Muốn “gặp” lợn phải cách ly trước 3 ngày, qua phòng sát trùng
Chỉ với 600 lợn nái nhưng ông Hưởng phải đầu tư đến 22 tỷ đồng. Nhờ chăn nuôi bài bản bằng quy trình nghiêm ngặt, ông Hưởng không phải lo đầu ra, không sợ dịch bệnh, doanh thu ổn định mỗi năm lên đến 18 tỷ đồng.
Cách ly 3 ngày trước khi “gặp” lợn
Phải thuyết phục mãi chúng tôi mới được ông Nguyễn Văn Hưởng (thôn 3, xã Đăk Sin, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đồng ý cho thăm trang trại. Nhưng mặc dù đã được sát trùng ngay từ ngoài cổng, chúng tôi vẫn không thể tiếp cận được khu chuồng trại của ông Hưởng mà chỉ có thể xem qua màn hình theo dõi. Ông Hưởng bảo, không loại trừ bất kỳ ai, nếu muốn tiếp cận được khu vực chuồng trại thì phải qua phòng sát trùng và phải ở cách ly 3 ngày.
Chăm sóc lợn tại trang trại huyện Xuân Trường, Nam Định. Ảnh: Trọng Đạt
Cũng phải thôi, với mức đầu tư đến 22 tỷ đồng thì quy định nghiêm ngặt ấy là hết sức cần thiết. Theo ông Hưởng, ở trang trại của ông, không chỉ quy định trên mà tất cả các quy định khác đều phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Công nhân trước khi vào nhà máy, sau 3 ngày cách ly còn phải qua một lần sát trùng nữa và phải thay đồ riêng mới được tiếp cận chuồng trại. Không chỉ thế, công nhân ở khu sạch (khu vực lợn đẻ và mang thai) và công nhân ở khu bẩn (khu tiêm vaccine) cũng phải ăn ở và sinh hoạt tách biệt, không được tiếp cận với nhau.
Nói về việc chăm sóc, ông Hưởng cho biết, trang trại hiện có 20 công nhân, kỹ thuật viên và một bác sĩ thú y túc trực thường xuyên. Chế độ ăn uống của lợn đều theo một quy trình kỹ thuật đặc biệt. Tùy theo lứa tuổi, thể trạng mà lợn có một “sơ đồ” dinh dưỡng riêng. Cứ 3 ngày, mọi khu chuồng trại lại được sát trùng, 3 tháng lợn nái được tiêm vaccine 1 lần và tất cả lợn đều được tiêm đến 6 loại vaccine. Toàn bộ khu vực chuồng trại luôn được giữ ở 27 độ C bằng hệ thống làm mát tự động. “Tính ra, mỗi một nái lợn, tôi đầu tư đến 32 triệu đồng” – ông Hưởng cho biết.
Doanh thu khủng 18 tỷ đồng/năm
Video đang HOT
Ông Hưởng kể, năm 2006, ông bắt đầu nuôi lợn nái để sản xuất con giống. Với quy mô 60 nái và chăm sóc kỹ càng, trang trại của ông cho lợi nhuận khá cao. Năm 2012, qua tư vấn của Công ty CP chăn nuôi CP, ông quyết định kêu gọi những người xung quanh góp vốn đầu tư làm ăn lớn. Tin tưởng vào “tay nghề” của ông Hưởng, em trai ông cùng 5 người nữa đã quyết định góp vốn thành lập nên HTX Đồng Tiến, vay ngân hàng 6 tỷ đồng và góp thêm vốn để đầu tư vào trang trại.
Nhờ quy trình chăm sóc bài bản, hơn 3 năm qua trang trại của HTX Đồng Tiến luôn phát triển ổn định. Hiện mỗi tháng, trang trại xuất bán khoảng trên dưới 1.000 lợn giống, với trọng lượng từ 20-25kg/con. Giá bán tùy theo trọng lượng, trong đó, 20kg đầu được mua đúng giá cam kết của Công ty CP chăn nuôi CP, mỗi kg tiếp theo được tính theo giá ưa đãi. “Nếu trước đây, mỗi nái cho 5 lứa/3 năm thì nay với quy trình chăm sóc đặc biệt, mỗi nái có thể sinh sản 2,4 lứa/năm, số con giống cũng tăng lên, trung bình 10 lợn giống/lứa. Số con giống này đều được Công ty CP chăn nuôi CP bao tiêu toàn bộ. Hiện chúng tôi chưa thể tính toán được lợi nhuận vì đang trong quá trình hoàn vốn, song nếu tính doanh thu thì được khoảng 18 tỷ/năm”- ông Hưởng cho biết.
