Muốn cho tiền bố mẹ đẻ, cô gái bị bạn trai phũ: “Đừng lấy chồng, về anh li dị sớm”
Cô gái trẻ đang cảm thấy vô cùng buồn phiền và uất ức vì không tìm được tiếng nói chung với người yêu.
Con gái đi lấy chồng thì có được gửi tiền cho bố mẹ đẻ hay không? Lẽ thông thường, đó là chuyện hết sức đương nhiên. Bởi là con cái, bất kể nội ngoại đều phải có nghĩa vụ phụng dưỡng bố mẹ như nhau.
Thế nhưng, không ít đấng mày râu với tư tưởng cổ hủ, gia trưởng lại có suy nghĩ rằng: “Con gái đã đi lấy chồng là hết nghĩa vụ, gửi tiền cho mẹ đẻ là không chấp nhận được”.
Từ đó mới nảy sinh nhiều tình huống mâu thuẫn, “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa các cặp đôi.
Như cô gái trẻ có tên N.H, dẫu chưa về chung nhà nhưng N.H và bạn trai đã bất đồng quan điểm khi thảo luận về chủ đề này.
Theo đó, N.H (22 tuổi) đến từ Hải Dương, sinh ra trong gia đình có 4 chị em gái. Bố H. là bộ đội chuyên nghiệp về hưu, lương gần 8 triệu/tháng. Mẹ cô ở nhà làm nông.
Vừa mới ra trường, N.H mong muốn sẽ đi làm, đỡ đần kinh tế gia đình một phần, báo đáp công sinh thành, nuôi dưỡng của bố mẹ suốt hơn 20 năm qua.
Gia đình không mấy khá giả nên N.H mong muốn khi đi làm có thể đỡ đần trả nợ cho bố mẹ, cô không ngờ đây lại là lý do khiến bạn trai đòi chia tay
Chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu N.H không đem tâm sự này của mình chia sẻ với bạn trai, mong anh đồng cảm, thấy hiểu mình hơn.
“Em vừa mới ra trường vào tháng này, với mức lương của bố em, mà nuôi 3 chị em ăn học thật sự là không thấm vào đâu (chị gái em đã lấy chồng).
Những năm qua em biết bố mẹ không tích cóp được gì và tiền làm ra chỉ đủ trả lãi . Tính đến hiện tại thì nhà em xây nhà xong từ 2015, mà vẫn còn nợ tiền ngân hàng.
Video đang HOT
Em tự nhận thấy hoàn cảnh gia đình mình đang như thế nào và em không ngừng cố gắng để đỡ bố mẹ được phần nào.
Em có yêu một anh cách nhà 12km và hơn 2 tuổi, cũng thường tâm sự tất cả những khó khăn với người yêu, chỉ mong anh động viên chứ chưa bao giờ có suy nghĩ sẽ nhờ anh giúp đỡ, chưa bao giờ em xin tiền anh để tiêu hay để cho bố mẹ, cũng không yêu cầu anh sau khi cưới lo nợ nần cho bố mẹ cùng mình…” - N.H tâm sự.
Ấy vậy nhưng, chẳng những khi kể ra tâm sự với người yêu, N.H không nhận được bất kỳ sự chia sẻ, động viên nào, bạn trai của cô còn có phản ứng khiến cô vô cùng ngỡ ngàng.
Sau khi nghe N.H nói muốn cố gắng trả nợ cho bố mẹ, nếu đi lấy chồng thì hàng tháng sẽ cho bố mẹ một khoản để đỡ đần kinh tế, bạn trai N.H liền thẳng thừng đòi chia tay vì không đồng ý với việc cô đã kết hôn rồi mà vẫn lo cho nhà ngoại.
N.H rất yêu và tôn trọng bạn trai, nhưng anh khá lạnh nhạt sau khi nghe cô giãi bày tâm sự
“Em nói sẽ cân bằng giữa hai bên gia đình, nhưng anh chỉ muốn em lo cho gia đình anh mà không cần biết bố mẹ mình như thế nào.
Anh bảo, em có suy nghĩ lo cho bố mẹ thì đừng lấy chồng. Em thấy mệt mỏi và tủi thân thật sự! Ai cũng có phần ích kỉ của riêng mình, cũng đều mong muốn cố gắng cho bố mẹ mình tuổi già an nhàn, sung sướng.
Vậy mà anh không bao giờ có suy nghĩ bao bọc em, đứng ra làm trụ cột cho em. Anh tính gia trưởng, chỉ muốn người khác phải hi sinh cho mình.
Em suy nghĩ đi lấy chồng nhưng vẫn giúp đỡ bố mẹ phần nào là sai hay sao mà người ta phải ép em như thế?”
