Muốn hạn chế lão hóa, phụ nữ cần tránh 3 hành vi khi tiền mãn kinh
Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, tốc độ lão hóa của người phụ nữ cũng tăng nhanh hơn. Bởi vậy, tốt nhất chị em nên tránh những tác nhân đẩy nhanh quá trình lão hóa, điển hình nhất là 3 hành vi sau đây.
Khi một người phụ nữ đến khoảng 45 tuổi, buồng trứng bắt đầu lão hóa, do đó làm giảm khả năng sản sinh estrogen. Sự tiết estrogen giảm mạnh và dừng lại hoàn toàn cho đến khi mãn kinh. Trong thực tế, sự khó chịu mãn kinh ở phụ nữ thường xảy ra ở giai đoạn đầu của sự thay đổi nhanh chóng trong bài tiết hormone. Đến giai đoạn sau, khi estrogen giảm dần hoặc không còn tiết ra, cơ thể con người sẽ xuất hiện một hệ thống cân bằng nội tiết mới, cơ thể sẽ trở nên thoải mái hơn, các triệu chứng mãn kinh cũng sẽ từ từ biến mất.
Tuy nhiên, thiếu nội tiết tố nữ ở phụ nữ có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm da thô ráp và lỗ chân lông phát triển. Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, tốc độ lão hóa của người phụ nữ cũng tăng nhanh hơn. Bởi vậy, tốt nhất chị em nên tránh những tác nhân đẩy nhanh quá trình lão hóa, điển hình nhất là 3 hành vi sau đây.
Gắt gỏng, dễ cáu kỉnh
Người phụ nữ có thể thay đổi đáng kể trong giai đoạn tiền mãn kinh, bao gồm tính khí sẽ trở nên khó kiểm soát, dễ mất bình tĩnh và nóng nảy.
Theo lý thuyết, nội tiết tố trong cơ thể dao động rất nhiều, sẽ có hiện tượng này. Tuy nhiên, thường xuyên cáu kỉnh và nóng giận có thể gây hại cho gan và thận. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến giảm chức năng gan, suy giảm chức năng gan, do đó tạo ra các vấn đề tiết mật. Điều này sẽ đẩy nhanh sự lão hóa và suy giảm của các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.
Vì vậy, mặc dù thời kỳ mãn kinh là tự nhiên nhưng nếu tâm trạng không được kiểm soát đúng cách, nó cũng sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa. Thời kỳ mãn kinh có đẩy nhanh quá trình lão hóa hay không cũng khác nhau từ người này sang người khác. Nếu có thể kiểm soát tính khí của mình, duy trì một thái độ lạc quan, thì bạn có thể làm chậm sự lão hóa của cơ thể.
Ở thời kì tiền mãn kinh, phụ nữ có thể gặp hoảng loạn với giấc ngủ như mất ngủ, chất lượng giấc ngủ giảm, kèm theo các triệu chứng khác bởi vì estrogen trong cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể.
Bạn biết đấy, một giấc ngủ ngon là chìa khóa để phục hồi sức khỏe của cơ thể. Có thể nói, trong cuộc sống lành mạnh, điều quan trọng nhất là chất lượng giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ tốt được gọi là “liều thuốc chăm sóc sức khỏe”. Vì vậy, hãy phát triển thói quen ngủ tốt để hình thành đồng hồ sinh học, đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Nếu chất lượng cuộc sống không tốt, hoặc thường xuyên thức khuya, có thể dẫn đến mất ngủ, sẽ đẩy nhanh sự lão hóa và thoái hóa của cơ thể.
Video đang HOT
Lười tập thể dục
Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh nếu thiếu thói quen tập thể dục sẽ dẫn đến giảm chức năng cơ thể, sẽ cảm thấy chân tay mất kiểm soát, sau khi ăn sẽ muốn ngồi yên tĩnh… Vì vậy, tại thời điểm này, người phụ nữ sẽ trở nên béo hơn.
Tập thể dục là “thuốc chống lão hóa” tốt nhất. Thông qua tập thể dục có thể cải thiện lưu thông máu, tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể, tăng tính linh hoạt và nhanh nhẹn của cơ thể. Nó cũng có thể ngăn ngừa teo cơ và cải thiện chức năng tim và phổi.
Có thể nói, sau khi mãn kinh, tốc độ lão hóa tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào việc tập thể thao. Bởi vậy, phụ nữ mãn kinh nên tăng cường lối sống lành mạnh, duy trì một thái độ lạc quan, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, tập thể dục nhiều hơn. Bên cạnh đó, nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua một chế độ ăn uống hợp lý để có thể ngăn chặn sự lão hóa của cơ thể.
5 cách hóa giải tâm trạng khó chịu, mệt mỏi cho phụ nữ tuổi mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh có thể là một khoảng thời gian không thoải mái trong cuộc đời của một người phụ nữ. Nhiều người bước vào giai đoạn này phải đối mặt với cảm giác mệt mỏi và thay đổi tâm trạng. Vậy cần làm gì để giải tỏa những khó chịu này?
1. Những thay đổi về thể chất và tâm trạng trong thời kỳ mãn kinh
Hầu hết phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ không bị rối loạn tâm trạng nghiêm trọng. Nhưng nhiều người sẽ gặp một số vấn đề về tâm trạng trước, trong và sau khi mãn kinh khi lượng hormone dao động. Những thay đổi nội tiết tố này có thể bắt đầu sớm nhất là ở thời kỳ tiền mãn kinh (thời kỳ ngay trước khi mãn kinh).
Mặc dù những ảnh hưởng của mãn kinh đối với mỗi người là khác nhau, nhưng nó có thể gây ra mệt mỏi, thậm chí kiệt sức. Nó làm cạn kiệt năng lượng, động lực và sự tập trung. Đối với một số người có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần.
Các yếu tố như chăm sóc, căng thẳng kéo dài hoặc bệnh tật có thể khiến phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mệt mỏi cao hơn.
. 2. Nguyên nhân gây mệt mỏi và thay đổi tâm trạng ở phụ nữ mãn kinh
Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản, trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, các hormone như estrogen, progesterone, tuyến giáp và hormone tuyến thượng thận dao động. Khi chúng bị mất cân bằng, nó sẽ ảnh hưởng đến cách cơ thể điều chỉnh năng lượng và có thể gây ra mệt mỏi.
Một số phụ nữ nhạy cảm với sự thay đổi hormone hơn những người khác. Nhất là những người đã từng bị các triệu chứng tiền kinh nguyệt, có những thay đổi về cảm xúc khi mang thai, bị trầm cảm sau sinh...
Ở những người này, sự thay đổi nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng nhiều hơn so với những phụ nữ khác cùng tuổi.
Estrogen đóng một vai trò quan trọng trong cách dẫn truyền thần kinh (hóa chất ảnh hưởng đến chức năng não và thần kinh) hoạt động. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi.
Đối với phụ nữ đã cắt bỏ tử cung, buồng trứng cũng có thể nhận thấy tác động của estrogen thấp. Bởi vì sự thay đổi diễn ra nhanh chóng từ mức bình thường của estrogen xuống mức rất thấp đã tác động lên chất dẫn truyền thần kinh. Điều này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tâm trạng hoặc cảm xúc bất ổn.
Đối với người trước đây đã từng dùng thuốc chống trầm cảm hoặc được chẩn đoán mắc chứng rối loạn trầm cảm, thì thời kỳ mãn kinh có thể khiến họ bị trầm cảm trở lại.
Ngoài ra, nhiều phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ, bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm có thể khiến họ mất ngủ. Thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ có thể gây khó chịu, lo lắng và trầm cảm nếu tình trạng này kéo dài. Phụ nữ đôi khi cảm thấy như bị ốm, suy sụp.
Các triệu chứng khác đi kèm với mệt mỏi mãn kinh bao gồm: Căng thẳng, không tập trung, đãng trí, cáu gắt, lo lắng hoặc trầm cảm...
Trong giai đoạn mãn kinh, phụ nữ đôi khi cảm thấy như bị ốm, suy sụp.
3. Các biện pháp giảm mệt mỏi và cải thiện tâm trạng trong giai đoạn mãn kinh
3.1. Tìm nguyên nhân, điều chỉnh và thích nghi
Trước hết bạn không nên quá lo lắng khi thay đổi tâm trạng, đó là một điều bình thường trong giai đoạn mãn kinh. Hãy tìm hiểu điều gì có thể khiến tâm trạng của bạn thay đổi và tìm biện pháp khắc phục. Nếu vấn đề được giải quyết càng sớm sẽ càng giảm bớt ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Những thay đổi tâm trạng có xu hướng xảy ra ở giai đoạn tiền mãn kinh. Khi cơ thể bạn thích nghi với mức độ mới của estrogen và những thay đổi khác, bạn có thể sẽ thấy tâm trạng của mình được cải thiện hơn.
3.2. Dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh
Để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, bạn cần ăn uống đủ chất, lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Uống đủ nước, tránh để cơ thể mất nước dẫn đến mệt mỏi.
Tránh ăn khuya hoặc đồ uống chứa caffeine vào buổi chiều và tối vì nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
Hạn chế uống rượu, mặc dù rượu có thể giúp bạn dễ ngủ hơn, nhưng tác dụng này sẽ mất dần vào ban đêm và bạn có thể khó ngủ lại. Rượu cũng gây ra các cơn bốc hỏa và làm mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu hơn.
Dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh tốt cho phụ nữ tuổi mãn kinh.
3.3. Tập thể dục
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe và làm tăng năng lượng. Hoạt động thể chất vào ban ngày có thể giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm và giảm mệt mỏi, căng thẳng.
3.4. Đi ngủ đúng giờ
Giữ thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định. Chuẩn bị phòng ngủ sạch sẽ, yên tĩnh và hạn chế các thiết bị điện tử để có giấc ngủ tốt. Khi ngủ đủ giấc bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng sẽ tốt hơn.
3.5. Biện pháp thư giãn giúp giảm căng thẳng
Khi căng thẳng, bạn có thể thực hiện bài tập thở sâu bằng cách đặt tay lên bụng và tập trung chú ý vào sự lên xuống của nhịp thở. Nên thực hành đều đặn hàng ngày và thực hiện bất cứ lúc nào bạn cảm thấy căng thẳng.
Ngoài ra, bạn cũng nên thử các phương pháp khác mà nhiều người thấy hữu ích như: thiền, yoga, mát xa, âm nhạc, khiêu vũ... để giúp giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.
Chồng khó bắt nhịp chuyện ấy vì vợ lúc rạo rực, khi nguội lạnh Khi thì hừng hực "chuyện ấy" như tuổi đôi mươi, nhưng lại có lúc chồng âu yếm vẫn nguội lạnh, đây là nỗi niềm khó nói của nhiều chị em tuổi tiền mãn kinh. Chị N.T.T., 45 tuổi (Đống Đa, Hà Nội) hiện đang là kế toán của một công ty nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Bản thân chị đã bước vào...