Cũng theo ông Hưởng, chỉ trong vòng 2 năm nữa, Đồng Tiến sẽ thu hồi hết vốn. Sắp tới, HTX này sẽ tiếp tục mở rộng với quy mô lên đến 1.800 lợn nái. “Với quy trình chăn nuôi như hiện nay, chúng tôi có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề dịch bệnh trên đàn lợn. So với cách chăn nuôi trước đây thì mặc dù đầu tư ban đầu rất lớn, nhưng chúng tôi tin lợi nhuận thu về cũng không hề nhỏ”- ông Hưởng nói.
Theo Danviet
Xuất khẩu tiểu ngạch lợn sang Trung Quốc: Nơm nớp lo!
Việc xuất khẩu tiểu ngạch luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, không có hợp đồng và không đủ căn cứ làm cơ sở cho người chăn nuôi chủ động sản xuất nên các chuyên gia cho rằng cần sớm đàm phán để xuất khẩu lợn chính ngạch sang Trung Quốc.
Cảnh báo tình trạng "đua nhau nuôi lợn"
Là một người nuôi lợn với số lượng lớn, ông Nguyễn Hồng Hà, chủ trang trại chăn nuôi lợn tại Văn Giang (Hưng Yên) chia sẻ, từ đầu năm tới nay, giá lợn thịt, lợn giống đều ổn định với mức tăng khá nên người nông dân, người chăn nuôi đều rất phấn khởi. "Tuy nhiên, không ai biết niềm vui này kéo dài được bao lâu bởi luôn có những bất an vì nguyên nhân chính dẫn tới giá tăng là do Trung Quốc tăng cường thu mua lợn", ông Hà nói.
Cũng theo ông Hà, do giá lợn tăng cao, ở các vùng quê, nhiều người đang đua nhau nuôi lợn; trại cũ thì tăng quy mô, các trại mới thì phá đất trồng trọt chuyển sang nuôi lợn; các công ty cũng tăng cường đầu tư nuôi lợn, kể cả công ty không thuộc lĩnh vực chăn nuôi. Ngay cả những công ty chăn nuôi gia cầm cũng chuyển sang nuôi lợn...
"Việc giá thịt lợn tăng, đem lại lợi nhuận cao thì việc tăng đàn là đương nhiên. Nhưng nó cũng sẽ đi kèm rất nhiều rủi ro nếu Trung Quốc bất ngờ ngừng nhập khẩu trong 5-6 tháng tới", ông Hà đưa ra khuyến cáo.
Xuất khẩu lợn hơi sang Trung Quốc đang gặp khó khăn. (Ảnh: Thanh Xuân)
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, những tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày có hàng trăm xe lợn hơi xuất qua biên giới sang Trung Quốc. Nhưng chỉ cần thị trường này đóng biên, dừng mua là bà con chăn nuôi sẽ đối mặt với tình trạng "dội chợ". Khi đó rủi ro của nông dân và các thương lái chẳng khác gì câu chuyện quả thanh long, dưa hấu bị ùn ứ dẫn tới những chiến dịch "giải cứu thanh long, dưa hấu" như trước đây.
Tuy nhiên, với sản phẩm dưa hấu, thanh long còn có thể "giải cứu". Còn với mặt hàng lợn hơi, nhu cầu tiêu thụ không cao, sẽ rất khó để "giải cứu" nếu chẳng may thị trường bị "dội chợ".
Ông Nguyễn Văn Hạnh, người nuôi lợn quy mô lớn ở xã Nghĩa Trung Việt Yên (Bắc Giang) băn khoăn: Dù Trung Quốc đang thu mua lợn của Việt Nam rất nhiều nhưng không ai biết vì sao họ lại mua nhiều tới vậy, thông tin chưa rõ ràng?
