Muốn kết hôn ở Hàn Quốc? Chuẩn bị sẵn 200.000 USD!
Rất nhiều người trẻ xứ kim chi thừa nhận họ hiện không dám nghĩ đến chuyện kết hôn, vì gánh nặng tài chính cho các việc liên quan đám cưới rất lớn.
Chi phí quá đắt đỏ để các cặp đôi có thể chính thức đến với nhau là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ kết hôn ở Hàn Quốc đang ở mức thấp kỷ lục – Ảnh: EPA
“Ác mộng” chi phí cưới
Theo trang SCMP, tỉ lệ kết hôn ở Hàn Quốc đang giảm mạnh, thậm chí thấp nhất nếu tính từ năm 1970 trở lại, vì chi phí tổ chức đám cưới hiện quá tốn kém. Theo một khảo sát được thực hiện trong hai năm trên 1.000 cặp đôi mới cưới, mức phí trung bình để chuẩn bị cho một đám cưới tại quốc gia trên là 196.000 USD (230 triệu won, khoảng 4,4 tỉ đồng). Con số này gấp 9 lần thu nhập hằng năm của một người Hàn dưới 29 tuổi, và gấp 6 lần thu nhập hằng năm của một người trung niên.
Số tiền trên chủ yếu để chi trả cho việc tổ chức đám cưới hoành tráng, mua nhà mới, sính lễ…
Lee Min-jun (32 tuổi, chuyên viên bất động sản) chia sẻ: “Vợ chồng tôi hẹn hò khi cả hai mới phần nào ổn định kinh tế, rất lo lắng về gánh nặng tài chính nếu kết hôn. Ngôi nhà chúng tôi mua ở thành phố nhỏ Paju đã tốn gần 330.000 USD (7,7 tỉ đồng). Chúng tôi thậm chí chẳng dám mơ tưởng đến các căn hộ ở Seoul hay rìa Seoul”, Lee nhớ lại.
Video đang HOT
Theo một khảo sát khác được thực hiện năm 2017 cũng tại Hàn Quốc, các cặp đôi vẫn cần “lận lưng” ít nhất 40.000 USD nếu đã thoát được áp lực phải mua nhà.
Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia có chi phí tổ chức đám cưới cao hàng đầu châu Á. Chi phí tổ chức cưới ở Malaysia vào khoảng 11.900 USD, Campuchia dao động trong khoảng 15.000-20.000 USD (do đa phần kéo dài trong ba ngày với nhiều hoạt động hội hè), Philippines là 19.000 USD, Indonesia là 8.200 USD, Trung Quốc trung bình 12.000 USD, Nhật Bản trung bình 34.400 USD…
Một phần do “nữ quyền” lên ngôi
Theo Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, vào năm 2018, tỉ lệ kết hôn của quốc gia trên là 5/1.000 dân (257.622 cặp kết hôn). Trong khi đó, tỉ lệ này vào năm 1996 là 9,6/1.000 dân (430.000 cặp kết hôn).
Trong khi đó, theo khảo sát của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tỉ lệ này vào năm 2017 ở Trung Quốc là 10/1.000 dân và Nhật Bản là 5/1.000 dân.
Bên cạnh chi phí cưới đắt đỏ, một số lý do khác cũng được đưa ra để giải thích cho tỉ lệ kết hôn đang giảm là áp lực phải cân bằng cuộc sống hôn nhân – công việc, tác động của kinh tế, thị trường lao động và mức sống của người dân.
Ngoài ra, một điểm đáng lưu ý là ngày càng nhiều nữ giới xứ kim chi không thích kết hôn theo truyền thống. Nhiều phong trào nữ quyền ở quốc gia trên khiến nhiều nữ giới thề không kết hôn, sinh con, hẹn hò hay quan hệ tình dục.
Cuối năm 2018, gần 23% nữ giới Hàn được khảo sát cho rằng kết hôn là cần thiết. Con số trên vào một thập kỷ trước đó là 47%.
Bộ trưởng Indonesia chỉ cách thoát nghèo: 'Chồng nghèo thì phải lấy vợ giàu'
"Nếu chú rể có xuất thân từ một gia đình nghèo đi cưới cô dâu cũng có xuất thân từ một gia đình nghèo, vậy thì chúng ta sẽ có một gia đình nghèo nữa" - Bộ trưởng Muhadjir Effendy của Indonesia phát biểu.
