Mượn giấy tờ tùy thân của bạn thuê xe đi cướp
Để che giấu danh tính, Tiến đã mượn giấy tờ tùy thân của bạn rồi thay ảnh mình vào để thuê xe đi cướp. Với hình thức trên, Tiến đã thực hiện gần 10 vụ cướp với tổng số tiền trên 45 triệu đồng.
Ngày 14/1, TAND thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử lưu động, tuyên phạt bị cáo Văn Thanh Tiến (24 tuổi, ngụ xã Canh Vinh, huyện Vân Canh) 4 năm tù về tội “Cướp giật tài sản”. Ngoài ra, Tiến còn bị buộc phải bồi thường gần 39 triệu đồng cho các bị hại.
Bị cáo Tiến tại tòa
Theo cáo trạng, khoảng giữa năm 2014, với mục đích che giấu danh tính, Tiến mượn chứng minh nhân dân và giấy phép lái xe của một người bạn trạc tuổi ở huyện Tuy Phước. Sau đó, Tiến gỡ ảnh ra rồi gắn ảnh mình vào rồi vào TP Quy Nhơn thuê một chiếc xe máy để đi cướp.
Thủ đoạn của Tiến là lợi dụng lúc đêm tối, khi thấy những phụ nữ đeo trang sức bằng vàng là y áp sát ra tay cướp giật. Với thủ đoạn trên, từ 20/8 đến 21/9/2014, Tiến đã thực hiện 9 vụ cướp giật tài sản, gồm 1 điện thoại di động, hơn 18 chỉ vàng 18k với tổng trị giá hơn 45 triệu đồng.
Doãn Công
Theo Dantri
Video đang HOT
7 thanh niên bị bắt oan được mời làm thủ tục nhận bồi thường
Liên quan đến vụ 7 thanh niên bị oan sai ở huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng), ngày 9/1, Viện KSND tỉnh Sóc Trăng đã mời anh Trần Hol lên làm các thủ tục để nhận tiền bồi thường oan sai.
Sắp tới, cơ quan công tố cũng lần lượt mời Thạch Mươl, Trần Văn Đỡ, Trần Cua, Thạch Sô Phách, Khâu Sóc và Nguyễn Thị Bé Diễm đến nhận hết số tiền còn lại sau khi trừ tạm ứng.
Theo Trần Hol, trong số 7 người bị bắt giam oan sai nói trên được Viện KSND tỉnh Sóc Trăng bồi thường người nhiều nhất trên 70 triệu đồng, người thấp nhất cũng khoảng 40 triệu đồng. Trong đó, Trần Hol được bồi thường khoảng 74 triệu đồng, trong đó thiệt hại do tổn thất tinh thần 40 triệu đồng, còn lại là thu nhập thực tế bị mất.
Trần Hol cho biết: "Trước đây chúng tôi được Viện KSND tỉnh cho tạm ứng mỗi người 20 triệu đồng. Đến nay, cơ quan này chỉ mời nhận tiền, còn việc xin lỗi công khai thì chưa nghe họ nói sẽ thực hiện vào lúc nào. Chúng tôi cần sự xin lỗi công khai nơi chúng tôi sinh sống để xóa tan mọi mặc cảm với mọi người".
Trần Hol sau khi được minh oan.
Theo hồ sơ vụ án, sáng ngày 6/7/2013, người dân ở ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề phát hiện thi thể ông Lý Văn Dũng (chạy xe ôm) nằm chết trên đường. Quá trình truy tìm thủ phạm, công an Sóc Trăng bắt tạm giam 6 thanh niên để điều tra hành vi "Giết người"; riêng Diễm bị bắt về hành vi "Không tố giác tội phạm".
Khi vụ án điều tra xong, các điều tra viên chuẩn bị đề nghị được khen thưởng, hồ sơ chuyển sang cơ quan tố tụng để đưa ra xét xử thì cuối năm 2013, Lê Thị Mỹ Duyên (ngụ TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) đến cơ quan công an tại TP.HCM đầu thú. Người này thừa nhận đã thông đồng với Phan Thị Kim Xuyến (16 tuổi, ngụ huyện Trần Đề) để giết ông Dũng để cướp tài sản.
Sau khi di lý cả 2 về Sóc Trăng điều tra làm rõ, Viện KSND tỉnh Sóc Trăng ký các quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với 7 bị can đã bắt trước đó và tất cả được đình chỉ điều tra. Ngày 19/8/2014, Xuyến bị TAND tỉnh Sóc Trăng phạt 12 năm tù tội Giết người và Cướp tài sản. Đối với Duyên, lúc xảy ra vụ án người này chưa đủ 14 tuổi nên quan tố tụng ở Sóc Trăng đưa vào trường giáo dưỡng.