Bên hiếu, bên tình, bên nào cũng cần nhưng lực bất tòng tâm, N.H cảm thấy vô cùng uất ức và hoang mang không biết liệu mình đang sai ở đâu.
Cô chia sẻ đoạn tin nhắn mà bạn trai phũ phàng nói lời tuyệt tình, rằng N.H nên “ở vậy đi, đừng lấy chồng không sẽ làm khổ chồng”; “tốt nhất nên lấy ai cùng chung suy nghĩ, lấy anh về ly dị sớm thôi, em lo cho nhà em rồi bố mẹ ông bà anh thì sao?”
Tuy nhiên, bất ngờ thay, nếu như nữ chính đang cảm thấy đau khổ, chán nản thì dân mạng lại gửi lời chúc mừng cô sau cuộc cãi vã này.
Cụ thể, hội chị em cho rằng N.H đã may mắn vì nhận ra bản tính ích kỷ, hẹp hòi của bạn trai sớm, nếu không sẽ hối không kịp vì cưới nhầm chồng.
“Bố mẹ nào cũng là bố mẹ, đều mang nặng đẻ đau, mà sao thời đại này rồi vẫn còn mang cái tư tưởng như vậy?
Đừng chỉ ích kỉ và chỉ coi trọng bố mẹ mình mà quên mất người khác cũng có bố mẹ. Thay vì làm khó bạn sao anh ta không động viên nhau cùng cố gắng? Tên này bỏ sớm còn kịp!”;
“Chúc mừng bạn đã nhìn ra bộ mặt thật của kẻ tệ bạc sớm. Muốn con gái lấy chồng là xong, phải vun vén cho gia đình bên nội là hoàn toàn không thể chấp nhận được, làm gì có luật trái đạo lí như thế”
“Người yêu bạn quá cổ hủ, ích kỷ, cưới về sẽ chỉ khiến cuộc sống vợ chồng ngày càng nặng nề và mâu thuẫn hơn thôi, may mà phát hiện sớm đấy!”. .. là một số bình luận của dân mạng.
Thậm chí, hội chị em còn đòi N.H công khai hình ảnh, thông tin của anh chàng này để “còn biết mà tránh”.
Một số người cũng khuyên N.H tuổi đời và cả kinh nghiệm sống còn quá non trẻ, trước mắt hãy chỉ nên tập trung vào sự nghiệp, báo hiếu bố mẹ rồi hẵng nghĩ đến chuyện lập gia đình.
"Tương kế tựu kế" lừa lại tiền của kẻ giăng bẫy mình, cô gái oà khóc khi bị doạ kiện ngược ra tòa, dân mạng chỉ thắc mắc một điều
Khi ngờ ngợ nhận ra bản thân đang bị giăng bẫy, cô gái trẻ đã lừa lại một khoản tiền của kẻ gian.
Quá tức tối, tên lừa đảo liên tục "khủng bố" điện thoại đòi kiện cô ra tòa.
Vào cuối tháng 6 vừa qua, một nữ sinh viên đại học Trung Quốc đã nhận được cuộc gọi từ số lạ thông báo nợ tiền ngân hàng, nhưng chỉ bằng một thao tác cô gái đã lật ngược tình thế lấy về 3.100 tệ (tương đương 11 triệu đồng), khiến kẻ lừa đảo tức tối đe dọa đòi ra tòa đối chất.
"Tôi đã lừa của kẻ lừa đảo 3.100 tệ (tương đương 11 triệu đồng). Anh ta nói sẽ kiện và tống tôi vào tù. Tôi phải làm sao đây?" - Tại Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Đại học Nông nghiệp Hồ Nam, Trung Quốc, nữ sinh viên đại học Giang Nghi (tên nhân vật đã được thay đổi) lo lắng nói với quản lý ngân hàng.
Sau khi tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện, Giám đốc ngân hàng rất ngỡ ngàng. Sự việc bắt đầu từ 9h sáng ngày 25/6, cô sinh viên Giang Nghi của trường Đại học Nông nghiệp Hồ Nam nhận được một cuộc gọi từ số lạ. Đầu dây bên kia tự xưng là thành viên của trụ sở chính UnionPay (còn được gọi là China UnionPay hoặc viết tắt là CUP hoặc UPI quốc tế, là một tập đoàn dịch vụ tài chính Trung Quốc). Bằng một giọng điệu nghiêm túc, họ thông báo rằng tài khoản UnionPay của cô đang nợ và có nguy cơ bị dừng dịch vụ nếu không lập tức thanh toán. Đồng thời, người này cũng đưa cho cô một liên kết trang web, yêu cầu nhấp vào liên kết để chuyển tiền ngay lập tức đến một tài khoản ngân hàng do bên kia cung cấp.
