“Mượn” họ hàng hơn 50 tỉ và 350 cây vàng, bà nội trợ ngồi tù
Bà nội trợ “mượn” tiền, vàng của 2 chị em người họ hàng xa để kinh doanh rồi mất khả năng chi trả.
Sau 1 ngày xét xử, chiều 21-5, TAND TP HCM tuyên phạt bị cáo Trang Nhã Hiền (39 tuổi, quê tỉnh Kiên Giang, nghề nội trợ) 16 năm tù về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Vụ án từng phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần.
Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Hiền cho rằng cáo trạng truy tố chưa chính xác. Theo Hiền, bản thân chỉ vay mượn tiền để kinh doanh chứ không nhằm mục đích lừa đảo. Hiền khai dùng tiền vay được để mua nhà, mua xe và kinh doanh thua lỗ.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định phần tiền mà bị cáo Hiền vay của chị Lan sẽ được tách ra một vụ án dân sự. Trước khi Hiền mượn tiền của chị Hoa thì bị cáo này đã tuyên bố vỡ nợ, không còn khả năng chi trả, cũng không có hoạt động kinh doanh. Từ đó, HĐXX cho rằng căn cứ vào hồ sơ và diễn biến tại phiên tòa đủ cơ sở để cáo buộc bị cáo Hiền về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo Trang Nhã Hiền được tại ngoại do đang mang thai.
Theo cáo trạng, Hiền và chị Lan có mối quan hệ họ hàng xa. Những lúc gặp nhau, Hiền thường khoe gia đình có kinh doanh xăng dầu, đầu tư vào các phòng mạch. Thấy chị Lan tin tưởng, Hiền liền hỏi vay tiền để thu mua xăng dầu.
Trong thời gian từ ngày 24-3-2007 đến ngày 16-6-2008, chị Lan huy động hơn 41 tỉ đồng và 350 cây vàng của 12 người quen đưa cho Hiền. Trong đó có khoảng 7 tỉ đồng cùng 30 cây vàng vay ngắn hạn với lãi suất 10%/tháng. Số tài sản còn lại là vay dài hạn với lãi suất 10% mỗi tháng, khi rút vốn phải báo trước một tháng.
Trong quá trình vay tiền, Hiền trả lãi cho chị Lan tổng số tiền 30,5 tỉ đồng. Đến ngày 22-7-2008, Hiền trả hơn 764 triệu đồng trừ vào vốn vay và giao cho chị Lan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do vợ chồng Hiền đứng tên (trị giá 571 triệu đồng). Đến lúc này, Hiền còn nợ chị Lan hơn 16 tỉ đồng và 350 cây vàng.
Tuy đang nợ nần, mất khả năng thanh toán nhưng Hiền vẫn tiếp tục liên lạc để đặt vấn đề vay tiền chị Trần Thị Xuân Hoa (em gái ruột chị Lan). Hiền nói giá xăng dầu đang lên, kinh doanh sẽ có lãi cao, sau một tuần sẽ hoàn vốn. Hiền còn dặn Hoa đừng nói cho chị Lan biết.
Sau đó chị Hoa mượn 1,2 tỉ đồng từ người yêu là anh Nguyễn Minh Hùng, đưa cho Hiền vay. Tới thời hạn thanh toán, Hiền trình bày lý do cần thêm tiền kinh doanh xăng dầu, mua xà lan. Từ ngày 12-5-2008 đến ngày 28-6-2008, chị Hoa tiếp tục mượn 8 tỉ đồng của anh Hùng cho Hiền vay.
Video đang HOT
Hiền dùng chính số tiền này trả lãi cho hai chị em Lan và Hoa. Đến ngày 12-7-2008, Hiền thông báo vỡ nợ. Được biết, ngoài vay của hai nạn nhân trên, Hiền còn vay của 4 người khác gần 14,5 tỉ đồng với lãi suất từ 5-100%.
Theo Quốc Chiến
Người lao động
Xét xử tiến sĩ "dạy học làm giàu" - một phiên tòa kỳ lạ giữa lòng Hà Nội
Tại tòa, nhiều người dù ở tư cách bị hại nhưng lại chằm chặp bênh vực bị cáo, liên tục khẳng định họ tin tưởng và tình nguyện góp tiền để bị cáo Hải triển khai các dự án sinh lời. Nhiều người khẳng định không viết đơn, không làm việc gì với cơ quan điều tra nhưng lại có tên trong danh sách bị hại. Đến lúc bị cáo nói lời sau cùng, nhiều người còn khóc thành tiếng...
Xét xử tiến sĩ "học làm giàu"
Trong hai ngày 16 và 17.5, TlAND TP.Hà Nội đã mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Thanh Hải về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Tổng số người bị hại được Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội xác định là 508 người với số tiền bị chiếm đoạt là 476 tỉ đồng. Tổng số tiền của các bị hại đề nghị được bồi thường theo hợp đồng thỏa thuận là 594 tỉ đồng (cả gốc và lãi).
Theo cáo trạng, Phạm Thanh Hải giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại đầu tư và Phát triển công nghệ Quốc tế (IDT).
Do IDT hoạt động không hiệu quả nên để có tiền chi tiêu, Hải bắt đầu tổ chức hoạt động huy động vốn cho cá nhân từ năm 2008. Tuy huy động vốn cho cá nhân nhưng tất cả các hoạt động giới thiệu, quảng bá nhằm thu hút đầu tư, đối tượng đều lấy danh nghĩa của Công ty IDT.
