Muốn đơn phương ly hôn, cần những thủ tục gì?
Luật sư Nguyễn Đức Hùng cho biết, ngoài việc có thể thỏa thuận ly hôn, vợ hoặc chồng có thể gửi đơn đến Tòa án yêu cầu ly hôn đơn phương.
Theo Luật Việt Nam, việc tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương được xem như một vụ khởi kiện để tòa án xem xét lý do xin ly hôn và theo quy định hiện hành thì nếu tình trạng hôn nhân được xem là “trầm trọng và không thể hòa giải được” thì tòa án chấp nhận, cho phép được ly hôn.
Vậy thủ tục ly hôn đơn phương cần những giấy tờ, điều kiện gì?
Không giống ly hôn thuận tình là có được sự đồng thuận của cả hai bên, ly hôn đơn phương là việc một trong hai bên yêu cầu ly hôn.
Căn cứ vào quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình, Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn trong trường hợp có căn cứ về việc cuộc hôn nhân của hai vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được do:
Một trong hai người có hành vi bạo lực gia đình;
Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng ( yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, sống chung với nhau trừ trường hợp có thỏa thuận khác)…
Đặc biệt, khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình nhấn mạnh: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, có thể thấy, việc ly hôn đơn phương có thể do vợ hoặc chồng hoặc người thân thích khác (khi đáp ứng điều kiện Luật quy định) yêu cầu Tòa án giải quyết.
Để được Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:
Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu;
Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…
Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng; sổ hộ khẩu của gia đình;
Video đang HOT
Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;
Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, khi yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu phải nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Tuy nhiên, nếu những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh(Căn cứ Điều 37 BLTTDS).
Do đó, nếu hai công dân Việt Nam ly hôn trong nước thì nộp đơn ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn đơn phương cư trú hoặc làm việc. Nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
Ảnh minh họa.
Thủ tục đơn phương ly hôn mới nhất gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Vợ hoặc chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ đã nêu ở trên. Ngoài ra, nếu có chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ… thì cũng phải cung cấp cho Tòa án.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết thì người yêu cầu nộp tại Tòa án có thẩm quyền đã nêu ở trên.
Bước 2: Tòa án xem xét và giải quyết
Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí (Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Hòa giải: Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.
Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.
Bước 3: Ra bản án ly hôn
Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng…
Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014, đối tượng được yêu cầu ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên) là:
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Vợ lo ăn từng bữa, chồng mang trăm triệu cho nhân tình
Hơn 2h sáng, anh về nhà trong tình trạng say mềm và ném vào mặt tôi một xấp tiền rồi giục tôi làm thủ tục ly hôn.
Ảnh minh họa: Sina
Tôi và chồng yêu nhau từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau 11 năm kết hôn, chúng tôi có cơ ngơi là một ngôi nhà 60m2, một chiếc xe bạc tỷ và một nhà hàng ăn uống đông khách.
Thu nhập từ nhà hàng đủ để chúng tôi trang trải, nuôi hai con ăn học. Tuy nhiên, cuộc đời không ai biết được chữ ngờ. Chuyện làm ăn của chúng tôi đang phát đạt thì dịch bệnh ập xuống. Quán ăn phải đóng cửa vì không kham nổi tiền mặt bằng và trả lương nhân viên.
Để kiếm tiền lo cho gia đình, đầu năm 2021 chồng tôi theo bạn bè làm môi giới đất. Sau đó, thấy việc buôn bán bất động sản có thể kiếm tiền nhanh, anh giục tôi dồn hết tiền trong nhà, vay bạn bè, họ hàng để "ôm" đất.
Sau 4 mảnh mua đi bán lại thành công và kiếm được lãi, chúng tôi xuống tiền mua thêm mấy mảnh nữa. Lúc này, giá đất bất ngờ quay đầu, xuống dốc không phanh rồi chững lại. Hơn một năm nay, chồng tôi không bán được mảnh nào.
Tiền của chôn hết vào đất, hai vợ chồng không có tiền để chuyển hướng kinh doanh nên cứ giật gấu vá vai, vay nợ mỗi người một ít để lo ăn uống, trang trải hàng tháng, chờ ngày bán được đất.
Khó khăn là thế nhưng cách đây nửa tháng, tôi lại phát hiện ra anh ngoại tình. Cô gái cặp kè với anh không phải ai xa lạ mà là một nữ nhân viên ngân hàng - người hay làm làm thủ tục cho chúng tôi vay nợ.
Chồng tôi nhiều lần công khai đi gặp cô ta. Nhưng anh nói, việc gặp gỡ chỉ nhằm mục đích sau này vay tiền nên tôi không can ngăn. Cho đến khi một người trong dòng họ của chồng ở Đức nhắn tin cho tôi. Chị nói, mới cho anh vay hơn 100 triệu để mua đất.
Tôi ớ người vì không biết kế hoạch này. Sau đó, tôi kiểm tra điện thoại và lịch sử giao dịch ngân hàng thì phát hiện anh gửi cho cô gái kia 100 triệu kèm lời nhắn tình tứ khiến tôi phát điên.
Tôi lập tức tìm anh để cãi vã và khóc lóc nhưng anh nói tôi đang hiểu lầm. Anh đưa tiền cho cô ta là để trả nợ chứ không phải bồ bịch.
Không thể tin được lời anh, hôm sau, tôi dẫn vài người xăm trổ đến gặp cô gái kia. Cuối cùng, cô ta cũng thú nhận mọi chuyện. Dẫu vậy, cô ta không chịu trả tiền cho tôi mà yêu cầu tôi bảo chồng đến lấy.
Có lẽ việc đi gặp tình địch của tôi khiến anh mất mặt nên sau khi mang tiền trở về, anh đề nghị ly hôn với tôi.
Hiện, hai con của tôi vẫn còn nhỏ, các con rất quý bố và không muốn sống xa bố hoặc mẹ. Bản thân tôi cũng nghĩ, nếu chồng biết quay đầu, xin lỗi và cam kết không tái phạm thì tôi sẽ vì con mà tha thứ. Tuy nhiên, anh ta cư xử như thể chuyện ngoại tình không phải là lỗi của anh ta.
Giờ tôi nên làm gì để giải quyết chuyện này. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Ban ngày là vợ chồng, ban đêm là hàng xóm, cuộc hôn nhân như vậy có cần phải tiếp tục? Thay vì là cặp tình nhân, họ giống như bạn bè sống chung với nhau hơn. Một cuộc hôn nhân như vậy, thực sự có cần phải tiếp tục? Trước khi bước vào hôn nhân, không ít người đã tưởng tượng về một cuộc sống mật ngọt. Hai năm đầu kết hôn quả thật cũng tràn ngập ngọt ngào, thỉnh thoảng còn dành...