Giang Nghi (trái), sinh viên Đại học Nông nghiệp Hồ Nam đang tường thuật lại sự việc với cảnh sát
"Trước đó tôi có vài lần dùng UnionPay để thanh toán mua hàng online, thế nên vừa nghe bên kia nói tôi đã rất hoảng sợ. Nhưng một học sinh như tôi thì lấy đâu ra số tiền lớn như vậy để trả?" - Giang Nghi nói.
Đầu dây bên kia như đọc được suy nghĩ của cô, bèn chủ động giới thiệu một công ty cho vay uy tín, thậm chí có thể giúp cô gái trẻ "rút tiền." Chưa dừng lại ở đó, bên lừa đảo còn có "lòng tốt" chuyển trước 3.100 tệ (tương đương 11 triệu đồng) vào tài khoản Alipay (một nền tảng thanh toán trực tuyến tại Trung Quốc) của Giang Nghi để lấy lòng tin và yêu cầu cô chuyển lại 6.200 tệ (tương đương 22 triệu) vào tài khoản của hắn.
Thấy mọi chuyện diễn ra không đúng lắm, Giang Nghi quyết định "tương kế tựu kế", lừa lại tiền của tên lừa đảo. "Lúc đó tôi càng nghĩ càng thấy sai, nên viện lý do thiếu tiền rồi chạy đến ngân hàng hỏi cho chắc chắn." - Giang Nghi nói.
Bên kia không thấy cô gái chuyển tiền liền giận dữ gọi điện thoại "khủng bố" liên tục và dọa kiện tống cô vào tù. Giang Nghi sợ hãi, cô vừa đến ngân hàng đã òa khóc vì cho rằng mình lừa tiền người ta và sắp phải ngồi tù.
Nhân viên của Ngân hàng Nông nghiệp một mặt khen ngợi sự thông minh của Giang Nghi, mặt khác lại động viên cô mọi chuyện sẽ ổn vì đã nhanh chóng đến ngân hàng để xác minh. Sau đó, nhân viên ngân hàng gọi điện đến Cục Công an để báo cáo vụ việc và tiến hành điều tra thêm với cô gái.
Ảnh chụp màn hình 3.100 tệ (tương đương 11 triệu đồng) mà kẻ lừa đảo đã chuyển cho Giang Nghi
Sau khi sự việc được công khai, ngay lập tức dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trên khắp các diễn đàn mạng xã hội ở Trung Quốc: "Thế này được coi là lừa tiền của kẻ lừa đảo à?"; "Rốt cuộc hành vi trên có bị truy tố hình sự hay không?"; "Tôi chỉ quan tâm liệu việc lừa tiền của kẻ gian như thế này có phạm pháp hay không thôi."; "Tôi thấy cô gái rất thông minh, tất cả chỉ là hiểu lầm lại còn thật thà khai báo với công an nữa."; "Làm tôi nhớ đến câu chuyện của một cô gái bị bắt cóc, sau đó kẻ buôn người bị chính cô gái đó bán đi."; "Theo tôi thì số tiền này nên thưởng cho cô gái thông minh ấy."; "Cuộc sống khó khăn nên lừa đảo cũng tăng lên đáng kể."; "Vậy cuối cùng thì số tiền này đi về đâu?"; "Cô gái lừa tiền của kẻ lừa đảo thì có sai không?"...
Trước những thắc mắc từ đông đảo cư dân mạng, đại diện Cục Cảnh sát cũng cho biết, số tiền mà tổ chức lừa đảo gửi cho Giang Nghi sẽ được sung quỹ nhà nước. Và theo Luật sư Triệu Kiến Lập từ Công ty Luật Trung Minh Bắc Kinh thì: "Gian lận tiền từ tổ chức lừa đảo không cấu thành tội chiếm đoạt tài sản."
"Tuy không nguy hiểm nhưng kinh nghiệm của tôi là không nên tham lam, lập kế hoạch chi tiêu sinh hoạt hợp lý và cẩn trọng hơn đối với các cuộc gọi từ người lạ." - Giang Nghi truyền lại kinh nghiệm xương máu của mình.
Em trai khóc nấc đưa chị về nhà chồng, ôm chặt không rời Bình thường, chị em trong nhà thường chí chóe, khắc khẩu, thế nhưng, khi thấy chị mình đi lấy chồng, em trai lại khóc nức nở, lúc đó mới biết mình yêu thương và không nỡ rời xa chị đến nhường nào. Em trai ôm lấy chị không rời trong ngày cưới. (Ảnh: Chụp màn hình) Mới đây, mạng xã hội đã chia...