Muốn “giải hạn” phải đăng ký sớm
Chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa-Hà Nội) những ngày cuối năm tấp nập người đi “lấy số” đăng ký giải hạn.
Theo quan niệm của người Á Đông, mỗi người sinh ra đều có một vì sao chiếu mệnh. Có tất cả 24 vì sao quy tụ thành 9 chòm sao: La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm và Mộc Đức. Nhiều người tin rằng, có những sao mang đến rủi ro, nặng nhất là “nam La Hầu, nữ Kế Đô”.
Chùa Phúc Khánh đã lên lịch giải hạn cho các “ sao xấu”
Cùng một tuổi, cùng một năm, đàn ông và đàn bà lại có sao chiếu mệnh khác nhau. Trong 9 ngôi sao có sao tốt, có sao xấu, năm nào sao xấu chiếu mệnh con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật. . . gọi là vận hạn.
Để giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng dâng sao giải hạn vào đầu năm hoặc hàng tháng. Người cầu kỳ, có điều kiện kinh tế thì thuê thầy về cúng tại nhà, còn hầu hết đều đến đăng ký và cúng giải hạn tại chùa.
Gạt sắm Tết sang một bên, nhiều người ưu tiên “giải hạn”
Tuy nhiên, để có thể giải hạn ở chùa, nhất là ngôi chùa có tiếng linh thiêng như chùa Phúc Khánh, Quán Sứ, người dân đã phải đăng ký xếp chỗ ngay trong những ngày cuối năm.
Muốn được giải hạn phải “xếp gạch” đăng ký sớm
Sáng 6/2, sân chùa Phúc Khánh chật kín xe; từng tốp người túm tụm đăng ký tại các bàn; quanh các cột treo bảng tính tuổi, tính sao lố nhố người ghi ghi chép chép…
Video đang HOT
Ai cũng mải miết “chiếu” sao
Nhất là các bà, các chị
Tranh nhau “vây” cột “sao”
Trong chùa, ban tổ chức đã bố trí 4 bàn đón tiếp người dân đến đăng ký dâng sao. Bên cạnh là các bàn viết sớ theo phiếu đăng ký, được xếp thành từng chồng dày. Trên các các cột dán bảng kê tuổi gia chủ ứng với các sao chiếu mệnh để nhận biết năm nay “sao tốt” hay “sao xấu”. Người nào bị sao xấu chiếu mạng thì phải giải hạn.
Nhẩm tính tuổi “sao” cho cả gia đình
Năm nay, theo lịch dâng sao giải hạn của chùa Phúc Khánh, lễ giải sao La Hầu vào ngày mùng 8 tháng Giêng, sao Thái Bạch ngày 15, và sao Kế Đô ngày 18. Phí giải sao là 100.000 đồng/người; phí cầu an mỗi hộ gia đình là 100.000 đồng.
Chị Vũ Thanh Hương (Từ Liêm-Hà Nội) cho biết, năm nào gia đình cũng đăng ký giải hạn tại chùa Phúc Khánh cho “yên tâm”. Đặc biệt, năm nay, chồng chị nằm trong cung sao Thái Bạch nên “không thể bỏ qua”.
Nhà chỉ có mình đã về hưu, rảnh việc, bác Hòa (Đê La Thành-Đống Đa) thường đi đăng ký cho cả gia đình, gồm cả các con đã lập gia đình và sống riêng. Theo lời bác Hòa, con cái thường hay phải đi công tác xa nên dù có sao xấu hay không, bác không bao giờ “dám” bỏ qua thủ tục này.
Không chỉ có các bà, các chị quan tâm đến thủ tục giải hạn đầu năm, cánh đàn ông cũng rất tin vào nghi lễ này.
Không chỉ các bà, các chị quan tâm đi “giải hạn”, đấng mày râu cũng kiên trì chờ đợi
Anh Hải (quận Cầu Giấy) cho biết, năm nay phải “thay ca” vợ đến chùa Phúc Khánh đăng ký sớm. Mọi năm, giáp Tết, vợ anh là người phụ trách công việc này. Tuy nhiên, năm nay, do anh đứng sao La Hầu (sao xấu) nên muốn đích thân đi làm mọi thủ tục thay vợ để tỏ lòng thành tâm.
Nhân viên viết sớ mỏi tay, không kịp ngẩng mặt lên
Nằm ở trung tâm thành phố, chùa Quán Sứ cũng thu hút nhiều người đến đăng ký dâng sao giải hạn. Ai cũng miệt mài ghi chép đầy đủ tên các thành viên trong gia đình rồi chờ đến lượt đăng ký, nộp tiền. Phí giải sao, dâng sao tại đây lại được tính là 500.000 đồng một gia đình.
Theo 24h
Đám tang công chức "thoải mái" vòng hoa
Đây là một trong những nội dung sẽ được làm rõ trong Thông tư tới đây của Bộ VH, TT&DL để hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 105/2012/NĐ-CP về quy định tổ chức đám tang công chức.
Ông Phan Đình Tân-Phó chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ VH, TT&DL cho biết: Bộ này đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn về quy định tổ chức đám tang công chức.
