“Mượn” gậy đánh người, ai dại thì…
Nhiều lần trả hồ sơ điều tra bổ sung và qua 2 cấp tòa xét xử, tội danh cũng như hình phạt của các bị cáo vẫn được giữ nguyên. Thế nhưng đọng lại sau bản án này là điều mà những người liên quan cần phải tĩnh tâm suy ngẫm để tự rút ra cho mình một bài học.
Vụ án không đáng có
Lê Văn Hùng (bên trái) cùng đồng phạm tại phiên tòa phúc thẩm
Theo tài liệu truy tố, đầu tháng 4-2009, gia đình ông Lê Văn Nhu (trú ở cụm 5, xã Thọ An, Đan Phượng, Hà Nội) tổ chức cho một đội thợ đến xây lại nhà cửa. Cho rằng gia đình ông Nhu đã cố tình lấn chiếm lối đi chung của cả xóm nên ông Lê Cao Xạ cùng nhiều hộ dân xung quanh đã đứng đơn khiếu nại gửi tới chính quyền xã.
Video đang HOT
Chiều 9-4-2009, UBND xã Thọ An cử cán bộ xuống hiện trường đo đạc, xác định mốc giới. Lúc này gia đình ông Nhu cùng một số con cháu trong họ tộc cũng có mặt chứng kiến. Trong khi chính quyền địa phương đang làm việc thì xảy ra xô xát. Theo “lệnh” của người chú ruột vào nhà lấy búa ra đóng cọc, nhưng Lê Văn Hùng (SN 1968, trú cùng cụm 5) đã dùng chính công cụ đó tấn công ông Xạ. Cùng với Hùng, một số đối tượng khác là con cháu ông Nhu, trong đó có Lê Văn To (SN 1967) cũng cầm gạch đuổi đánh ông già hàng xóm.
Thấy chồng bị nhóm con cháu ông Nhu “vây hãm”, bà Hoàng Thị Thanh (vợ ông Xạ) chạy tới can ngăn liền bị To dùng gạch choảng vào mặt… Quá trình điều tra, CAH Đan Phượng xác định ông Xạ bị trọng thương ở vùng đầu, tổn hại sức khỏe 12%, bà Thanh thì bị chấn thương ở mũi, mất 1% sức khỏe… VKS ra cáo trạng truy tố và TAND huyện Đan Phượng đã đưa vụ án ra xét xử, xử phạt Lê Văn Hùng 2 năm tù giam, Lê Văn To 1 năm cải tạo không giam giữ, cùng về tội cố ý gây thương tích. Ngoài ra, 2 bị cáo còn phải bồi thường cho các nạn nhân gần 10 triệu đồng.
Không đồng tình với phán quyết của tòa, cả bị cáo và bị hại đều làm đơn chống án. Ngày 18-8, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm. Nhận thấy, bản án của TAND huyện Đan Phượng đã tuyên phạt đúng người, đúng tội và đúng pháp luật nên HĐXX phúc thẩm quyết định giữ nguyên hình phạt.
Ngư ông đắc lợi…
Giống như phiên tòa lần trước, đến dự phiên xét xử phúc thẩm tại trụ sở TAND TP Hà Nội, ngoài 2 bên bị cáo và bị hại còn có hàng chục nhân chứng cùng đông đảo người dân xã Thọ An. Đối với người dân nơi đây, họ không chỉ quan tâm tới hình phạt dành cho bị cáo mà còn muốn “biểu dương” sức mạnh của cộng đồng làng xã và dòng tộc. Tuy nhiên, họ đã rất thiếu hiểu biết về pháp luật và sai lầm trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp chung.
