Muốn đổi màu sơn ôtô, chủ xe cần làm những thủ tục gì?
Nhu cầu đổi màu sơn xe hơi là rất lớn. Nó giống như việc thay đổi kiểu tóc, bộ quần áo của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý một số vấn đề pháp lý khi đổi màu sơn ô tô.
Trường hợp đổi màu sơn xe chủ sở hữu cần đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe theo Khoản 1 Điều 14 Thông tư 15/2014/TT-BCA.
Cụ thể, các trường hợp phải đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe được quy định tại Thông tư 15: xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn; gia hạn giấy chứng nhận đăng ký xe có thời hạn; giấy chứng nhận đăng ký xe bị mờ, rách nát hoặc xe thuộc tài sản chung của hai vợ chồng đã đăng ký đứng tên một người, nay có nhu cầu đăng ký xe là tài sản chung của hai vợ chồng hoặc thay đổi các thông tin của chủ xe hoặc chủ xe tự nguyện đổi giấy chứng nhận đăng ký xe cũ lấy giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định của Thông tư này.
Trường hợp đổi màu sơn xe chủ sở hữu cần đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe theo Khoản 1 Điều 14 Thông tư 15/2014/TT-BCA.
Video đang HOT
Hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe bao gồm:
- Các giấy tờ của chủ xe theo quy định (nếu chủ xe là công dân Việt Nam thì xuất trình chứng minh nhân dân; trường hợp chưa được cấp chứng minh nhân dân hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong chứng minh nhân dân không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình Sổ hộ khẩu).
- Nộp lại giấy chứng nhận đăng ký xe.
Khi đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, giữ nguyên biển số. Trường hợp xe đang sử dụng biển 3 số hoặc 4 số hoặc khác hệ biển thì đổi sang biển 5 số theo quy định.
Hồ sơ được nộp tại Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thời hạn cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe là hai ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đỗ xe ô tô chắn trước cửa nhà người khác có bị xử phạt?
Hiện nay, không hiếm trường hợp tài xế thiếu ý thức đỗ ô tô chắn trước cửa ra vào nhà người khác gây bức xúc trong bộ phận người dân. Vậy hành vi đỗ ô tô chắn trước cửa nhà người khác có bị phạt?
Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, không quy định về việc xử phạt đối với hành vi đỗ xe chắn trước cửa nhà người khác.
Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện vẫn cần đảm bảo các quy định về đỗ xe trên đường tại Điều 18 và Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008:
- Phải đảm bảo an toàn trước khi rời khỏi xe như: Có tín hiệu báo; cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng; xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm; xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh,...
Một trường hợp xe ô tô đỗ chắn trước cửa nhà người khác bị phun sơn lên xe.
- Không được đỗ xe tại các vị trí sau: Bên trái đường một chiều; trước cổng trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế; không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định;...
- Đỗ xe trên đường phố phải đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
Như vậy, nếu tài xế đã đỗ xe đúng quy định thì đương nhiên không bị xử phạt kể cả khi đỗ xe chắn trước cửa nhà người khác.
Mức phạt người điều khiển xe gắn biển số nước ngoài vi phạm luật giao thông Dưới đây là mức xử phạt hành vi vi phạm của người điều khiển ôtô gắn biển số nước ngoài theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Quy định xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài. Ảnh: Trần Khanh 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều...