Muốn chống còi xương, phải phơi nắng đúng cách!
Nhiều người biết trẻ em thiếu Vitamin D sẽ mắc bệnh còi xương. Xin lưu ý là còi xương khác với suy dinh dưỡng. Một cách các bà mẹ hay làm ngoài việc cho trẻ uống Vitamin D là mang con em mình ra phơi nắng.
Ở người lớn, thiếu Vitamin D cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng như loãng xương và ung thư xương. Sự thiếu hụt vitamin D ở người lớn còn làm gia tăng nguy cơ các bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, và đái tháo đường type 1.
Cơ thể có thể hấp thụ từ thức ăn khác đủ lượng các Vitamin cần thiết khác như A, C, B1 nếu như bạn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Với Vitamin D thì khác, thức ăn chỉ cung cấp khoảng 10% Vitamin D, lượng còn lại là do cơ thể tự quang hợp dưới ánh sáng mặt trời.
Bởi vậy, cách tốt nhất để tránh thiếu Vitamin D là phơi nắng. Nghe thấy thế, bạn đừng vội vàng chạy ào ra trời nắng. Khi đi trên phố, lúc kẹt xe, đừng vội vàng bỏ khẩu trang, ngẩng mặt hân hoan đón ánh mặt trời. Phơi nắng không phải là không có hại. Dễ thấy nhất là nhan sắc sẽ bị hủy hoại đáng kể, điều đó cũng không nguy hiểm bằng phơi nắng nhiều có thể dẫn đến ung thư huyết sắc tố ở da. Chưa kể, không có khẩu trang, bạn còn hít vào một lượng bụi và khói đáng kể nữa, ít nhất cũng làm bạn rát họng.
Video đang HOT
Vậy làm cách nào?
Bạn cứ tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ rau quả, thịt, cá, bơ, sữa và phơi nắng theo cách sau đây nếu lo lắng về Vitamin D:
- Lúc nào: Từ 10h sáng đến 3h chiều (sớm và muộn hơn không có tác dụng tổng hợp Vitamin D).
- Bao lâu: 5 – 10 phút.
- Như thế nào: phơi nắng 2 cánh tay và 2 chân, hoặc chỉ cần phơi 2 cánh tay, 2 bàn tay và mặt cũng đủ. Da là một bộ máy tổng hợp Vitamin D phi thường.
- Bao nhiều lần: 2 – 3 lần một tuần.
Bạn muốn bôi kem chống nắng, rồi nằm phơi luôn một thể? Nếu bạn muốn có làn da thì bạn cứ làm thế tự nhiên. Còn nếu bạn muốn tổng hợp Vitamin D thì đừng bôi kem chống nắng, vì chỉ cần loại kem chống nắng nhẹ nhất cũng làm giảm khả năng tổng hợp Vitamin D đi 95% rồi. Ở xứ nhiệt đới như Việt Nam, vài phút buổi trưa đi ra ngoài là đủ Vitamin D cho cơ thể rồi.
TS. Bs. Quốc Nguyễn
Theo Dân trí
Mối nguy khi dùng vitamin D quá liều
Vitamin D rất cần thiết trong cấu tạo xương và một số ích lợi khác cho sức khỏe. Tuy nhiên, bổ sung thiếu hoặc thừa cũng đều khõng tốt.
Như vậy, dựa theo tiêu chuẩn ước tính này, rất nhiều người ở trong tình trạng khõng đủ hay thiếu nồng độ vitamin D cần thiết cho sức khỏe. Các chuyên gia cho rằng số trường hợp còi xương ngày càng tăng ở trẻ nhỏ là do tình trạng thiếu vitamin D gây ra. Vì khó có thể dung nạp đủ lượng vitamin D cần thiết từ sữa mẹ hay thức ăn, việc uống bổ sung vitamin D và phơi nắng được khuyến cáo áp dụng cho trẻ sơ sinh và những người có nồng độ vitamin D trong huyết thanh thấp dưới mức bình thường. Liều dùng vitamin D bổ sung được khuyến cáo là 400-1.000 đơn vị quốc tế mỗi ngày cho tất cả đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi.
Tuy nhiên, ngày 15-6-2010 Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa đưa ra cảnh báo việc cha mẹ hay người chăm sóc trẻ có thể võ ý cho trẻ dùng quá nhiều lượng vitamin D bổ sung cần thiết khi dùng ống nhỏ giọt. Quá liều vitamin D ở trẻ nhũ nhi có thể làm trẻ bị ói mửa, biếng ăn, khát nước nhiều, tiểu nhiều, đau bụng, táo bón, đau mỏi cơ khớp và suy nhược cơ thể. Các triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nghiêm trọng hơn, quá liều vitamin D có thể gây tổn thương thận cho trẻ.
FDA yêu cầu ống nhỏ giọt dùng trong các sản phẩm bổ sung vitamin D cho trẻ em phải được khắc dấu định lượng rô ràng trên ống và nhà sản xuất cần nhấn mạnh cho người tiêu dùng về việc khõng được dùng quá liều khuyến cáo. Tốt nhất là khõng cung cấp các ống nhỏ giọt có dung tích lớn hơn 400 đơn vị quốc tế vitamin D.
Ngoài việc uống bổ sung vitamin D, hằng ngày chúng ta cần phơi nắng các vị trí như mặt, cổ, bàn tay, cánh tay trong vài phút để giúp phản ứng quang tổng hợp tiền sinh tố D từ 7-dehydrocholesterol có thể xảy ra trong da dưới tác dụng của tia tử ngoại.
Theo Tuổi trẻ
10 lưu ý khi ra nắng 1. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng thời gian t 12h trưa đến 4h chiu. 2. Mặc áo chng, đeo kính, đội mũ khi đi ra ngoài nắng. 3. Chọn thời điểm buổi sáng hoặc cui buổi chiể phơi nắng 4. Trong nước (đi bơi, tắm biển), bạn cũng có thể bị cháy nắng và say nắng. 5. Thoa kem...