"Nhiều người chỉ "rỉ tai" nhau là do vào mùa đông vừa qua, do thời tiết ở Trung Quốc lạnh quá nên lợn chết nhiều. Cộng thêm với việc Trung Quốc vừa ban hành "Luật về môi trường" nên nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bị dẹp bỏ dẫn tới tình trạng khan hiếm cung, trong khi tại các công ty chăn nuôi, giá nhân công tăng cao... Tuy vậy, hầu hết các thông tin này cũng chưa có cơ quan nào ở ta kiểm chứng. Chúng tôi mong sớm có được những thông tin nghiên cứu thị trường để người nông dân có định hướng cho kế hoạch sản xuất lâu dài", ông Hạnh bày tỏ.
Phải tiến tới xuất khẩu chính ngạch
Mới đây, Bộ Công Thương cũng phát đi một cảnh báo với nội dung: Theo danh sách các quốc gia/khu vực đáp ứng yêu cầu và được cấp phép xuất khẩu sản phẩm thịt (bao gồm thịt lợn) sang Trung Quốc do Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc công bố ngày 29.4.2016, Việt Nam không có tên trong danh sách này. Do vậy, hoạt động xuất khẩu lợn hơi từ Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ, đường mòn lối mở biên giới đất liền có thể sẽ gặp khó trong thời gian tới.
Nhận định về thực trạng này, PGS.TS Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay Việt Nam đã xuất khẩu lợn hơi sang Trung Quốc thường xuyên với giá xuất khẩu từ 60.000- 66.000 đồng/kg, trong khi giá lợn hơi trong nước từ 45.000-50.000 đồng/kg.
"Chính vì xuất khẩu có giá tốt nên có hiện tượng người dân đua nhau nuôi lợn. Nếu không sớm đưa ra cảnh báo tình trạng, chúng ta sẽ dư thừa nguồn cung trong 5-6 tháng tới. Mặt khác, hiện Trung Quốc đã siết chặt việc nhập khẩu tiểu ngạch và tuyên bố: Nếu bắt được lợn hơi qua đường này sẽ tiêu hủy. Nhiều khả năng số lượng hợn xuất sang Trung Quốc sẽ giảm mạnh, kéo theo giá giảm", ông Vang nhận định.
Cũng theo ông Vang, nếu giá lợn hơi giảm xuống nhưng không dưới 46.000 đồng/kg thì không ảnh hưởng nhiều tới sản xuất. Còn nếu giảm hơn thì người chăn nuôi trong nước sẽ bị tác động trong các tháng cuối năm.
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi khuyến cáo, việc phát triển đàn lợn trong nước ồ ạt khi giá lợn tăng cao là tất yếu và sẽ dẫn đến thời điểm cung vượt cầu trong thời gian 5 - 6 tháng sau.
"Nếu thời điểm đó, Trung Quốc không mua hoặc mua ít thì chắc chắn nguồn cung dư thừa, từ đó giá sẽ giảm, bà con nông dân có thể sẽ bị thua lỗ", ông Trọng cảnh báo.
"Cần phải tiến tới xuất khẩu chính ngạch lợn hơi. Khi đó muốn xuất khẩu lợn phải có hợp đồng và có kế hoạch cụ thể cho người chăn nuôi hàng năm biết rõ và chủ động sản xuất. Mặt khác, các bộ, ngành có liên quan cần phải bàn kỹ về Hiệp định Thú y, thống nhất lại giữa 2 bên để tiến tới xuất khẩu chính ngạch", ông Trọng nhấn mạnh.
"Người chăn nuôi không nên chạy theo giá. Cần coi chăn nuôi là một nghề và triển khai ổn định. Trong 5-6 tháng sau mới có sản phẩm mà không đoán trước được nhu cầu của Trung Quốc như thế nào, nếu cứ dồn dập lao vào nuôi thì đến thời điểm nguồn cung dư thừa, người chăn nuôi sẽ rơi vào tình trạng bị động", ông Nguyễn Văn Trọng cảnh báo.
Theo Danviet
Bỏ nghề may vá, khấm khá nghề nông Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Cảnh, 56 tuổi, ở thôn Mai Lộc 2, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) khi chia sẻ về bí quyết làm giàu với thu nhập bình quân hàng năm khoảng vài trăm triệu đồng. Bại không nản Dẫn chúng tôi dạo quanh trang trại, ông Cảnh cho biết để có được thành công...