Bị cáo Phạm Thanh Hải.
Phạm Thanh Hải tự giới thiệu, quảng bá tới nhiều người rằng mình là tiến sĩ, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh tại Liên Xô, IDT đang triển khai các dự án có lãi suất cao, làm giàu từ "cây tỉ đô"... Để chứng minh tính khả thi của các dự án, Hải đưa ra các hợp đồng với lãi suất từ 40-50%/năm, cắt lãi ngay khi nộp tiền (dù chưa hoạt động kinh doanh).
Các bị hại được ký hợp đồng ủy thác cho Hải đầu tư vào các dự án của Công ty IDT; Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Maccadamia Quốc tế (IDMA). Trong hợp đồng, Hải sử dụng con dấu thể hiện mình là Tổng giám đốc Công ty IDT để tạo sự tin tưởng.
Trên thực tế, Công ty IDMA có nhận từ Hải hơn 20 tỉ đồng đầu tư nhưng theo thỏa thuận, từ năm 2013-2018, công ty sẽ không chia lợi nhuận do đây là giai đoạn đầu tư. Tương tự, 11 công ty khác Hải đầu tư vào cũng mới thành lập hoặc chưa thể chia cổ tức.
Từ tháng 10.2014 đến 10.2015, Phạm Thanh Hải đã huy động được hơn 2.725 tỉ đồng từ hàng nghìn người. Trong đó, đối tượng chi khoảng 137 tỉ đồng để góp vốn, cho vay.
Số còn lại, Hải thanh toán gốc, lãi cho các hợp đồng đến hạn (lấy của người sau trả cho người trước); tổ chức hội thảo và chi thưởng kết nối, hoa hồng (gần 41 tỉ đồng). Những người được trả tiền kết nối cho biết đa phần số tiền này được họ tái đầu tư lại cho Hải.
Quá trình điều tra, Hải khai đã thông qua quan hệ xã hội, tổ chức hội thảo và lập trang mạng "hoclamgiau.vn" để các nhà đầu tư biết đến mình.
Nghịch lý tại tòa
Mặc dù cáo trạng thể hiện bị cáo là người thủ đoạn, lọc lõi, đã giăng lưới, lừa đảo các nạn nhân hàng trăm tỉ đồng, nhưng những gì diễn ra trên thực tế lại phác họa một chân dung Phạm Thanh Hải rất khác.
Cụ thể, ngoài cổng tòa, hàng trăm người tự nhận là nhà đầu tư, do không được vào dự tòa, đứng thành từng nhóm nhỏ căng băng-rôn, biểu ngữ thể hiện tinh thần ủng hộ bị cáo.
Những biểu ngữ được sử dụng gồm: "Doanh nhân Phạm Thanh Hải không lừa đảo, chiếm đoạt tiền của chúng tôi"; "Không hình sự hóa quan hệ kinh tế - dân sự"; "Chúng tôi tin tưởng doanh nhân Phạm Thanh Hải"... Thậm chí, có người còn viết dòng chữ: "Trả tự do cho Phạm Thanh Hải".
Các nạn nhân chạy theo xe thùng vẫy tay chào tạm biệt bị cáo Hải.
Bên trong phiên tòa, mặc dù không thái quá, nhưng cũng có thể nhận thấy có khá nhiều người dù là bị hại, nhưng tỏ rõ thái độ thương cảm, ủng hộ Phạm Thanh Hải.
Nhiều lần đại diện VKS trình bày quan điểm, đều bị các bị hại nhất loạt ồ lên phản đối, đến mức, có người còn bị mời ra khỏi phòng xét xử.
Khi HĐXX hỏi, bị cáo Hải cho rằng mình bị oan. Đặc biệt, những bị hại trong vụ án này khi trả lời HĐXX cũng cho rằng bản thân không hề khiếu kiện hay tố cáo Phạm Thanh Hải.
Các bị hại còn trình bày, từ trước tới nay, họ đều tin tưởng bị cáo Hải, trong suốt thời gian góp vốn, chưa bị hại nào thấy Phạm Thanh Hải vi phạm hợp đồng, chậm trả tiền cho nhà đầu tư. Liên quan đến phần dân sự, các bị hại mong muốn được tự thỏa thuận, làm việc với bị cáo Hải.
Theo đa số những bị hại trả lời tại tòa, nhờ có Phạm Thanh Hải mà gia đình họ đỡ khó khăn bởi "chính bị cáo là người làm giàu cho chúng tôi, làm giàu cho đất nước".
Rất nhiều bị hại cả nam cả nữ đã sụt sịt khóc, nhiều người thậm chí khóc nấc thành tiếng ngay trong phòng xét xử.
Nhiều bị hại chia sẻ, sau khi vụ án bị khởi tố, Phạm Thanh Hải bị bắt, nhiều gia đình lục đục, vợ chồng mâu thuẫn, thậm chí ly hôn, gia đình ly tán...
Nguyện vọng chung của những người bị hại là mong tòa xét xử vụ án công tâm, khách quan, đúng pháp luật, cho bị cáo Hải được tại ngoại để khắc phục hậu quả cho nhà đầu tư.
Theo LN
Lao động
Vợ bị can vụ đánh bạc liên quan cựu tướng công an bị lừa hơn 200 triệu Thiếu tá Nguyễn Phi Hải, Trưởng phòng CSĐT và phòng chống tội phạm TTXH, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa ra lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Ngọc Lâm (SN 1995, trú Khánh Hòa) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đơn trình báo của chị N.T.P. (SN 1994, trú...