Muốn giàu nuôi cá, muốn khá hơn thì nuôi cá cùng nhau
Nhằm giúp xã miền núi Văn Khúc, huyện Cẩm Khê, phát huy tiềm năng, thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, Hội Nông dân (ND)tỉnh Phú Thọ đã triển khai thực hiện mô hình nuôi cá thương phẩm tại đây và đạt được hiệu quả tích cực. Các hộ nuôi cá đã dần liên kết, hỗ trợ nhau cùng nuôi cá hiệu quả
Cùng nhau nuôi cá
Mô hình nuôi cá thương phẩm được Hội ND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện ở xã Văn Khúc trong 36 tháng, từ tháng 8/2016 đến tháng 8/2019. Tham gia mô hình có 17 hộ hội viên, nông dân với tổng số 34 lao động.
Nhờ được hỗ trợ, các hộ nuôi cá thương phẩm ở xã Văn Khúc đã nâng cao thu nhập. Ảnh: Mai Phương
Để thực hiện mô hình, Hội ND tỉnh đã chỉ đạo Hội ND huyện Cẩm Khê, Hội ND xã Văn Khúc tổ chức mở lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học cho các hộ. Hội phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Khê tiến hành giải ngân hơn 1,9 tỷ đồng vốn chương trình tín dụng giải quyết việc làm, bình quân mỗi hộ tham gia mô hình được vay từ 25-30 triệu đồng.
Được vay vốn, được tập huấn kỹ thuật nuôi cá, các hộ bắt tay vào cải tạo ao, đầm; mua thêm ngư cụ, thức ăn và cá giống. Qua theo dõi, bình quân hàng năm các hộ tham gia mô hình đánh bắt, thu hoạch bán hơn 45 tấn cá các loại. Sau 3 năm thực hiện mô hình, các hộ đã xuất bán trên 120 tấn cá thương phẩm các loại, cho thu lãi hơn 2,5 tỷ đồng, thu nhập lao động đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Ông Đặng Văn Công – chi hội thôn Quang Trung được vay vốn 30 triệu đồng, cùng vốn tự có của gia đình đã đầu tư mua cá giống, thức ăn và tiến hành thả nuôi cá trên diện tích 1ha đầm. Sau 3 năm thực hiện, khu đầm cá của gia đình ông Công đạt lợi nhuận 207 triệu đồng. Hay như hộ ông Hoàng Anh Tuấn – Chi hội xóm Đồng cũng được vay 30 triệu đồng đầu tư nuôi cá. Đến nay, tổng lợi nhuận có được từ khi tham gia mô hình nuôi cá của gia đình ông Tuấn đạt 190 triệu đồng. “Tham gia mô hình, các hộ còn hỗ trợ nhau tốt hơn trong việc chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi cá; cùng nhau thương thảo mua thức ăn chăn nuôi; thương thảo giá bán cá nên mọi công đoạn của nghề nuôi cá diễn ra thuận lợi hơn…” – ông Tuấn nói.
Thu hút thêm nông dân vào Hội
Video đang HOT
Mô hình nuôi cá thương phẩm ở xã Văn Khúc đã kết thúc chu kỳ vay vốn chương trình tín dụng giải quyết việc làm, nhưng hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội vẫn được nhân lên. Các hộ tham gia mô hình tiếp tục đầu tư nâng cao hiệu quả nuôi cá thịt thương phẩm. Ngoài 17 hộ tham gia ban đầu, đến nay mô hình kết nạp thêm 5 hộ thành viên mới. Thông qua sự hỗ trợ của Hội ND các cấp, các hộ đã cùng nhau tập hợp thành chi hội nông dân nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là bước tạo thuận lợi để các hộ tiếp nhận vốn vay.
Về phía tổ chức Hội ND cơ sở, sau 3 năm thực hiện dự án, mô hình nuôi cá thịt thương phẩm, Hội ND xã Văn Khúc đã thu hút thêm 55 nông dân tham gia vào tổ chức, nâng tổng số hội viên toàn xã lên hơn 1.160 người, đạt 116% so với hộ nông nghiệp ở địa phương. Hội viên, nông dân, mà tích cực, nòng cốt nhất là các hộ tham gia dự án nuôi cá thịt thương phẩm đã tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của Hội. Các hộ đã tích cực tham gia xây dựng, phát triển nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân với mức ủng hộ từ 100.000 đồng/hộ/năm trở lên.
Ông Đặng Ngọc Sơn – Bí thư Đảng ủy xã Văn Khúc đánh giá, thông qua mô hình, dự án nuôi cá thương phẩm đã tác động tích cực tới hội viên, nông dân thực hiện chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, nghị quyết của Hội. Mô hình cũng góp phần nâng cao đời sống của hội viên, nông dân; xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy hiệu quả giảm nghèo.
Theo Danviet
Giải thể Trung tâm giống vật nuôi, hàng chục tỷ đồng... "phơi sương"
Là dự án do Sở NNPTNT tỉnh Phú Thọ làm chủ đầu tư với tổng số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng, Trung tâm Giống vật nuôi cơ sở 2 tại xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê được xây dựng trên diện tích hơn 44ha đất "bờ xôi ruộng mật". Tuy nhiên, khi đang hoạt động hiệu quả, không hiểu sao trung tâm bị giải thế khiến hàng chục tỷ đồng nằm "phơi sương".
