Muốn hôn nhân trọn vẹn, sau cửa phòng ngủ phụ nữ hãy “hư” kiểu này khiến chàng điên đảo luôn đam mê như “lần đầu trong chuyện ấy”.
Chinh phục một phụ nữ đi qua đổ vỡ đã khó, người ấy lại là vợ cũ… của mình thì khó gấp ngàn lần.
Tôi đã nghe bao lời chia sẻ từ những người đàn ông tìm cách vượt qua khó khăn để trở lại với cuộc hôn nhân đã tan vỡ. Họ cho biết, trong thời gian ly thân hay sau khi ly hôn và nhiều năm xa vợ cũ, tình yêu vẫn không chết. “Nó chỉ đơn giản bị đẩy vào chiếc rương kỷ niệm khi không đủ sự tôn trọng để có thể nâng đỡ mà thôi”, một anh bạn già của tôi trầm ngâm.
Ảnh minh họa
Trở lại với vợ cũ, với cánh đàn ông chúng tôi, có nghĩa là nhận ra và quyết tâm sửa chữa những sai lầm. Nghĩa là, sau một thời gian tìm một nửa mới, họ vẫn không tìm ra ai phù hợp hơn cái nửa đã mất hồi nào. Nghĩa là, xây dựng gia đình không hề đơn giản là cưới một người phụ nữ, mà còn là hành trình đi cùng nhau qua khó khăn, qua tuổi tác, cùng nhau nuôi dạy con cái… Làm lại từ đầu, e rằng khó quá, thậm chí không thể. Nếu không tỉnh táo thì chỉ là sự gán ghép cho xong mà thôi.
Tôi thấy ánh nhìn chua chát của anh bạn sau 5 năm ly hôn mà không “đâu vào đâu” với vài người đàn bà mới. Trong số người mới đó, có cả “người thứ ba” từng khiến vợ anh dứt khoát chia đôi tài sản, nuôi trọn đàn con, để ra tòa bằng được. Ngày ấy, anh cũng chẳng tiếc nuối gì người vợ đã có tuổi, đã… cũ kỹ; có chăng là lo lắng cho những đứa con từ nay không còn được cha đón đưa đi học mỗi ngày. Tình yêu bay bổng với cô gái trẻ xuất hiện giữa tuổi trung niên xập xệ khiến anh hào hứng tin vào một tương lai tràn đầy ánh sáng.
Nhưng rồi tháng ngày trôi qua lại chứng minh một người đàn ông tự tin giờ ngồi xụi lơ trước mặt tôi, rung rung mái tóc muối tiêu thừa nhận: “ Tình nghĩa có giá trị hơn tình yêu. Và trong tình nghĩa, đã có cả tình yêu, kiểu tình “lia thia quen chậu”. Ông hiểu không?”.
Tôi gật gù, hiểu chứ, hiểu chứ, chẳng phải tôi từng dăm ba lần “say nắng”, “ngã gió” đấy thôi. Và tôi nhớ lại, cảm giác lén lút, mặc cảm như đứa con hư không nghe lời mẹ từng khiến mình chẳng thể thoải mái bên người tình. Cảm giác này các nhà tâm lý cũng từng nghiên cứu, phân tích.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Đàn ông chúng tôi, nếu thuộc dạng trai hư, thích đi lang thang đây đó, ngó trái ngó phải, không sớm thì muộn cũng sẽ hiểu ra: chẳng phải cái mùi nhung nhớ đàn bà khó quên, hơi ấm của “cái chậu” mới thật sự là thứ khiến ông chồng cũ đủ nhận ra tình yêu của vợ lớn hơn tất cả. Không chỉ có ái tình, tình yêu của vợ với anh ngày nào còn bao hàm sự chăm sóc, an ủi của một người mẹ dành cho đứa trẻ.
Chuyện ấy trong hôn nhân, theo tôi, tròn đầy cả về thân xác lẫn sự chở che cho lứa đôi. Có lẽ vì thế câu “lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi” để khuyên nhủ, giải thích cho những cú “quay đầu là bờ” của những gã trót lạc đường.
