân luồng bằng tem màu, nơi lại giấy xét nghiệm nhanh, hoặc PCR. Chi phí vì thế cũng tăng lên cao. Nhiều tài xế phải tự bỏ tiền làm xét nghiệm mà không thể thanh toán với công ty, vì nhiều lý do liên quan giấy tờ, tiền khoán.
Nhiều tài xế cho biết, có trạm xử lý rất nhanh nhưng cũng có nơi phải đợi nửa tiếng hoặc cả tiếng mới được qua vì lượng xe lớn tập trung cùng lúc, hoặc vì tài xế cung cấp thiếu giấy tờ cần thiết. Một số tỉnh không có trạm test nhanh, tài xế phải quay lại tìm cơ sở y tế dọc đường hoặc quay tận về nơi xuất phát để làm test.
Video đang HOT
Văn Trọng, 37 tuổi, lái xe container lạnh tuyến Hưng Yên – Hải Phòng, thỉnh thoảng chạy thêm Đà Nẵng – Hải Phòng. Với đặc thù hàng thực phẩm lạnh dành cho xuất khẩu nên thời gian rất quan trọng, nhưng từ khi có nhiều hàng rào chống dịch, thời gian tăng đáng kể. Anh cho biết, bình thường mỗi chuyến cả nằm chờ, lưu kho và di chuyển là 4-6 tiếng, nay tăng lên thành 10-12 tiếng thậm chí 16-18 tiếng. Vì vậy, nhiều tài xế chọn cách di chuyển vào đêm hoặc sáng sớm để thông thoáng hơn.
Dịch khiến nhiều tỉnh áp dụng giãn cách xã hội khiến lượng người tham gia giao thông giảm hẳn. Việc lái xe vì thế cũng bớt phần áp lực nhưng lại nảy sinh nhiều bất tiện, nhất là khoản ăn uống vì nhiều hàng, quán đóng cửa. Như Văn Trọng thậm chí còn không thể ăn gì trên xe, vì khi vào đoạn tắc đường, xe vẫn nhích được chứ không dừng hẳn. Nếu dừng ăn thì gây tắc cho xe khác, mà chạy tiếp thì đói.
Nồi cơm, xoong, bếp ga mini, lương thực mang theo phục vụ tự nấu nướng trên xe của anh Hòa.
Trong khi đó, Văn Hoà lại chọn cách tự đi mua nồi, xoong, bếp ga mini, thức ăn mang theo để tự nấu nướng. “Lúc trước khi dịch chưa bùng mạnh, một số nơi còn mở cửa thì mình gọi trước để họ chuẩn bị. Bây giờ hầu như không ai bán nữa nên phải tự xử lý”, anh nói.
Trường hợp của Đinh Công Nam (SN 1989, quê Đồng Nai) cũng giống anh Hòa. Lái xe giao hàng tuyến Sài Gòn – Hà Nội, Nam nói “gần cả tháng qua toàn mỳ gói, lương khô mang theo vì hàng, quán đóng cửa hết”. Nam chạy cùng một đồng nghiệp khác, mất khoảng hơn 30 tiếng để đi từ đầu phía nam ra đầu phía bắc.
Nam nói mình còn trẻ tuổi hơn nhiều mấy anh đồng nghiệp nhưng cũng sở hữu 10 năm lăn lộn với nghề tài xế. Anh kể rằng vài ngày sau “cuốc” xe cuối cùng về đến Sài Gòn, ngày 20/7, nơi tập hợp các xe của công ty Nam làm việc ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, bị phong tỏa do xuất hiện nhiều ca nhiễm. Anh và nhiều đồng nghiệp khác bị “chôn chân” tại đây, không đi đâu được.
“Công ty làm việc với cơ quan chức năng, có xe nào đi giao hàng được thì đi xe đó, không thì mọi người đều ở trên xe hoặc khu nhà ở tập trung dành cho anh em dựng bằng container (có máy lạnh)”, Nam nói. “Đặt hàng shipper giao đồ ăn, nếu vào được thì không sao, không vào được khu phong tỏa thì ăn mì gói. Xe nào anh em tài xế cũng thủ sẵn mì gói, ấm đun siêu tốc hết”.
Một tài xế ăn mì gói tại bãi xe nơi anh Nam đang ở và bị phong tỏa do dịch. Ảnh: Công Nam
Gia đình Nam gửi lương thực tiếp tế từ Đồng Nai lên, gạo, rau, thịt có đủ. Bữa ăn ngày 28/8 của Nam và anh em tài xế ngon hơn thường lệ. Nhưng có một khó khăn mà cánh tài xế không giải quyết được, là nỗi nhớ nhà. Văn Trọng đã 2 tháng không được về nhà, dù nhớ vợ con, muốn ôm vợ, hôn con cũng chỉ làm được qua chiếc màn hình điện thoại đã xước vừa bằng lòng bàn tay.
