Muốn kiềm chế Nga – Trung, Mỹ tính triển khai tên lửa siêu thanh ở Âu – Á
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ cho biết, Washington đang xem xét bố trí các tên lửa siêu thanh ở châu Âu và Ấn Độ – Thái Bình Dương nhằm kiềm chế Nga – Trung.
Mỹ sẵn sàng triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu và khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nếu cần thiết để kiềm chế Nga – Trung. Tuyên bố này được Cố vấn Tổng thống Mỹ về An ninh quốc gia Robert O’Brien đưa ra tại Viện Washington Hudson hôm 28/10.
“ Chúng tôi đã rút khỏi Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) và chế tạo ra vũ khí siêu thanh. Chúng tôi đang xem xét bố trí các hệ thống tên lửa đạn đạo này, nhằm đảm bảo an ninh của Mỹ và các đồng minh của chúng tôi, đồng thời kiềm chế Trung Quốc. Chúng tôi sẽ triển khai các tên lửa tương tự, nếu cần, ở châu Âu để kiềm chế Nga“, cố vấn Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Cố vấn Tổng thống Mỹ về An ninh quốc gia Robert O’Brien. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Theo ông O’Brien, Washington có thể thực hiện các bước tương tự ở khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc, quốc gia không tham gia Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF). Bắc Kinh cũng “triển khai hàng nghìn tên lửa” nhằm vào “các đồng minh của Mỹ”, cũng có thể sử dụng để chống lại Hải quân Mỹ trong khu vực.
“ Họ đã làm điều này bằng cách lợi dụng việc chúng tôi bị giới hạn bởi một thỏa thuận với Nga, mà Trung Quốc không bị giới hạn”, ông O’Brien cho biết . “Do đó, Tổng thống đã quyết định rằng, chúng ta sẽ không để an ninh quốc gia bị đe dọa vì Hiệp ước INF“, ông O’Brien nói.
Cố vấn Mỹ cho rằng bằng cách triển khai những vũ khí siêu thanh này, Washington không chỉ ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào Mỹ, mà còn giúp tiến hành các cuộc đàm phán thực sự về kiểm soát vũ khí trong tương lai. Ông O’Brien dẫn minh chứng tương tự như bối cảnh những năm 1980, khi Mỹ triển khai tên lửa Pershing và tên lửa hành trình ở châu Âu, buộc Liên Xô ngồi xuống bàn đàm phán và đồng ý thảo luận việc ký Hiệp ước INF.
Bình luận về triển vọng gia hạn Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START-3), theo ông O’Brien, Nga và Mỹ sẽ gia hạn START-3 trong 1 năm, nếu hai nước có thể giải quyết các vấn đề liên quan.
“ Chúng tôi đang thực hiện quy trình xác minh trong khoảng thời gian một năm nay. Nếu vấn đề xác minh được giải quyết, tôi nghĩ hai bên có thể đi đến một thỏa thuận“, ông O’Brien nói. Đồng thời, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ đảm bảo rằng Mỹ muốn đạt được một thỏa thuận, và tin tưởng rằng điều này đáp ứng lợi ích của cả Matxcơva và Washington.
Ông O’Brien cũng thừa nhận rằng Tổng thống Donald Trump và toàn bộ chính quyền Mỹ “không nhiệt tình” với START-3, khi tin rằng nó “xa thực tế”, vì không bao gồm kiểm soát vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Cố vấn Mỹ một lần nữa lên tiếng chỉ trích Trung Quốc từ chối tham gia quá trình cắt giảm vũ khí hạt nhân cùng Nga – Mỹ.
Mỹ củng cố thông điệp chống Trung Quốc
Khi chỉ còn 1 tuần nữa là đến ngày bầu cử, hai trợ lý hàng đầu về an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp có chuyến thăm Ấn ộ và nhiều nước khác, chủ yếu để bàn cách đối phó với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper dự một cuộc họp báo tại Washington ngày 21/9 Ảnh: AP
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper sẽ gặp hai người đồng cấp Ấn Độ trong cuộc đối thoại an ninh và chiến lược diễn ra ngày 27/10, sau đó ông Pompeo sẽ thăm Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Tất cả các hoạt động này diễn ra khi cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng và ông Trump tiếp tục khắc họa đối thủ Joe Biden là người mềm yếu với Trung Quốc.
Dù có yếu tố bầu cử thì thời điểm này cũng rất quan trọng đối với quan hệ Mỹ - Ấn vì Trung Quốc đang có ảnh hưởng ngày càng lớn ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ấn Độ đang phải xử lý bất ổn ở vùng tranh chấp Kashmir với cả Trung Quốc và Pakistan. Căng thẳng Ấn - Trung trên vùng núi Himalaya vẫn chưa được giải quyết. Ông Trump từng đề xuất giúp tháo ngòi tình hình nhưng chưa có dấu hiệu quan tâm nào từ Trung Quốc hay Ấn Độ.
Ông Pompeo không giấu giếm mong muốn của chính quyền Trump về việc cô lập Trung Quốc. Khi được hỏi về chuyến thăm này, ông Pompeo nói tuần trước: "Tôi chắc chắn các cuộc gặp của tôi sẽ bao gồm những bàn bạc về cách các quốc gia tự do có thể làm việc với nhau để đẩy lùi những mối đe doạ mà Trung Quốc gây ra".
Trước khi ông Pompeo và ông Esper thực hiện chuyến công du, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun tuần trước thăm New Delhi, nhấn mạnh Washington muốn đẩy mạnh các lợi ích của Ấn Độ ở khu vực, xây dựng một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do, và đối phó với những nguy cơ mà các mạng viễn thông công nghệ cao của Trung Quốc gây ra vì Mỹ coi đó là yếu tố trung tâm trong các hoạt động mà họ gọi là "kinh tế săn mồi" của Trung Quốc.
Trong nhiệm kỳ của ông Trump, Mỹ và Ấn Độ tăng cường đáng kể quan hệ quốc phòng. Khi ông Trump thăm Ấn Độ vào tháng 2 năm nay, hai bên hoàn tất các thoả thuận quốc phòng trị giá hơn 3 tỷ USD. Thương mại quốc phòng song phương tăng từ 0 trong năm 2008 lên 15 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn không muốn bị kéo vào cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông G. Parthasarthy, một nhà ngoại giao Ấn Độ đã nghỉ hưu, nói với AP rằng Ấn Độ không muốn trở thành nước đi đầu chống lại Trung Quốc.
Ông Pompeo sẽ là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Maldives từ năm 2004 đến nay. Theo thoả thuận quốc phòng hai bên đạt được trong tháng trước, Maldives đồng ý đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và ủng hộ "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do".
Ấn Độ tin rằng nếu Mỹ can dự vào Sri Lanka nhiều hơn, Sri Lanka sẽ xích gần phía Mỹ - Ấn hơn Trung Quốc, giới phân tích nhận định. Tranh chấp trên biển Đông sẽ là vấn đề được nhấn mạnh tại chặng dừng chân cuối cùng của ông Pompeo ở Indonesia.
Lịch sử che giấu bệnh tật của các tổng thống Mỹ Nếu Tổng thống Donald Trump không tiết lộ chi tiết về việc bị nhiễm Covid-19 thì cũng không có gì đặc biệt, bởi nhiều Tổng thống Mỹ đã giữ kín tình hình sức khỏe của mình. Tổng thống Donald Trump phát biểu trước tàu bệnh viện USNS Comfort của Hải quân Mỹ ở Norfolk, Virginia, ngày 28/3/2020. Ảnh: AP Woodrow Wilson Tổng thống...