Tuy nhiên, con đường trở về không hề bằng phẳng. Đúng lúc này, các ông cần sự mạnh mẽ, đàn ông tính nhiều nhất. Chinh phục một phụ nữ đi qua đổ vỡ đã khó, người ấy lại là vợ cũ… của mình thì khó gấp ngàn lần. Cô ấy có thể từng nói, chỉ cần một người đàn ông tốt bụng yêu cô ấy và có thể chăm sóc cô ấy tới già, nhưng do chính bạn đã hủy diệt niềm tin đó, nên lúc này bức tường bạn phải vượt qua chính là vực dậy niềm tin vào hạnh phúc, và tình nghĩa, chứ không phải là của cải, lời hứa suông; chứ không phải là sự quay về vì con, quay về cho có người bên nhau tuổi già…
Bạn chỉ có thể chinh phục được cái gật đầu của cô ấy, nếu lòng bao dung đàn bà của nàng dành chỗ cho bạn. Còn không, chỉ là công dã tràng mà thôi.
Cưới lại vợ cũ, quay về với mái nhà xưa có lẽ là những trải nghiệm hiếm hoi nhưng nếu từng vất vưởng giữa đời như tôi và người bạn già nọ, thì chúng ta rất nên đổ sức cho cuộc “trường chinh mới – cũ này”, thưa các huynh đệ!
Theo phunuonline.com.vn
Cô giáo gần 20 năm mang trong mình căn bệnh HIV
Đã 13 năm kể từ ngày những người thân yêu nhất cuộc đời cô giáo Hoàn ra đi vì căn bệnh HIV, chưa một thời khắc nào cô nguôi thương nhớ họ.
Những ngày này cô giáo Nguyễn Thị Hoàn (giáo viên dạy văn trường THPT Mỏ Trạng, Yên Thế, Bắc Giang) vẫn cần mẫn trên giảng đường. Bài giảng chính là nguồn cảm hứng để cô khỏa lấp nỗi buồn của một người mang căn bệnh HIV.
Năm 2001, với cô giáo Hoàn, là năm có rất nhiều dốc mốc vui có, buồn có... mãi mãi không thể xóa nhòa trong tâm trí cô. Đầu năm, cô Hoàn xây dựng gia đình, cuối năm thiên thần nhỏ của hai người chào đời. Đây cũng là thời khắc cô bị nghi nhiễm HIV. Dù vẫn giữ cho mình niềm tin nhưng cũng có lúc, cô hoài nghi vào số phận. Hạnh phúc không trọn vẹn, vài tháng sau, cô đưa con vào bệnh viện khám bệnh, như có tiếng sét đánh ngang tai khi cô cầm "bản án tử hình" trên tay. Khi đó, cô mới bước sang tuổi 25, tuổi đời còn quá trẻ. Đau lòng hơn, cô bị phơi nhiễm HIV từ chính người chồng đầu ấp tay kề.
Gần 20 năm lặng lẽ trôi qua, căn bệnh HIV đã cướp đi của cô chồng con và cả người em trai chỉ trong thời gian ngắn. Cô Hoàn nhẩm tính, cũng đã 13 năm kể từ ngày những người thân yêu nhất cuộc đời cô ra đi. 13 năm ấy, chưa một thời khắc nào cô nguôi thương nhớ họ.
Mang trong mình án tử của căn bệnh HIV nhưng cô giáo Hoàn vẫn luôn lạc quan, yêu đời.
"Tôi có một chút giận, một chút trách số phận nhưng chưa bao giờ tôi oán trách hay hận thù, nhiều khi còn là sự cảm thông, xót xa. Họ, những người thân của tôi khi tâm sinh lí chưa ổn định, nhân cách chưa hình thành rõ rệt đã không chống lại ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, trở thành nạn nhân của ma túy, HIV", cô giáo Hoàn tâm sự.
Nói rồi cô nhớ lại khoảng thời gian đầu khi đón nhận thông tin mình bị căn bệnh thế kỷ. Không chỉ là sự đau đớn từ tâm can, cô Hoàn còn phải đối diện với sự kỳ thị của xã hội. Nhưng với cô, đó là lẽ tất nhiên của cuộc sống. Gần 20 năm trước, thời điểm dân trí chưa cao, thông tin về HIV còn hạn chế, việc phải đối mặt với kỳ thị là không tránh khỏi.