'Lời gửi gắm' dễ thương của chủ nhà khi ô tô đậu trước cửa
Hình ảnh về ý thức đậu xe của các cánh tài xế vẫn là đề tài được nhiều người nói đến.
Những ngày gần đây hình ảnh về chiếc xe hơi đậu trước cửa hàng "nhà người ta" với lời nhắc nhở dễ thương đang được cộng đồng mạng truyền tay nhau. Theo đó, hình ảnh về ý thức đậu xe của các cánh tài xế vẫn là đề tài được nhiều người nói đến.
Hình ảnh được chị Thương đăng tải lên Facebook cá nhân của mình.
Chị Nguyễn Thu Thương (Hà Nội) đăng tải tấm hình chia sẻ: "Tôi muốn đăng hình này lên để nhắc nhở ý thức đậu xe của mọi người. Cửa hàng của tôi thường xuyên gặp tình trạng này, tuy nhiên các chủ xe không để lại số điện thoại để chúng tôi liên hệ nên đành phải dùng viết lông để viết lên xe".
Trên hình ảnh chị Thương đăng tải là chiếc xe hơi với dòng chữ: "Học lại văn hoá lái xe nhé, đỗ xe kiểu này thì hàng hoá người ta về kiểu gì? Đừng để phải viết lên xe như thế này một lần nữa, chịu khó lấy cồn lau nhé!".
Nội dung nhắn gửi của chị Thương đã được các cộng đồng mạng truyền tay nhau, kèm theo những lời "có cánh" cho chủ cửa hàng.
Bạn Hương Bii nhận xét: "Chủ cửa hàng còn hướng dẫn sử dụng nữa, thật có tâm quá đi".
Hay bạn Thu Phạm cũng đồng quan điểm: "Người ta viết vậy là có đạo đức rồi, chứ dùng sơn quét lên thì chủ xe lĩnh đủ".
Một tài khoản facebook khác cho rằng: "Nhiều người đậu xe trước cửa hàng nhà người ta rất vô ý thức, được chủ nhà nhắc nhở vậy hy vong không có lần sau".
Hình ảnh về chiếc Honda CR-V bị xịt sơn lên xe do đậu trước cửa nhà người khác được chia sẻ vào tháng 4 vừa qua.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng chia sẻ về những câu chuyện đậu xe thiếu văn hoá. Các chủ xe thường có thói quen "bạ đâu đậu đấy" khiến cho các chủ nhà rất bức xúc.
Chị Phạm Hồng cũng chia sẻ: "Mình cũng từng bị 1 lần, đang mở cửa hàng thì thấy xe ô tô dừng, ban đầu chỉ nghĩ họ xuống sang nhà bên mua đồ một xíu rồi đi, ai dè xe đậu luôn 4 tiếng mới ra, trong khi đó chỗ này không đựơc đậu xe".
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để tránh làm phiền các chủ nhà, chủ xe muốn đậu xe hay có chuyện gấp gáp thì cũng nên để lại số điện thoại trên xe, như vậy sẽ không gây phiền hà cho cả hai bên.
Thực tế cho thấy những hình ảnh đậu xe thiếu ý thức không còn lạ lẫm với nhiều người. Nhiều chủ xe đã từng "lĩnh" đủ các hậu quả như bị dán băng dính hết toàn bộ thân xe, tạt sơn, dùng đá rạch vào thân xe... Dù bị cộng đồng mạng lên án hay đã từng xử lý hậu quả nhưng nhiều chủ xe vẫn "chứng nào tất nấy".
Theo Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM nhắc nhở, dù người đậu xe có lỗi, nhưng từng hành vi của mỗi người sẽ bị pháp luật điều chỉnh riêng, do đó là chủ nhà thì cũng cần xem xét "lời nhắc nhở" của mình với các chủ xe. Ví dụ xét riêng về hành vi xịt sơn lên xe người khác trước đây có thể coi là tội cố ý phá hỏng tài sản.
Chọn Suzuki Carry Truck của Nhật để tránh phiền hà từ xe tải nhẹ sao chép Suzuki Carry Truck là dòng xe tải nhẹ "nồi đồng cối đá" đã khẳng định danh tiếng hơn 60 năm và đã được khách hàng Việt tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn thường phân vân giữa xe tải rẻ tiền hơn nhưng chất lượng liệu có đảm bảo? Sở hữu Suzuki Carry Truck, anh Hà chỉ cần bảo dưỡng...