Phân tích về nội tình vụ việc, một số luật sư cho rằng rõ ràng đây là một vụ án không đáng xảy ra. Vì xét về động cơ cố ý gây thương tích của các bị cáo là không có. Giữa bị cáo và bị hại còn có mối quan hệ họ hàng, làng xóm thân thích, lại càng không hề có mâu thuẫn gì về lợi ích. Chỉ vì một chút kích động, xúi giục, hô hào của một vài người mà Hùng và To đã sẵn sàng đả thương đôi vợ chồng già. Điều đáng tiếc trong vụ án là các cơ quan tiến hành tố tụng đã không làm rõ, chứng minh được vai trò của một số người liên quan!? Xét ở góc độ sâu xa, cả Hùng và To đã bị người khác lợi dụng trong một phút nông nổi… Về phía bị hại, vợ chồng ông Xạ dù rất không muốn đẩy những người hàng xóm của mình rơi vào vòng lao lý, nhưng vì hậu quả nặng nề đã xảy ra nên họ buộc phải “nhờ cậy” pháp luật đứng ra giải quyết. Mặt khác, phía sau vợ chồng ông Xạ còn là hàng chục hộ dân muốn nhân “cơ hội” này để “dằn mặt” gia đình ông Nhu.
Sau phiên tòa phúc thẩm, mọi quyết định của bản án sẽ có hiệu lực thi hành ngay. Vào thời điểm này, gia đình ông Nhu cũng đã chuyển hẳn lên nhà mới sinh sống… Không ít ý kiến cho rằng, sự việc ban đầu đã được ai đó đẩy sang chiều hướng tiêu cực và chỉ có một người duy nhất hưởng lợi!
Theo ANTD
TT-Huế: Đánh người chấn thương sọ não rồi bỏ trốn khỏi nơi giam giữ
Ngày 13/7, Tòa án nhân dân huyện Hương Trà (tỉnh TT-Huế) đã công khai xét xử vụ án "Đánh người gây thương tích và trốn khỏi nơi giam giữ" đối với bị cáo Mai Đức Phương (SN 1986, trú tại xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh TT-Huế).
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Hương Trà, khoảng 22h30 ngày 21/5/2010, tại thôn Sơn Thọ, xã Hương Thọ (huyện Hương Trà), do mâu thuẫn nhau giữa anh Lê Hùng Tuấn, Trần Đình Hoài với Nguyễn Quốc Công nên Phương đã cùng một số thanh niên khác gồm: Nguyễn Ngọc Thịnh, Nguyễn Mai Lực, Nguyễn Quốc Chính (anh ruột của Nguyễn Quốc Công), Nguyễn Ngọc Tuấn dùng dùi gỗ, tre đánh vào lưng, đầu Lê Hùng Tuấn.
Hậu quả anh Lê Hùng Tuấn bị bị chấn thương sọ não phải cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế với tổn hại sức khỏe 29%. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Cơ quan công an huyện Hương Trà đã bắt tạm giam các đối tượng để xử lý.
Tên Phương cũng bị thương nên đã được các công an đưa lên điều trị tại Trung tâm y tế huyện Hương Trà. Đến 12h45 ngày 27/5/2010, lợi dụng sơ hở của 2 cán bộ Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp Công an huyện Hương Trà, tên Phương đã bỏ trốn.
Tên Mai Đức Phương trước vành móng ngựa
Ngay sau khi Phương bỏ trốn, cơ quan điều tra CA huyện Hương Trà đã phát lệnh truy nã toàn quốc. Đến ngày 6/2/2011, được sự vận động của gia đình Phương đã ra đầu thú.
Xét thấy hành vi xâm hại đến sức khỏe của người khác và làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự của địa phương, căn cứ khoản 1 Điều 311, điểm p khoản 1,2 Điều 46 BLHS; điểm a khoản 1, 2, điểm p khoản 1, 2Điều 46 BLHS TAND huyên Hương Trà tuyên án bị cáo Mai Đức Phương 27 tháng tù giam.
Theo Dân Trí
Kịp thời bắt nhóm đối tượng côn đồ Khoảng 13h30 ngày 19-5, nhận được tin báo của nhân dân tại khu vực bán đảo hồ điều hòa Đền Lừ 2, phường Hoàng Văn Thụ có 1 nhóm đối tượng đi trên 1 xe taxi đang dùng dao, tuýp nước, kiếm đánh 3 nam thanh niên, CAP Hoàng Văn Thụ cùng các trinh sát Đội Điều tra hình sự - CAQ Hoàng...