"Tôi thấy mình là người may mắn hơn rất nhiều người khác bị HIV vì tôi làm việc trong môi trường có tính nhân văn cao. Dần dần tôi nhận ra, giá trị sống của mình ở đâu, mình sống vì cái gì. Tôi tập thói quen bỏ ngoài tai những búa rìu dư luận, không để mình bị tác động bởi những ánh mắt kì thị, tìm những việc tích cực để làm. Những rào cản trong tôi cũng đã không còn. Nếu cứ mãi ôm trong mình suy nghĩ tiêu cực, có lẽ chính tôi sẽ giết tôi trước. Cũng có lúc bất chợt cô nghĩ, nếu mình không bị căn bệnh này, biết đâu mình cũng mang tâm lý kỳ thị người nhiễm. Chính vì thế, tôi biết mình cần có sự cảm thông", cô trải lòng.
Dù quãng thời gian được làm mẹ không dài nhưng cũng đủ để cô giáo Hoàn cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng. Giờ đây, mỗi khi gặp những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh HIV, cô lại như gặp hình ảnh con mình ở đó.
Giờ đây, mỗi khi gặp những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh HIV, cô lại như gặp hình ảnh con mình ở đó.
"Các con, có những con vẫn còn hồn nhiên, suy nghĩ non nớt, trong trẻo, chưa hiểu HIV là gì, nguy cơ ra sao, thậm chí tương lai mình tới đâu các con cũng không hình dung được. Có những con lớn hơn đi học nhưng cũng vấp phải sự phân biệt đối xử. Bấy nhiêu số phận cũng đủ làm tôi khóc rất nhiều. Để những đứa trẻ bị HIV học ở trường công lập, thầy cô không khéo, không sẵn sàng cảm thông, các con dễ trầm cảm, dễ bị đẩy ra thế giới riêng, bị ảnh hưởng tâm sinh lý vì các con đang ở tuổi nhạy cảm. Thương các con nhưng nhiều khi tôi cũng thấy mình bất lực, chỉ biết động viên các con", người phụ nữ đang trò chuyện bất chợt mím chặt môi, cô im lặng rồi cúi đầu.
Sau phút im lặng ấy, cô nhớ lại những ngày đầu khi xuất hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cô đón nhận rất nhiều sự ngạc nhiên của mọi người. Lúc ấy, cô chỉ mỉm cười. Với người phụ nữ này, HIV là bệnh nguy hiểm tính mạng, lấy đi của người ta nhiều cơ hội nhưng cô lúc nào cũng gạt bỏ tâm lý e ngại, sẵn sàng chia sẻ.
Khi nhận lời tham gia các chương trình truyền thông, truyền hình, cô luôn nghĩ việc mình nói để mọi người lắng nghe cũng là cách giúp mình gần hơn với mọi người. Đó không chỉ giúp cho mình mà còn là giúp cho những người bị HIV có cơ hội được xã hội cảm thông và nhìn nhận đúng đắn.
Qua những lần xuất hiện đó, cô giáo này cũng muốn tạo ra hiệu ứng xã hội tốt để những người nhiễm HIV không bị phân biệt đối xử, họ có đủ dũng khí, dám bước ra ánh sáng, để họ mạnh dạn lên tiếng và thừa nhận "tôi nhiễm HIV". Bởi lẽ, giấu bệnh cũng tiềm ẩn nguy cơ làm HIV gia tăng. Việc công khai ấy cũng giúp thuận lợi hơn cho việc chăm sóc điều trị những ca nhiễm trong cộng đồng.
Khi được hỏi về ước mơ một mái ấm riêng, cô Hoàn mỉm cười: "Tôi cũng là phụ nữ, cũng từng nghĩ tới điều đó nhưng tất cả là duyên phận".
Cô vẫn lên lớp, vẫn miệt mài trên giảng đường. Câu chuyện về cuộc đời mình vẫn được cô kể cho học trò nghe. Với cô giáo Hoàn, đó cũng là cách xây dựng kỹ năng sống cho các em học sinh, đặc biệt các em học sinh THPT.
Theo docbao.vn
4 lý do bạn nên hẹn hò với một chàng phi công Bài viết này sẽ cung cấp nhiều lý do thú vị, tại sao bạn nên chọn yêu một chàng trai làm nghề phi công. 1. Họ rất can đảm phi thường Các chàng phi công rất can đảm trong nghề nghiệp của họ, ngay cả việc không sợ độ cao. Tố chất này khiến họ sẵn sàng bảo vệ người yêu, tình yêu...