Theo Viện KSND tỉnh Sóc Trăng, 3 năm qua nơi đây nhận được 9 đơn đề nghị bồi thường oan sai. Trong đó đang giải quyết 8 trường hợp, 1 trường hợp vừa giải quyết xong với số tiền bồi thường hơn 99,7 triệu đồng.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ cho thấy trình độ, năng lực của một số kiểm sát viên còn hạn chế trong nhận thức pháp luật, thiếu kinh nghiệm thực tiễn hoặc chủ quan trong nghiên cứu, đánh giá chứng cứ. Đã có trường hợp chưa thể hiện hết vai trò trách nhiệm khiến một kiểm sát viên bị khởi tố tội "Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến vụ oan sai của Trần Hol.
Trong vụ 7 thanh niên bị oan sai, 2 điều tra viên của Công an tỉnh Sóc Trăng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Dùng nhục hình" là nguyên đại úy Triệu Tuấn Hưng và nguyên thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân. Mới đây cơ quan chức năng đã gia hạn điều tra vụ này thêm 4 tháng. Một cán bộ Viện KSND tỉnh Sóc Trăng cũng bị khởi tố.
Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị rà soát lại các vụ án ở Sóc Trăng
Liên quan đến các vụ oan sai ở Sóc Trăng, ngày 8/1, đoàn giám sát của Quốc hội đã đến Sóc Trăng giám sát tình hình oan sai trong áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại tại tỉnh này.
Báo cáo với đoàn giám sát, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết tính từ cuối năm 2011 đến tháng 9/2014 đã đình chỉ điều tra 40 vụ án với 52 bị can.
Báo cáo về thực trạng gây oan người vô tội trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, đặc biệt là vụ 7 thanh niên ở huyện Trần Đề, Công an tỉnh Sóc Trăng cho rằng nguyên nhân do "sơ suất, chủ quan, nóng vội".
Ông Trần Khắc Tâm (Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng) cho rằng: "Nói nguyên nhân dẫn đến oan sai do chủ quan, nóng vội là chưa thuyết phục, phải chăng trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật của điều tra viên còn hạn chế?".
Nói về vụ 7 thanh niên bị oan sai, ông Trần Khắc Tâm cho rằng, các điều tra viên điều tra vụ án này "đã xây dựng kịch bản, hướng dẫn người ta vô kịch bản để từ vô tội trở thành có tội". Từ vụ án này, ông Tâm đề nghị đoàn giám sát "cho kiểm tra hết các vụ án khác mà có hai điều tra viên điều tra vụ 7 thanh niên vị oan tham gia xem họ có bị oan không".
Ngoài ra ông Tâm cũng đề nghị ngoài trường hợp ông Phạm Văn Lé (đã được đình chỉ điều tra) ở thị xã Vĩnh Châu không có trong báo cáo, đề nghị Công an tỉnh Sóc Trăng rà soát lại "xem còn oan sai nào chưa thống kê không".
Một Luật sư có mặt trong buổi làm việc với đoàn giám sát cũng chia sẻ: "Giới Luật sư chúng tôi rất buồn và thất vọng với hành vi của một số điều tra viên khi họ thiếu tôn trọng luật sư, thậm chí có điều tra viên trong vụ 7 thanh niên đã có văn bản đề nghị xử lý luật sư vì "khi luật sư tham gia vụ án, bị can khai không giống như đã khai với cán bộ điều tra. Một số bị can khi được minh oan trở về có kể với chúng tôi rằng cán bộ điều tra hỏi "lấy tiền đâu để thuê luật sư? Thuê luật sư cũng không giải quyết được gì cả".
Tại buổi làm việc, cán bộ đoàn giám sát cũng hỏi vị đại diện cơ quan điều tra là luật sư có tham gia vào quá trình điều tra vụ án hay không thì vị cán bộ này trả lời là "Có, nhưng ở giai đoạn sau". Giá như luật sư được tham gia từ đầu thì chắc chắn sẽ tránh được oan sai.
PV
Theo Dantri
Đề xuất siết quy định quản lý tử tù Khu vực buồng giam người bị kết án tử hình phải bảo đảm yêu cầu quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ 24/24 giờ trong ngày. Nếu tử tù có biểu hiện tự sát, chống phá hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì có thể bị cùm một chân cả ngày, đêm. Theo dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam đang được Bộ...