Trung tâm Giống vật nuôi cơ sở 2 bỏ hoang nhiều tháng nay. Ảnh Ngô Hùng
Theo tìm hiểu của Dân Việt, ngày 31/10/2012, UBND tỉnh Phú Thọ có Quyết định số 2948/QĐ-UBND về việc duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Trại giống gia súc, gia cầm thuộc dự án Nâng cao năng lực sản xuất giống vật nuôi tại xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Theo quyết định này, tổng mức đầu tư của dự án là trên 25 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương 20 tỷ đồng, vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương và nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trên 5,4 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2012 - 2015. Chủ đầu tư dự án là Trung tâm Giống vật nuôi Phú Thọ (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ).
Để phục vụ cho dự án, UBND huyện Cẩm Khê đã thu hồi hơn 44.000m2đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản của hơn 200 hộ trên địa bàn. Riêng phần bồi thường, giải phóng mặt bằng là gần 2,5 tỷ đồng.
Quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ về việc giải thể Trung tâm Giống vật nuôi. Ảnh Ngô Hùng
Trung tâm Giống vật nuôi cơ sở 2 được xây dựng với nhiệm vụ bảo tồn và cung cấp các sản phẩm về giống cho bà con nông dân và các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn trên địa bàn tỉnh.
Sau một thời gian hoạt động, được đánh giá có hiệu quả thì bất ngờ, ngày 23/8/2018, UBND tỉnh Phú Thọ lại có Quyết định số 2095/QĐ-UBND về việc giải thể Trung tâm Giống vật nuôi thuộc Sở NNPTNT tỉnh Phú Thọ, bàn giao đất và các tài sản gắn liền với đất cho UBND huyện Cẩm Khê quản lý sử dụng.
Có mặt tại Trung tâm Giống vật nuôi cơ sở 2, chúng tôi không khỏi tiếc nuối khi chứng kiến cảnh cả một khu đất rộng lớn, đã được xây dựng cơ sở vật chất khang trang, giờ bỏ hoang tiêu điều.
Cảnh tiêu điều khiến bất kỳ ai trông thấy cũng không khỏi xót xa. Ảnh Ngô Hùng
"Trước đây, trên nền đất của trung tâm là ruộng đồng tươi tốt của người dân. Khi nhà nước có chủ trương thu hồi để thành lập trung tâm giống, chúng tôi ngay lập tức đồng ý với hy vọng có công ăn việc làm, cũng như con giống tốt phục vụ chăn nuôi dù tiền đền bù giải phóng mặt bằng chẳng được bao nhiêu. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động cầm chừng, trung tâm giống ngừng hoạt động khiến người dân vô cùng thất vọng và tiếc nuối khi hàng chục ha đất bị bỏ hoang và hàng chục tỷ đồng của nhà nước bị phơi sương, phơi nắng như vậy" - ông Lê Văn Chiến ở khu Đồng Phai, xã Văn Khúc bày tỏ.
Còn theo ông Phạm Anh Tuấn ở khu Xóm Đình, xã Văn Khúc, khi có chủ trương của nhà nước về việc thu hồi đất để xây dựng Trung tâm Giống vật nuôi cơ sở 2, gia đình ông đã bị lấy hơn 1 sào đất, với số tiền được hỗ trợ khoảng 16 triệu đồng. Nhưng nay dự án giải thể, đất đai và công trình bị bỏ hoang. Trong khi đó, người dân lại không có đất canh tác.
"Tôi đề nghị tỉnh Phú Thọ cần nhanh chóng có phương án giải quyết vấn đề này. Nếu không cần xem xét giao lại đất cho người dân canh tác sản xuất", ông Phạm Anh Tuấn kiến nghị.
Ông Hà Minh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Văn Khúc. Ảnh Ngô Hùng
Trao đổi với Dân Việt, ông Hà Minh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Văn Khúc cho biết: UBND huyện Cẩm Khê sau khi nhận bàn giao công trình Trung tâm Giống vật nuôi đã giao UBND xã Văn Khúc chịu trách nhiệm trông coi bảo vệ. Hiện tại, xã đang thuê 1 người trông coi với số tiền 3 triệu đồng/tháng, tiền này do UBND huyện Cẩm Khê chi trả.
Còn theo ông Nguyễn Hoàng Long, Chánh văn phòng UBND huyện Cẩm Khê cho biết, đây là dự án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi giải thể đã giao cho UBND huyện Cẩm Khê quản lý sử dụng. Tuy nhiên, huyện không thể duy trì trung tâm giống này được. Huyện nhận bàn giao cơ sở vào thời điểm có dịch bệnh gia súc, gia cầm nên chưa kêu gọi được cá nhân, đơn vị nào vào thuê. Không những thế, vị trí đất ở đây không thuận tiện để kêu gọi các doanh nghiệp vào xây dựng nhà máy sản xuất. Hiện tại, huyện vẫn đang bàn bạc phương án để giải quyết số đất và tài sản này.
"Trung tâm giống vật nuôi khi được triển khai đã phần nào phát huy được hiệu quả tốt khi vừa có lãi, vừa góp phần an sinh tốt khi người nông dân mua được giống tốt, giá thành rẻ khi được trợ giá. Tuy nhiên, do chủ trương sáp nhập và giải thể nên Trung tâm Giống vật nuôi này phải dừng hoạt động", ông Từ Anh Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ cho biết.
Theo Danviet
Lạng Sơn: Trang trại dưới thả cá trên nuôi gà bán Tết mà khấm khá Với quyết tâm làm giàu ở nông thôn, anh Hoàng Đình Tuyển (thôn Nà Nhì, xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà bán dịp Tết kết hợp với nuôi cá thả ao, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chán cảnh làm ruộng vất vả mà nghèo vẫn hoàn nghèo, anh Hoàng Đình Tuyển...