Theo đó, ở nội dung "vòng hoa viếng công chức", Ban tổ chức lễ tang bố trí 2 vòng hoa cố định hai bên bàn thờ và 5 vòng hoa luân chuyển để đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước đến viếng. Còn các đối tượng khác như: cá nhân, thân nhân của người từ trần có thể dùng vòng hoa hoặc lẵng hoa, bó hoa viếng tại các lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Trước đó, ngày 17/12/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2012/NĐ-CP quy định về việc tổ chức lễ tang cán bộ, công chức viên chức. Quy định này thể hiện: đám tang mỗi công chức không có quá 7 vòng hoa. Tuy nhiên, Nghị định này không nói rõ về việc các đối tượng khác như cá nhân, thân nhân của nười từ trần có được phép mang vòng hoa đến viếng hay không? Việc này đã gây ra nhiều tranh cãi.
Điều này có nghĩa là, đám tang công chức sẽ không còn hạn chế vòng hoa như hiểu nhầm trước đây của người dân trong Nghị định số 105/2012/NĐ-CP về quy định tổ chức đám tang công chức.
Trao đổi với phóng viên Khampha.vn về vấn đề này, ông Tân khẳng định: Thông tư này ra đời để hướng dẫn, làm rõ các vấn đề còn gây tranh cãi trong Nghị định số 105/2012/NĐ-CP về quy định tổ chức đám tang công chức chứ không phải vì mục đích thay đổi.
"Đây là quy định lễ tang đối với cán bộ Nhà nước. Đối với cán bộ Nhà nước thì khuyến khích gương mẫu, còn người dân tùy theo nhận thức. Không áp đặt cho người dân. Trong Thông tư tới đây sẽ làm rõ", ông Tân tiết lộ.
Đối với quy định không lắp kính trên quan tài công chức khi từ trần, người phát ngôn Bộ này khẳng định cũng chỉ áp dụng đối với công chức.
Giải thích về quy định này, ông Tân cho rằng: Lắp kính quan tài là một hiện tượng du nhập, không phải truyền thống. Việc lắp kính chỉ đáp ứng nguyện vọng của một số người.
Tuy nhiên, vị này cho biết, Thông tư cũng chỉ khuyến khích người dân làm theo, bởi: "Nhiều người chưa cân nhắc về góc đô khoa học kỹ thuật bởi, đã lắp kính thì phải làm bền vững, kín nếu không thi thể dễ phân hủy, hoặc kính không chắc dễ vỡ ra rơi vào mặt người quá cố. Nhiều rích rắc ở đó, sao mọi người không cân nhắc cho kín kẽ?", ông Phan Đình Tân thắc mắc.
Đối với quy định không rắc vàng mã và tiền đồng có mệnh giá ra đường, vị này cho biết không thể có chế tài xử lý vì "nhạy cảm".
Khó xử lý việc rải tiền, vàng mã trong đám tang (nguồn Tuổi trẻ)
"Việc rải tiền thật, có mệnh giá thật, có Quốc huy, ảnh Bác Hồ, Ngân hàng Nhà nước ra đường, rồi dẫm lên thể hiện sự xuống cấp của văn hóa. Họ xem như đó là giấy lộn thì còn gì thể diện của Đất nước", ông Tân bức xúc.
Ngoài ra, theo ông Tân, từ xưa đến nay, việc tang gia, cưới hỏi là những ngày nhạy cảm nên Nghị định cũng chỉ khuyến khích thực hiện. Trước khi đưa ra chế tài thì phải tìm cách thay đổi dần dần thói quen của người dân.
"Tang gia bối rối, mình đến túm phạt người ta thế nào được, đạo lý như thế làm sao được. Nói chung mọi người phải có văn hóa xấu hổ, phải có lòng tự trọng thì xã hội mới tốt được. Không phải cái gì cũng rạch ròi được", ông Tân nói.
Trước đó, ngày 17/12/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2012/NĐ-CP quy định về việc tổ chức lễ tang cán bộ, công chức viên chức. Quy định này thể hiện: đám tang mỗi công chức không có quá 7 vòng hoa. Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định: sẽ không được lắp kính trên quan tài công chức từ trần.
Sau khi đưa ra thông tin này, Nghị định cũng nhận được nhiều ủng hộ từ người dân. Tuy nhiên, cũng không ít những phản đối.
Tuy nhiên, ông Phan Đình Tân cho biết: để ra đời được một Nghị định, các cơ quan Nhà nước phải làm theo quy trình, có nhiều lớp nang, cân nhắc thấu đáo chứ không thể ra ngay một quyết định nào đó.
" Việc này chỉ khuyến khích thôi nhưng thực ra Nghị định đã được cân nhắc kỹ. Bao nhiêu nhà làm luật, bao nhiêu nhà làm Nghị định, rất nhiều chuyên gia. Không chỉ riêng Bộ này mà còn có các Bộ ngành liên quan, văn phòng Chính phủ. Sau khi thẩm định xong, đưa đi đưa lại nhiều vòng, Thủ tướng chuẩn bị đặt bút ký thay mặt Chính phủ lại đưa lại các bộ thẩm định lại lần nữa. Cái đó không có gì sai", ông Tân khẳng định.
Theo 24h
Bổ nhiệm Giám đốc mới cho ĐH Quốc gia Hà Nội PGS.TS Phạm Xuân Nhạ phát biểu tại một hội thảo kinh tế Ngày 5/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm ông Phùng Xuân Nhạ giữ chức Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội. PGS. TS Phùng Xuân Nhạ, sinh năm 1963, là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thành ủy viên Thành ủy Hà Nội, Phó giám...