Bộ trưởng Điều phối phát triển con người và văn hóa Indonesia, ông Muhadjir Effendy - Ảnh chụp màn hình Twitter
Báo Jakarta Post ngày 20-2 dẫn lại phát biểu của bộ trưởng Bô Điều phối phát triển con người và văn hóa Indonesia, ông Muhadjir Effendy, nói rằng những người giàu ở quốc gia này nên kết hôn với những người ở các gia đình có thu nhập thấp, có như vậy mới giúp giảm tỉ lệ nghèo của đất nước.
"Điều gì xảy ra nếu chú rể có xuất thân từ một gia đình nghèo đi cưới cô dâu cũng có xuất thân từ một gia đình nghèo? Đó là chúng ta sẽ có một gia đình nghèo nữa! Đây là một vấn đề ở Indonesia" - ông Muhadjir phát biểu tại một cuộc họp ở Jakarta hôm 19-2.
Dẫn lại số liệu chính phủ, Bộ trưởng Muhadjir cho biết số hộ nghèo ở Indonesia hiện xấp xỉ 5 triệu hộ. Ông cho rằng nghèo cũng đồng nghĩa tăng nguy cơ bị bệnh tật, chẳng hạn suy dinh dưỡng.
"Số hộ gia đình ở Indonesia là 57,1 triệu hộ. Trong đó, 5 triệu hộ được xếp vào loại nghèo. Nếu cộng thêm số hộ cận nghèo thì có tới 15 triệu hộ như vậy" - ông Muhadjir nêu con số.
Bộ trưởng Muhadjir nói rằng thật tiếc khi tại Indonesia, nhiều phụ huynh cảm thấy xấu hổ nếu con cái họ kết hôn với người có xuất thân nghèo. "Phải thay đổi cách suy nghĩ này. Thay vào đó, các phụ huynh nên tự hào vì hành động như vậy là đáng quý, giúp xóa nghèo" - ông kêu gọi.
Ông Muhadjir còn đề nghị Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Indonesia Fachrul Razi ban hành một fatwa (phán quyết tôn giáo từ chính quyền Hồi giáo để cung cấp hướng dẫn) ra lệnh người nghèo tìm người giàu để kết hôn và ngược lại. "Người giàu nên tìm người nghèo, còn người nghèo nên tìm người giàu" - ông nói.
Hội đồng Ulema của Indonesia (MUI), một trong những tổ chức Hồi giáo phụ trách ban hành fatwa, sau đó hoan nghênh đề xuất của ông Muhadjir.
"Có nhiều gia đình nghèo và đôi khi có những góa phụ sau khi bị chồng bỏ lại. Họ phải nuôi con trong lúc kiếm sống. Nếu có một người đàn ông giàu thích cô ấy và cô ấy cũng thích lại anh ấy thì thật tuyệt!" - tổng thư ký MUI Anwar Abbas nói.
Theo báo Straits Times, sau phát ngôn gây "náo động" trên, ngày 20-2, Bộ trưởng Muhadjir tiếp tục lên tiếng nói rằng phát biểu "người giàu nên tìm người nghèo" của ông chỉ là đề xuất, không bắt buộc.
Ông Muhadjir, 63 tuổi, có bằng cử nhân sư phạm, bằng thạc sĩ về chính sách công và bằng tiến sĩ về nghiên cứu xã hội. Ông từng là bộ trưởng Bộ giáo dục Indonesia giai đoạn 2016 - 2019.
BÌNH AN
Theo vtc.vn
Những đôi vợ chồng bác sĩ cùng kề vai chiến đấu với corona Trong cuộc chiến chống virus corona, có không ít bác sĩ là các cặp vợ chồng. Những người bạn đời trở thành đồng nghiệp cùng hỗ trợ lẫn nhau để đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm. Bác sĩ Huang Hanping 54 tuổi (bên phải) và vợ Zhang Li, cùng làm việc tại bệnh viện Vũ Hán Jinyintan. Cả hai gặp gỡ vào năm...